Bài viết của Hạ Thuần Thanh, phóng viên báo Minh Huệ
[MINH HUỆ 01-05-2022] Ngày 25 tháng 4, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tổ chức các hoạt động trên Cầu Princes ở Melbourne để ghi dấu kỷ niệm 23 năm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 4 năm 1999 ở Bắc Kinh. Họ trưng bày các bảng thông tin và phát tài liệu về cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Ông David Limbrick, cựu thành viên của Hội đồng Lập pháp Victoria, đã đến để bày tỏ sự ủng hộ việc phản bức hại ôn hòa của các học viên Pháp Luân Đại Pháp.
Các học viên tổ chức các hoạt động trên Cầu Princes ở Melbourne, hôm 25 tháng 4, để nói với mọi người về cuộc bức hại
Người dân ký bản kiến nghị nhằm chấm dứt cuộc bức hại
Ngày 25 tháng 4 cũng là Ngày Anzac, một ngày lễ của Úc để tưởng nhớ và tôn vinh những người lính đã phục vụ đất nước. Ngày hôm ấy cầu Princes đông đúc khách du lịch và người dân địa phương. Các học viên đã nói với họ về Pháp Luân Đại Pháp và việc ĐCSTQ đã bức hại môn tu luyện này trong 23 năm.
Cô Oanh, một học viên người Việt Nam bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp hai năm trước, chỉ vào biểu ngữ cô cầm và nói: “Chúng tôi thường xuyên tổ chức các lớp học miễn phí để dạy các bài công pháp và giới thiệu cho mọi người về Đại Pháp.”
Ứng viên Thượng viện Liên bang: Điều quan trọng là để người Úc biết sự thật
Ông David Limbrick, ứng viên Thượng viện Liên bang và cựu lập pháp bang Victoria
Ông David Limbrick, đại diện cho Đảng Dân chủ Tự do đang tranh cử vào Thượng viện Úc vào tháng 5 năm nay, và ông Damian Willis, cùng một ứng viên khác, đã đến để bày tỏ sự ủng hộ của họ. Hai ông đều cho biết việc các học viên Pháp Luân Đại Pháp tổ chức một sự kiện như vậy là điều quan trọng.
Ông Limbrick nói rằng điều quan trọng là mọi người hiểu được những gì đang diễn ra, nghe những câu chuyện và lời nhắc nhở từ các nạn nhân của cuộc bức hại khi họ kêu gọi sự chú ý đến những hành vi tàn ác của ĐCSTQ. Ông chia sẻ: “Mọi người có quyền thể hiện ý kiến bản thân, và điều tối quan trọng là phải hiểu rõ những gì đang thực sự diễn ra ở Trung Quốc.“
Ông cũng nói cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 rất có ý nghĩa vì nó cho thế giới biết đến Pháp Luân Đại Pháp. Cuộc bức hại này thật khủng khiếp.
Ông Limbrick vừa rời khỏi vị trí thành viên của Hội đồng Lập pháp Victoria vài tuần trước để tranh cử cấp liên bang. Ông cho biết ông đã từng nghe nhiều học viên Pháp Luân Đại Pháp nói về cuộc bức hại. Ông cho hay Úc nên thận trọng hơn trong việc tiêu thụ các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất bởi ĐCSTQ sử dụng hình thức lao động cưỡng bức trong cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp và các nhóm khác.
Ông cũng cho biết: “Tôi ủng hộ tự do tín ngưỡng. Chân-Thiện-Nhẫn nên được mọi người tuân theo. Đó là một quan niệm đạo đức rất tốt cho cuộc sống.”
Ông David Limbrick và ông Damian Willis
Ông Damian Willis, ứng cử viên Đảng Dân chủ Tự do cho vị trí Nghị sỹ Liên bang của khu vực bầu cử Dunkley ở Victoria, cho biết: “Sự kiện hôm nay sẽ khiến thêm nhiều người biết đến cuộc bức hại. Trên phương diện quốc tế, chúng ta thực sự cần lưu ý đến những gì ĐCSTQ đang làm.”
Ông cho biết ông thường đi ngang qua điểm luyện công Pháp Luân Đại Pháp tại một thắng cảnh nổi tiếng bên bờ biển. Ông nói: “Các học viên Pháp Luân Đại Pháp là những người thực sự ôn hòa. Tôi không thể tưởng tượng được có người lại muốn bức hại một nhóm người như thế. Vậy nên, tôi sẽ lên tiếng bảo vệ họ nhiều nhất có thể.”
Sự dũng cảm trong cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 rất đáng khích lệ
Ông Varen Goyal, nhà phân tích tín dụng làm việc cho một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất của Úc, đã dừng lại khi đi ngang qua cầu Princes vào ngày hôm đó và ký vào bản kiến nghị nhằm chấm dứt cuộc bức hại.
Đây là lần đầu tiên ông nghe nói đến Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại. Ông cho biết: “Việc bức hại một nhóm ôn hòa sau một cuộc thỉnh nguyện ôn hòa và kéo dài 23 ròng năm khiến tôi bị sốc. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Mọi người cần phải có quyền tự do bày tỏ cảm xúc và niềm tin của mình trước công chúng. Các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở đây để nói với mọi người những gì đã xảy ra, điều đó thật tuyệt vời.” Ông cho hay ông đã ký vào bản kiến nghị vì muốn trợ giúp chấm dứt cuộc bức hại.
Ông Goyal cũng nói sự kiện thỉnh nguyện của 10.000 người rất đáng khích lệ. “Sau vụ Thảm sát Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989, vẫn có một nhóm người đông như vậy tập trung và bày tỏ ý kiến của họ một cách ôn hòa là điều dũng cảm và rất đáng khích lệ. Họ đã phải đối mặt với một tình huống rất khó khăn. Chính phủ toàn trị không bao giờ cho phép người dân tự do bày tỏ cảm xúc của mình.”
Ông rất mong sau khi biết những gì đã xảy ra, mọi người có thể tìm cách để giúp chấm dứt cuộc bức hại. Ông cho hay ông sẽ tìm hiểu thêm về Pháp Luân Đại Pháp. Trước khi rời đi, ông đã hỏi về điểm luyện công Pháp Luân Đại Pháp gần nhất, và nói ông muốn tự mình trải nghiệm.
Cựu chiến binh: Nhân quyền là một vấn đề chung
Ông David, một cựu chiến binh từng phục vụ trong Quân đội Úc vào những năm 1970 và là nhà hoạt động nhân quyền, đã ủng hộ lễ kỷ niệm ngày hôm đó. Ông chia sẻ: “Hôm nay là một ngày đặc biệt thể hiện tinh thần đấu tranh cho tự do của người Úc. Do vậy, tôi thấy bản kiến nghị của các học viên hôm nay rất có ý nghĩa khi phơi bày cuộc bức hại kinh hoàng đang diễn ra ở Trung Quốc.”
Ông nhấn mạnh: “Nhân quyền là một vấn đề chung mà mọi người cần phải quan tâm mọi lúc.”
Anh Jacob, một sinh viên chuyên ngành báo chí ở Melbourne, đã đến cầu Princes để chụp ảnh cho bài tập về nhà của mình vào ngày hôm đó. Anh bị thu hút bởi sự kiện của các học viên và đã dừng lại để trò chuyện cùng họ.
Anh Jacob nói: “Bản kiến nghị ôn hòa đã tiết lộ cho chúng ta thấy những áp bức chính trị và xã hội đang diễn ra ở Trung Quốc. Có rất nhiều vấn đề về nhân quyền ở Trung Quốc, chẳng hạn như thu hoạch nội tạng, trại lao động cưỡng bức, v.v. khiến người ta ớn lạnh. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa được quan tâm và thiếu các báo cáo đầy đủ về vấn đề này trên toàn thế giới.”
“Rất nhiều người bước ra và bày tỏ yêu cầu của họ một cách ôn hòa. Đó là một hành động đầy dũng cảm, và là áp lực không ngừng đối với ĐCSTQ. Tôi hy vọng yêu cầu của họ sẽ thành công.”
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/5/1/441947.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/5/3/200161.html
Đăng ngày 07-05-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.