Bài viết của học viên Pháp Luân Công tại Philadelphia, Hoa Kỳ

[MINH HUỆ 27-04-2022] Ngày 24 tháng 4, các học viên Pháp Luân Công ở Philadelphia đã tập trung tại khu phố Tàu để kỷ niệm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 4 ở Bắc Kinh cách đây 23 năm. Thông qua các biểu ngữ và bài phát biểu, họ đã kêu gọi người qua đường để mắt đến cuộc bức hại đang diễn ra ở Trung Quốc và giúp chấm dứt nó càng sớm càng tốt.

0da04a256b1b432c47d6b48a4f239387.jpg

Mít-tinh tại khu phố Tàu Philadelphia hôm 24 tháng 4 năm 2022 để kêu gọi chấm dứt bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc

Ấn tượng trước cảnh tượng này, nhiều người đi bộ đã dừng lại đọc tài liệu, trò chuyện với các học viên và ký vào bản kiến nghị chấm dứt cuộc bức hại. Khi biết về Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã làm hại nhiều công dân vô tội trong các chiến dịch chính trị trước đây, 14 người Trung Quốc đã đồng ý thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ.

Cựu nghiên cứu sinh tiến sỹ Đại học Thanh Hoa

Ông Hoàng Khuê, một cựu nghiên cứu sinh tiến sỹ tại Đại học Thanh Hoa nổi tiếng, cho biết: “Pháp Luân Công rất thâm sâu, và giúp cải thiện cả về thể chất lẫn tinh thần cho nhiều học viên như tôi.“

Khi nghe tin hàng chục học viên đã bị bắt ở thành phố Thiên Tân gần đó vào ngày 23 tháng 4 năm 1999, ông Hoàng và nhiều học viên ông biết đã quyết định kháng cáo tại Bắc Kinh. Ông nhớ lại: “Ngày 25 tháng 4 năm 1999, chúng tôi đến Văn phòng Kháng cáo của Quốc vụ viện gần Trung Nam Hải. Có nhiều học viên đứng trên phố Văn Tân và phố Phủ Hữu. Nhưng chúng tôi không hề làm tắc nghẽn giao thông hay chắn đường dành cho xe đạp.”

Các học viên rất yên lặng, ôn hòa. Ông nói: “Chúng tôi không có biểu ngữ hay khẩu hiệu nào, chỉ chờ gửi thông điệp của chúng tôi đến văn phòng kháng cáo.” Tầm 8 hoặc 9 giờ tối hôm đó, sau khi biết chính quyền Thiên Tân đồng ý thả các học viên bị bắt, các học viên đã rời đi.

61b0f92b51e02034e0214605e0369653.jpg

Ông Hoàng Khuê kể lại cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ở Bắc Kinh ngày 25 tháng 4 năm 1999

Nhưng ba tháng sau đó, ĐCSTQ đã phát động một chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công trên toàn quốc. Ông Hoàng cũng bị buộc phải thôi học vì ông bị bắt và bị giam giữ khoảng 5 năm. Ông tiếp tục, “Trong 23 năm qua, các học viên vì tu luyện Pháp Luân Công mà phải chịu đựng rất nhiều. Nhưng thay vì đầu hàng cuộc bức hại như ĐCSTQ kỳ vọng, môn tu luyện này và nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn ngày càng giành được sự ủng hộ của nhiều người và đang được thực hành trên hơn 100 quốc gia.”

Bác sỹ Trung y: Tìm kiếm tự do tín ngưỡng

Bà Cung Sấm Hoa, một bác sỹ Trung y, cũng tham gia cuộc thỉnh nguyện ôn hòa năm 1999. Sau khi nghe mẹ kể về vụ bắt giữ ở Thiên Tân, bà và mẹ bà đã quyết định đi thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công.

Bác sỹ Cung cho biết: “Khi chúng tôi tới nơi, trời còn sớm, Văn phòng Kháng cáo vẫn chưa mở cửa. Chúng tôi cũng nhìn thấy một số người khác đi về phía Văn phòng Kháng cáo, sau đó chúng tôi mới biết họ cũng là học viên.” Lúc đầu, cảnh sát không cho họ dừng chân, mà bắt họ đi đi lại lại. “Sau đó, các cảnh sát dẫn chúng tôi đi theo một hướng, và các học viên khác cũng theo sau. Cuối cùng, chúng tôi đến phố Phủ Hữu, nằm ngay bên ngoài lối vào phía Tây của Trung Nam Hải.”

c39196b9b63a56be7bb3717c5afe29e7.jpg

Bác sỹ Trung y Cung Sấm Hoa

Hôm đó là một ngày đẹp trời. Thông thường, vào tháng Tư ở Bắc Kinh, trời còn hơi lạnh, nhưng hôm đó trời nắng ấm. Bà chia sẻ, “Khoảng 10.000 học viên đứng ở đó, nhưng tất cả đều im lặng. Ai đứng mỏi chân thì lùi về phía sau ngồi nghỉ một chút.” Có các học viên đủ mọi lứa tuổi: có bà mẹ bế theo con nhỏ, có người là sinh viên, có người là trung niên và có người là người cao tuổi.

Bác sỹ Cung nói thêm: “Chúng tôi đều tu luyện Chân-Thiện-Nhẫn, bởi vậy khung cảnh rất thanh bình, cảnh sát ở đó hầu như không phải làm gì. Sau khi nghe tin các học viên ở Thiên Tân đã được thả vào tối cùng ngày, chúng tôi đều lặng lẽ rời đi và quay lại công việc bình thường vào ngày hôm sau – người đi học, người đi làm.“

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 1949, ĐCSTQ đã dập tắt tiếng nói của giới trí thức, và xóa sổ văn hóa Trung Hoa truyền thống thông qua nhiều chiến dịch chính trị như Cách mạng Văn hóa. Sau Vụ Thảm sát Thiên An Môn năm 1989, rất ít người Trung Quốc dám có hoài bão của mình, mà chỉ mù quáng đi theo đường lối của ĐCSTQ. Bác sỹ Cung phát biểu, “Bề ngoài, các học viên Pháp Luân Công đang thỉnh nguyện cho quyền lợi của chính mình – đó là niềm tin vào lòng tốt, nhưng trên thực tế, họ đang mưu cầu quyền tự do tín ngưỡng căn bản cho mọi người dân Trung Quốc.”

ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công và nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của môn tu luyện này – vốn hoàn toàn tương phản với bản chất giả-ác-đấu của ĐCSTQ. Bác sỹ Cung cho biết: “Trong 23 năm qua, các học viên Pháp Luân Công đã phải chịu đựng rất nhiều, và nỗ lực không mệt mỏi để phơi bày sự tàn bạo này. Xin đừng từ chối tờ rơi của các học viên Pháp Luân Công vì họ không làm gì cho bản thân họ – họ đang giúp mọi người tránh xa ĐCSTQ vì một tương lai tốt đẹp hơn.”

Một gia đình, 13 vụ bắt giữ

Ông Lưu Nhạc Tồn từ Trung Quốc sang Mỹ cách đây bốn tháng. Một số người nhà của ông đã bị bức hại liên tục trong những năm chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công.

467e16ad3f9529492d2bd1d425e375f5.jpg

Học viên Pháp Luân Công Lưu Nhạc Tồn

Ông Lưu giải thích, “Tôi bị bắt 5 lần và bị giam trong trại lao động 3 năm. Vợ tôi bị bắt 9 lần, có lần đã phải ngồi tù trong 8 năm. Mẹ tôi cũng đã bị bắt 5 lần, và 2 lần bị giữ tại trung tâm tẩy não. Có lần, cả mẹ tôi, vợ tôi và tôi đều bị giam giữ, con gái bốn tuổi của tôi không người chăm sóc, cuối cùng cháu cũng bị đưa vào trung tâm tẩy não.”

Khi gia đình ông không bị giam giữ, cảnh sát lại thường xuyên lục soát và sách nhiễu họ. Thực ra, ba ngày sau khi ông Lưu trốn thoát khỏi Trung Quốc, cảnh sát địa phương đã lên kế hoạch bắt ông một lần nữa trong khi đang giam giữ mẹ ông.

Những gì gia đình ông trải qua chỉ là một trong vô số ví dụ mà các học viên ở Trung Quốc đã phải chịu đựng vì đức tin của họ. Không chỉ bị giam cầm và tra tấn, một số học viên còn bị tra tấn về tinh thần. Ông Lưu nhấn mạnh, “Chúng tôi hy vọng nhiều người sẽ nghe thấy điều này và giúp chấm dứt thảm kịch.”

Một lòng muốn trở nên tốt hơn

d4c39404b4a514f57dbbc20e902a2d66.jpg

Ông Dương Cảnh Đoan, bác sỹ, Chủ tịch Hiệp hội Luật Philadelphia

Ông Dương Cảnh Đoan, bác sỹ, Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Philadelphia, cho biết cuộc thỉnh nguyện ôn hòa tháng 4 năm 1999 là bằng chứng về niềm tin kiên định vào Chân-Thiện-Nhẫn của các học viên Pháp Luân Công.

Bác sỹ Dương giải thích: “Họ biết sẽ có nguy cơ, nhưng họ đã chọn bước ra, nói với chính phủ sự thật. Vì niềm tin và sự kiên định vào sự thật, họ đã gạt nỗi sợ hãi và lợi ích vật chất sang một bên để bước tiếp. Các học viên đã đến văn phòng kháng cáo một cách tự nguyện, ôn hòa, và rời đi một cách lặng lẽ mà không để lại rác. Tất cả những điều này cho thấy họ trân trọng và hành động chiểu theo nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn. Đáng tiếc là, chính quyền toàn trị của ĐCSTQ không chấp nhận được, và quyết định bức hại những người vô tội này.”

Bác sỹ Dương cũng hy vọng mọi người sẽ cởi mở, không từ chối các tài liệu về Pháp Luân Công. Ông nói thêm: “Bên trong Trung Quốc, chỉ một tờ tài liệu Đại Pháp hay một cuộc điện thoại cũng có thể đặt tính mạng của một học viên vào nguy hiểm. Nhưng họ vẫn tiếp tục nâng cao nhận thức về cuộc bức hại vì họ biết xã hội cần những người tốt.“

Sự ủng hộ của những người qua đường

Nhiều người đi bộ đã dừng lại để đọc tài liệu và ký bản kiến nghị để ủng hộ các học viên Pháp Luân Công.

a7bda348d6fc9b855b11624393cd9130.jpg

Sinh viên đại học Hannah Kolzer từ Đại học Haverford

Cô Hannah Kolzer, một sinh viên từ Đại học Haverford, cho biết cô đã thấy hoạt động của các học viên Pháp Luân Công từ sáng sớm hôm đó tại công viên của Independence Hall. Cô cho biết: “Cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ, đặc biệt là nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng, là một vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Chủ nghĩa cộng sản đã gây ra nhiều hậu quả, và ý thức hệ của nó thật khủng khiếp.”

65895de7d123ae85035089d5f8b167fd.jpg

Anh Maines Jonathan, sinh viên Đại học La Salle

Một người qua đường khác, anh Maines Jonathan từ Đại học La Salle, đã ký vào bản kiến nghị để giúp chấm dứt cuộc bức hại. Anh nói: “Tôi biết rõ về ĐCSTQ, và tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng là hoàn toàn không thể chấp nhận được – ở bất kỳ đâu, bất kỳ thời điểm nào, đặc biệt là trong xã hội của chúng ta.“

a6e3261445ef89cf22696f5e7f0aeba1.jpg

Người đi bộ ký bản kiến nghị để ủng hộ các học viên Pháp Luân Công

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/4/27/441807.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/4/29/200105.html

Đăng ngày 06-05-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share