Bài viết của Tuyết Lị, phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 19-03-2022] Ngày 16 tháng 3 năm 2022, Stern, một trong những tạp chí lớn nhất ở Đức, đã đăng một bài báo có tiêu đề “Trung Quốc: Người dân bị bức hại, tra tấn và giết hại chỉ vì thực hành thiền định”, trong đó vạch trần cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Bài báo có đoạn: “Những người học các bài giảng của Pháp Luân Công đã bị chính quyền Trung Quốc bức hại, bắt giữ, tra tấn và giết hại trong 20 năm qua. Có ước tính rằng, hàng ngàn người trong số họ đã trở thành nạn nhân của nạn thu hoạch nội tạng: một ‘hệ thống quy mô lớn lấy nội tạng từ người sống’, theo Báo cáo Nhân quyền hàng năm của chính phủ Hoa Kỳ.”

Được thành lập vào năm 1948, Stern là tuần san có tổng lượng độc giả khoảng 8 triệu người

3e77079eb5b92666d39847e2ed946c95.jpg

Bài báo đăng trên Stern ngày 16 tháng 3 năm 2022

Bài báo cho biết, Pháp Luân Đại Pháp, còn được gọi là Pháp Luân Công, là một môn tu luyện thiền định dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, “Các bài công pháp có tác dụng cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần. Mặc dù trông ôn hòa và đơn giản, nhưng môn tu luyện này lại bị trừng phạt tàn khốc ở Trung Quốc”, bài báo cho biết.

Môn tu luyện này do ông Lý Hồng Chí sáng lập và rất phổ biến vào những năm 1990. Hàng triệu người đã tham gia tập luyện Pháp Luân Công, và chính phủ Trung Quốc xem đó là một mối đe dọa. Theo báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế, sau khi hàng nghìn học viên tổ chức một cuộc kháng nghị ôn hòa, ĐCSTQ đã liệt Pháp Luân Công vào diện “mối đe dọa đối với sự ổn định xã hội và chính trị.” Môn tu luyện này sau đó bị chụp mũ là “tà giáo” và bị cấm. “Chính phủ lập tức thành lập một cơ quan an ninh mới có tên là Phòng 610 để tiêu diệt môn tu luyện này”, bài báo tiếp tục.

Bài báo đăng một bức ảnh kèm theo bình luận rằng các bài công pháp của Pháp Luân Công bao gồm ngồi thiền và các động tác dễ học. Trên thực tế, các học viên thường cùng nhau luyện tập ngoài trời để nâng cao nhận thức cho công chúng và các tổ chức nhân quyền quốc tế.

Ngay với luật pháp hiện hành của Trung Quốc, việc tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc cũng là hợp pháp. Nhưng ĐCSTQ thường lạm dụng pháp luật để tùy ý đàn áp người dân. Theo Liên minh Điều tra Cuộc bức hại Pháp Luân Công (Coalition to Investigate the Persecution of Falun Gong, CIPFG), các học viên thường bị “giam giữ nhiều tháng trước khi bị đưa ra tòa”. Sau mỗi phiên xét xử, hầu hết các học viên bị đưa vào nhà tù hoặc trại lao động (còn được gọi là “trung tâm cải tạo”).

Bài báo trích dẫn thông tin từ Minh Huệ, cho biết chỉ riêng trong năm 2019 đã có khoảng 6.000 học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ. “Các biện pháp của chính phủ Trung Quốc ngày càng bạo lực hơn, theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền.”

Các trường hợp được ghi nhận bởi Tổ chức Ân xá Quốc tế cho thấy những học viên bị giam giữ bị “cấm ngủ, bị gò vào tư thế căng thẳng và các hình thức tra tấn thân thể và tinh thần, cũng các hình thức ngược đãi tàn nhẫn khác”. Trích dẫn thông tin từ Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp của Đức, bài báo cho biết hơn 4.000 học viên đã bị thiệt mạng do bị tra tấn.

Theo Liên minh Điều tra Cuộc bức hại Pháp Luân Công (CIPFG), “Nạn thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống là một tội ác có hệ thống của chính quyền cộng sản Trung Quốc”, và kể từ khi bắt đầu cuộc bức hại, ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng của nước này đã phát triển bùng nổ.

“Các cơ sở cấy ghép vẫn quảng cáo rằng họ có thể mua được bất kỳ nội tạng nào trong vòng vài ngày và họ có sẵn nhiều nội tạng sống cho mỗi ca phẫu thuật”, bài báo cho biết.

Một cuộc điều tra của Tòa án Luận tội Trung Quốc (China Tribunal) đã xác nhận các cáo buộc về nạn thu hoạch nội tạng. Với một hội đồng luật sư và chuyên gia độc lập, tòa án phát hiện hoạt động thu hoạch nội tạng đã xảy ra ở Trung Quốc từ lâu “với quy mô lớn, dưới sự hậu thuẫn hoặc công nhận của nhà nước”, bài báo trích dẫn các báo cáo từ Reuters năm 2019.

Ngài Geoffrey Nice, Chủ tọa của tòa án này cho biết, các học viên Pháp Luân Công “có lẽ là nhóm đối tượng chính của nạn thu hoạch nội tạng”, và “rất nhiều người đã chết một cách kinh hoàng đến mức không diễn tả nổi mà không rõ nguyên nhân.”

Chính phủ Trung Quốc đã bác bỏ những cáo buộc này. Nhưng nhiều tổ chức nhân quyền và các nhà hoạt động được phỏng vấn trong Báo cáo Nhân quyền của chính phủ Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng “Chính quyền Trung Quốc đang làm giả thông tin về hiến tặng và cấy ghép nội tạng.”

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/3/19/440221.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/3/20/199603.html

Đăng ngày 24-03-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share