Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Mỹ

[MINH HUỆ 08-02-2022] Gần đây, khi nghe tiết mục ‘Hồi ức về Sư phụ’ trên Minh Huệ radio, tôi rất cảm động, nghe hết các bài hồi ức của đồng tu, tôi cảm nhận sâu sắc những gian khổ của Sư phụ khi truyền Pháp và sự từ bi với chúng sinh của Ngài, đó cũng là nguồn khích lệ tôi tu luyện tinh tấn hơn. Tôi ở Mỹ nên may mắn có nhiều cơ hội được gặp Sư phụ, mỗi lần đều là cơ duyên trân quý vô cùng. Trong bài viết này tôi muốn giao lưu cùng các đồng tu về hồi ức trân quý lần đầu tôi được gặp Sư phụ.

Cuối năm 1995, khi mới đắc Pháp vài tháng ở Mỹ, tôi trở về Bắc Kinh, đây là lần đầu và cũng là lần cuối tôi trở về Bắc Kinh từ sau khi đắc Pháp. Mùi hương quen thuộc khiến tôi cảm thấy đã tới nhà.

Đồng hành cùng tôi còn có đồng tu người Mỹ khác. Ban đầu, chúng tôi tới trường tiểu học gần cầu Tửu Tiên. Học viên địa phương đã làm sủi cảo cho chúng tôi. Tới giờ, hình ảnh chúng tôi ngồi ghế con ăn sủi cáo lúc đó vẫn đọng lại trong ký ức của tôi.

Mấy ngày đó, tôi đã gặp được nhiều đệ tử Đại Pháp Bắc Kinh, cảm thấy mọi người thật là tốt, đều có thể mở rộng lòng giao lưu tâm đắc học Pháp, tu luyện. Hồi tưởng lại những ngày tháng hồi đó, tôi thấy thật ấm áp, đáng tiếc là trong những người cùng giao lưu thời đó lại có người đã đi đường vòng. May mắn là, phần lớn mọi người đều vẫn kiên định bước trên con đường tu luyện.

Được đồng tu lâu năm kiến nghị, tôi đã tới thăm đền Giới Đài, nghe nói Sư phụ đã ở lại đây một khoảng thời gian và cuốn ‘Chuyển Pháp Luân Quyển II’ đã được Ngài viết khi ở nơi này. Tôi còn tham gia chọn Phật tràng, trong tâm đã thầm phát thệ nhất định tu đến cùng, theo Sư phụ trở về nhà.

Sau này, tôi có được may mắn tham gia hội giao lưu tâm đắc tu luyện tại lễ đường Second Artillery. Khi đó, tôi mới tu luyện được vài tháng, được nghe giao lưu của các đồng tu, đã hưởng được lợi ích to lớn, cảm giác như trước đó, tôi căn bản không biết tu.

Tôi cũng có bài phát biểu, giao lưu chia sẻ về niềm hạnh phúc đắc Pháp của bản thân: Tôi đắc Pháp năm 1995, cuốn ‘Chuyển Pháp Luân’ đầu tiên tôi đọc là do bố mẹ nhờ người mang tới. Ngày đầu, tôi đọc sách tới rất khuya, cuối cùng ngủ trên thảm. Sau này, tôi cứ đọc sách hết lượt này tới lượt khác, không rời sách khỏi tay. Mỗi lần đọc sách, tôi lại thấy đây là một cuốn sách hoàn toàn mới, có rất nhiều đoạn đề cứ như chưa từng đọc bao giờ. Tôi còn thấy mình quá cẩu thả, làm sao lần trước lại bỏ lỡ các đoạn này? Đôi lúc đọc sách cao hứng, tôi còn vỗ đùi. Sau này, tôi viết thư cho bố mẹ, nói: “Cảm ơn bố mẹ đã gửi sách ‘Chuyển Pháp Luân’ cho con, nó quan trọng như trao cho con sinh mệnh lần thứ hai.”

Ngày 1 tháng 1 năm 1996, là một ngày suốt đời tôi không quên. Tại phòng hội nghị ở công viên Nguyệt Đàn, tôi lần đầu tiên được nhìn thấy Sư phụ, Ngài hiền hậu, từ bi và rất trẻ. Tôi lần đầu tiên được bắt tay Sư phụ. Tay Sư phụ rất ấm, giống như nắm bông. Tôi nghe các học viên lâu năm nói rằng nếu như là chân tu, sẽ cảm thấy tay Sư phụ ấm áp, mềm mại; nếu như tâm thái bất chính, muốn đến để khiêu khích, đấu Pháp, thì khi bắt tay Sư phụ sẽ cảm thấy như cầm tấm thép. Ngày hôm đó có các học viên từ Canada, Mỹ, Hồng Kông, Singapore, Pháp, Ý, Thụy Điển tới tham gia. Sư phụ kiên nhẫn, trả lời tỉ mỉ các vấn đề của học viên hải ngoại.

Khi đó tâm tò mò của tôi rất nặng, muốn ghi âm lại để khi về lúc không có người có thể nghe lại thêm. Tôi đã dùng máy quay phim mang từ Mỹ về để ghi, tôi không có ý định ghi hình vì vậy không quay máy về phía ai, chỉ muốn ghi âm lại. Nhưng sau, tôi phát hiện trong máy không có gì hết, cảm thấy thật kỳ lạ, bởi tôi nhớ mình đã nhấn nút ghi rồi.

Tôi lập tức ý thức ra mình làm vậy không đúng, không chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp. Sau này, các sách Sư phụ giảng Pháp ở các nơi chính thức xuất bản, cũng yêu cầu tiêu hủy băng ghi âm… khi đó, tôi đã thu thập rất nhiều băng ghi âm, mặc dù rất không muốn nhưng tôi vẫn kiên quyết làm theo yêu cầu của Pháp.

Khi đó, tại hội trường, tôi có đặt một câu hỏi: Phật, Đạo, Thần đều là sinh mệnh đã viên mãn, vậy họ nhất định là phóng hạ danh, lợi, tình. Sư phụ giảng rằng các Giác giả mỗi tầng đều có. Vậy họ có chấp trước ở tầng thứ của mình hay không?

Sư phụ nói rằng không thể lý giải như thế được, rồi sau đó từ góc độ khác, Ngài đã giảng về Pháp ở các tầng khác nhau thì có Pháp khác nhau.

Qua việc này, tôi phát hiện một vấn đề của bản thân, chính là thích dùng tri thức, logic và quan niệm của bản thân để đi sâu nghiên cứu và học tập Đại Pháp, quá tập trung vào câu chữ. Khi đó, tôi đã thông đọc ‘Chuyển Pháp Luân’ nhiều lần, từng muốn tìm ra ở trong đó những bí ẩn người khác không thấy, như là bài thơ nhiều tầng nghĩa hay công thức đặc biệt nào đó. Các Pháp lý giảng trong sách tôi đều tiếp thụ, chỉ là vẫn có vấn đề: Pháp ở đâu? Tôi cảm thấy Pháp lớn thế này, chắc chắn đắc được không dễ. Sau này, khi tu luyện thâm sâu hơn, tôi mới hiểu ra đây chính là Pháp. Sư phụ đã dùng những từ ngữ đơn giản nhất, những đạo lý rõ ràng nhất để giảng về Pháp lý tối cao của vũ trụ.

Một lần, tôi đọc ‘Chuyển Pháp Luân’, đọc tới đoạn cuối của mục đầu tiên trong Bài giảng thứ tư, đột nhiên tôi cảm thấy như sáng tỏ thông suốt, tất cả đều hiểu rõ. Cụ thể minh bạch cái gì cũng không nói rõ ra được, tư tưởng giống như lập tức chạy tới mười vạn tám nghìn dặm bên ngoài, sau đó lại quay trở lại, cảm thấy toàn thân thông suốt, mỹ diệu, cảm thấy Pháp của Sư phụ quán thông, bổ trợ nhau. Cảm giác tuyệt với đó không thể dùng ngôn ngữ nào để mô tả. Sư phụ ban cho chúng ta Đại Pháp, lại còn nhẫn nại mang yếu lĩnh của học Pháp dạy cho chúng ta. Học Đại Pháp, nhất định phải là bản thân học, thực tu, mới có thể thể hội được sự kỳ diệu trong đó, không thể dùng phương thức tiểu Đạo tiểu Pháp, không nên đi vào nghiên cứu câu chữ.

Sau buổi giao lưu đó, Sư phụ chụp ảnh chung với mọi người tham dự Pháp hội, và còn tặng mỗi người một món quà nhỏ, là Pháp tượng của Sư phụ, bên dưới do đích thân Ngài viết: ‘Tĩnh nhìn thế nhân đang lấy điều huyễn hoặc làm cõi mê’ (Cảnh giới, Tinh tấn yếu chỉ)

Lúc Sư phụ sắp rời đi, một học viên người Mỹ đã nắm tay Sư phụ, mời Ngài sang Mỹ. Sư phụ hơi dừng lại một chút, nói: Sau này rồi con sẽ biết.

Khi hội nghị kết thúc, học viên lâu năm của Bắc Kinh cùng mọi người đọc bài ‘Hồng’ trong Hồng Ngâm mà Sư phụ vừa đăng:

“Thương khung vô hạn viễn
Di niệm đáo nhãn tiền
Càn khôn vô hạn đại
Pháp Luân thiên địa tuyền”

Tạm dịch:

Gầm trời xa vô hạn
Chuyển niệm đến trước mắt
Càn khôn lớn vô hạn
Pháp Luân xoay trời đất

Thoắt cái đã hơn 20 năm trôi qua, nhưng cảnh tượng của thời khắc may mắn được gặp Sư phụ lần đầu đó vẫn mãi như mới trong ký ức của tôi. Trong hơn 20 năm trợ Sư chính Pháp trải qua bao mưa gió, tôi hy vọng có thể cùng các đồng tu tu luyện như thuở đầu, bước đi thật tốt thật chính trên con đường tu luyện còn lại.

Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (“Hồng Ngâm”).

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/2/8/89-436431.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/2/20/199253.html

Đăng ngày 07-04-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share