Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 17-01-2022] Tôi đã thấy một hiện tượng phổ biến giữa các viên Pháp Luân Đại Pháp. Khi một học viên nào đó có thiếu sót hoặc chấp trước, đặc biệt nếu chúng là những thiếu sót rõ ràng, những người khác sẽ có chút ngần ngại trong việc trực tiếp chỉ nó ra cho người này biết. Điều này không chỉ vì họ sợ sẽ làm mất lòng những người kia. Mà là vì có rất nhiều nhân tố ngăn cản họ nói chuyện tử tế với người đó để giúp họ nhìn thấy vấn đề mà họ cần phải sửa.

Tôi đã nói chuyện với một số đồng tu về vấn đề này. Một vài người bảo: “Tôi không muốn nhận xét về ai đó vì tôi biết bản thân mình cũng có những thiếu sót.” Người khác lại nói: “Đừng nhìn vào khuyết điểm của mọi người, hãy nhìn vào điểm mạnh của họ. Ai mà chẳng có lúc phạm sai lầm. Hoặc: “Tốt nhất là đừng nói về nó và tạo thêm khoảng cách với những người khác, chỉ cần tu luyện bản thân cho thật tốt là được.”

Một quan điểm khác cho rằng: “Đối mặt với áp lực quá lớn của cuộc bức hại, thật tốt khi thấy một học viên nào đó có thể tiến lên phía trước – chúng ta nên động viên người đó. Ngoài ra, một người tu luyện tốt không nên nói về những thiếu sót của người khác. Tính cách của người ta không thể sửa được ngay chỉ sau một vài nhận xét. Người đó phải tự mình nhận ra vấn đề của họ và sau đó tiến hành sửa lại.“

Với rất nhiều suy nghĩ hợp lý, việc không nói về những thiếu sót của học viên khác đã trở thành tự nhiên.

Tôi nghĩ rằng khi chúng ta nhìn thấy những thiếu sót của một học viên nào đó, nếu không nói cho họ biết thì quả thật là một hành động ích kỷ. Chúng ta nên nói chuyện cởi mở vì trách nhiệm với các học viên khác và Đại Pháp.

Các học viên chân tu sẽ thích người khác chỉ ra những nhược điểm của họ, để họ có thể nhanh chóng đề cao. Ngay cả đối với những người ban đầu không chấp nhận được điều bạn nói, nhưng sau đó họ sẽ biết ơn bạn vì họ phải đối diện với những thiếu sót của mình nếu muốn đề cao và tu luyện tinh tấn.

Tất cả chúng ta nên học cách vui lòng chỉ ra những thiếu sót cho người khác. Đó là điều chúng ta phải học để xem thực hiện như nào. Tôi thấy rằng nhiều học viên thường ngại nói về vấn đề này, và việc không nói gì đã trở thành một thói quen.

Một cặp vợ chồng lớn tuổi ở khu vực chúng tôi đều là học viên lâu năm. Người vợ tính tình không tốt, là người chuyên chỉ trích chồng. Bà sẽ không bỏ qua những khuyết điểm của chồng, và hai vợ chồng thường xuyên xảy ra xung đột.

Khi các học viên địa phương đến thăm nhà của họ, họ nghe người vợ chỉ trích người chồng. Bà ấy muốn mọi người biết những khuyết điểm ông ấy. Hơn nữa, bà ấy còn có một cuốn sổ dày trong đó ghi những trích đoạn từ các bài giảng của Sư phụ, tất cả đều nhắm vào người chồng của bà. Bà sẽ lấy nó ra và cho bất kỳ học viên nào đến nhà họ xem, chỉ vào một đoạn Pháp rồi nói: “Nhìn đây này. Pháp của Sư phụ minh bạch như vậy! Ông ấy chỉ là không thèm lắng nghe. Liệu ông ấy có thực sự là đệ tử nữa hay không?” Đôi khi càng nói thì bà ấy lại càng tức giận thêm.

Vì không biết cách tu luyện bản thân, nên sức khoẻ của bà ấy rất kém. Bà ấy đã phải nhập viện và mắc một căn bệnh về da rất nghiêm trọng. Một vài nữ học viên lớn tuổi nói: “Nhìn đôi chân của bà ấy trông sợ lắm. Trong tình trạng tu luyện kém như vậy mà bà ấy vẫn suốt ngày chỉ trích chồng mình.”

Mặt khác, cái tôi của chồng bà ấy lại rất mạnh, và ông cũng thích phô trương. Nếu ông ấy tu luyện tốt thì vợ của ông ấy sẽ không hành động như thế.

Điều kỳ lạ là, không ai chỉ ra vấn đề của họ cho họ biết. Hầu hết những người đến nhà của cặp đôi này đều chỉ im lặng và nghe bà ấy nói không ngừng, một số đưa ra những lời khuyên hời hợt như: “Đừng như ông ấy, hãy khoan dung.” Dường như họ thấy rằng chính chồng của bà ấy là người có lỗi. Tuy nhiên, sau khi các học viên rời khỏi nhà, họ thường đàm luận với nhau về hành vi của bà ấy, nói rằng trạng thái tu luyện của bà ấy rất kém cỏi.

Có lần tôi đã hỏi một học viên: “Tại sao chị không tự mình chỉ ra cho bà ấy biết?” Người học viên này nói: “Bà ấy là vậy đó, liệu bà ấy có lắng nghe lời tôi nói không? Chúng ta chỉ nên tu luyện bản thân mình thôi.”

Tôi cảm thấy rằng việc giúp đỡ các đồng tu cũng là một quá trình hoàn thiện bản thân. Người học viên đó không biết cách hướng nội. Nếu chúng ta không chỉ ra những gì chúng ta nhìn thấy mà thay vào đó chỉ bình luận sau lưng bà ấy hoặc chế nhạo bà ấy, thì điều đó tốt cho bà ấy hay gây hại cho bà ấy? Nếu các đồng tu vui lòng chỉ ra những thiếu sót của bà ấy, bà ấy có thể không như thế này.

Chính Pháp của Sư phụ đã bắt đầu chuyển sang Pháp Chính Nhân gian, và thời gian không chờ đợi một ai.

Tôi đã để ý thấy nhiều hiện tượng tương tự khác. Ví dụ như, một số học viên đã mang điện thoại di động của họ đến điểm học Pháp. Mặc dù có người trong nhóm trông thấy, nhưng họ không nói bất cứ điều gì. Kết quả là, đã xảy ra sự cố và nhóm đã bị giải tán.

Trong một trường hợp khác, thay vì chia sẻ về sự đề cao trong tu luyện của ai đó trước và sau khi đọc Pháp, một số người trong nhóm học Pháp lại nói về các sản phẩm hoặc giao dịch mới trên mạng và cách giúp nhau mua các mặt hàng trên. Nhóm học Pháp gần như đã trở thành một trang mua sắm trực tuyến. Tuy nhiên, không ai lên tiếng hoặc có động thái chỉnh sửa hành vi đó. Chúng ta nên cảnh giác về những điều như vậy và suy nghĩ về lý do tại sao chúng ta không phản hồi khi cần thiết.

Trên đây là chia sẻ dựa trên tầng thứ hiện tại của tôi, mong các đồng tu từ bi chỉ ra những điểm không đúng theo Pháp.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/1/17/436890.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/2/14/199186.html

Đăng ngày 06-04-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share