Bài viết của một phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 04-01-2022] Trong năm 2021, ba người phụ nữ lớn tuổi ở thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông đã bị nhắm đến vì gửi đi nhiều bức thư có thông tin về Pháp Luân Công, môn tu luyện đã bị chế độ cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999. Một người trong số họ hiện đã 81 tuổi, bị sách nhiễu bốn lần trong vòng 8 tháng, bởi cả cảnh sát của địa phương khác.

Ba nữ học viên này bị cảnh sát phát hiện thông qua các video giám sát được ghi lại ở gần các bưu điện. Những camera này là một phần của “dự án Skynet”, một trong những hệ thống theo dõi hàng loạt được chính quyền cộng sản phát triển để giám sát người dân.

Bà Khương Tân Anh

32e970e8c67b0d80401622db279e84e4.jpg

Bà Khương Tân Anh

Ngày 22 tháng 7 năm 2021, cảnh sát đã đột nhập vào nhà bà Khương Tân Anh, 65 tuổi, và bắt giữ bà. Cảnh sát thông báo với gia đình bà Khương rằng bà đã bị camera theo dõi ghi hình khi gửi thư và phổ biến cho mọi người về Pháp Luân Công. Lưng bà bị còng 90 độ bởi lần bức hại trước khiến cảnh sát nhanh chóng nhận ra bà. Bà vẫn đang bị giam giữ tại Trại tạm giam Thành phố Tế Nam tại thời điểm viết bài.

Trong thời gian thụ án lao động cưỡng bức vào năm 2007, bà Khương đã bị lao phổi, lao bạch huyết và lao cột sống. Phổi của bà bị thủng lỗ chỗ (lỗ lớn nhất có đường kính khoảng 7 cm), vài đốt sống lưng của bà bị hoại tử. Da lưng bà chuyển sang màu đen và ở hai bên đốt sống thắt lưng có những khối u trên 10 cm. Răng lợi của bà cũng bị ảnh hưởng và có mùi rất khó chịu. Đốt sống thứ ba và thứ tư phần lớn bị vi khuẩn lao ăn mòn, và những đốt sống đã hoại tử này tác động tới dây thần kinh, gây đau đớn dữ dội khi bà cử động chân. Mặc dù bà đã được phẫu thuật ba tuần sau đó nhưng bà vẫn không thể giữ thẳng lưng. Thời gian trôi qua, bệnh còng lưng của bà ngày càng trở lên nghiêm trọng.

Bà Diêm Kiến Tú

Ngày 8 tháng 9 năm 2021, một toán cảnh sát đã xuất hiện tại nhà bà Diêm Kiến Tú. Họ cắt điện nhà bà và đột nhập vào nơi ở khi bà bước ra ngoài để kiểm tra. Cảnh sát tuyên bố rằng họ đã nhắm tới bà Diêm sau khi các camera giám sát ghi lại cảnh bả gửi các bức thư về Pháp Luân Công. Họ đã lục soát nhà, tịch thu một cuốn sách Pháp Luân Công, một bản nháp bức thư bà viết cho cảnh sát, quần áo bà mặc hôm gửi thư, và một cái ô.

Bà Diêm bị giam trong 15 ngày rồi được tại ngoại chờ xét xử sau khi nộp khoản tiền phạt 5.000 Nhân dân tệ. Vào ngày 9 tháng 11, cảnh sát gọi điện cho bà Diêm và thông báo rằng Viện Kiểm sát quận Lịch Hạ đang lên lịch truy tố bà. Bà đã tới viện kiểm sát vào các ngày 12 và 15 tháng 11, cố gắng nộp đơn kháng cáo đề nghị công tố viên bác bỏ vụ việc của bà. Lễ tân cho biết công tố viên đang nghỉ ốm và anh ta không chuyển thư của bà tới công tố viên khi bà Diêm rời đi. Không rõ tình trạng hiện tại vụ việc của bà ra sao.

Bà Vu Hiến Vinh

Bà Vu Hiến Vinh, 81 tuổi, đọc một báo cáo về việc bắt giữ ông Trần Quảng Xương và vợ là bà Lý Phàm Lệ vào đầu năm 2021.Vợ chồng ông Trần, bà Lý từng làm việc tại Tế Nam nhưng một vài năm trước đã chuyển về quê tại thành phố Thần Mộc, tỉnh Thiểm Tây để chăm sóc cha mẹ già. Bà Vu, một người gốc Thần Mộc, đã gửi một bức thứ tới Ủy ban Chính trị và Pháp lý thành phố Thần Mộc (PLAC), một cơ quan ngoài vòng pháp luật với nhiệm vụ là giám sát cuộc đàn áp Pháp Luân Công, để hối thúc họ không được bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Ngày 1 tháng 4 năm 2021, một nhóm cảnh sát mặc thường phục đã tới nhà bà sau khi các quan chức ở thành phố Thần Mộc tố cáo bức thư của bà Vu cho Phòng Cảnh sát quận Lịch Hạ nơi bà cư trú. Ngay khi cảnh sát vào nhà, họ bắt đầu lục tìm bộ quần áo và mũ mà bà đã sử dụng khi gửi thư. Khi tìm thấy, cảnh sát đã ép gia đình bà ký nhiều biên bản về điều kiện tại ngoại của bà.

Ngày 15 tháng 1, một toán cảnh sát nữa lại tới, trong đó có 3 cảnh sát từ thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô (cách Tế Nam hơn 800km). Cảnh sát Tô Châu tuyên bố rằng họ đã nhận được nhiều bức thư của bà Vu gửi đi vào ngày 4 tháng 11 và họ đã tới Tế Nam để điều tra sự việc này. Mặc cho người chồng 86 tuổi của bà kịch liệt phản đối, cảnh sát vẫn đưa bà tới đồn cảnh sát để thẩm vấn vào buổi trưa. Hai người con gái của bà cũng được mời đến.

Cảnh sát cho con gái lớn của bà Vu xem một video về một người phụ nữ đội mũ, đeo khẩu trang và cô nhận ra đó là mẹ mình. Mặc dù bà Vu đã từ chối hợp tác với cảnh sát và cố gắng giảng chân tướng về Pháp Luân Công nhưng cảnh sát đã ép hai con gái bà không cho bà nói. Cảnh sát đã lừa hai người con gái của bà rằng họ chỉ làm cho lấy lệ vụ việc này. Nếu hai cô hợp tác với họ thì bà Vu chỉ phải nhận mức án nhẹ hoặc không bị kết án. Hai cô tin lời cảnh sát và đại diện cho bà ký các biên bản vụ việc. Cảnh sát đã thả bà Vu vào chiều ngày hôm đó.

Khoảng ngày 7 tháng 12 năm 2022, cảnh sát Tô Châu lại tới và ép hai người con gái của bà ký một số biên bản cho bà. Ngày 24 tháng 12, họ gọi điện tới và cho biết hai hôm sau sẽ tới đưa bà Vu tới Tô Châu. Không rõ liệu cuối cùng cảnh sát Tô Châu có tới hay không và tình hình vụ việc của bà Vu ra sao.

Dự án SkyNet

Theo truyền thông đưa tin, dự án SkyNet do Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương (PLAC) khởi xướng, sau đó cơ quan này phối hợp với Bộ Công an, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin và các ban ngành liên quan khác của Trung Quốc để xây dựng dự án. Năm 2005, PLAC đưa ra sắc lệnh có tiêu đề “Những ý kiến về Thúc đẩy Xây dựng Hòa bình”, trong đó ưu tiên hàng đầu của “Xây dựng Hòa bình” là thông qua hệ thống giám sát hàng loạt nhắm vào các học viên Pháp Luân Công, với mục tiêu “phát hiện sớm, kiểm soát và giải quyết tốt” các hoạt động liên quan tới Pháp Luân Công.

978c7611af01e1cd65d792078c994460.jpg

Skynet, một hệ thống giám sát được triển khai bởi cảnh sát Trung Quốc

Kể từ năm 2019, ước tính Trung Quốc có khoảng hơn 200 triệu camera giám sát và số lượng dự kiến lên tới hơn 600 triệu vào năm 2020. Hệ thống này đã tiêu tốn hàng trăm triệu Nhân dân tệ tiền thuế của người dân Trung Quốc. Tháng 9 năm 2018, chính quyền thông qua một hợp đồng xây dựng trị giá 56,69 triệu nhân dân tệ cho giai đoạn ba của “Dự án Tuyết Lượng” (Sharp Eyes) tại khu công nghệ cao ở Tế Nam. Tuy nhiên đây mới chỉ là giai đoạn đầu của dự án đầu tư tại một huyện của Tế Nam.

Những bức thư này nói về điều gì?

Theo các học viên Tế Nam, những người đã nói chuyện về ba học viên cao tuổi bị bắt giữ, thì tất cả những bức thư của họ đều bao gồm các phương diện quan trọng sau:

Tu luyện Pháp Luân Công là hợp pháp

Tu luyện Pháp Luân Công không vi phạm bất cứ luật nào bởi không có luật nào ở Trung Quốc hình sự hóa môn tu luyện này. Hiến pháp Trung Quốc bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của người dân. Tất cả những thông báo hay diễn giải không phải do các cơ quan hành luật đưa ra chống lại Pháp Luân Công là trái với hiến pháp và không thể dùng để làm cơ sở bức hại Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công không phải tà giáo

Trong một cuộc phỏng vấn với một kênh truyền thông nước ngoài, Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo của ĐCSTQ, người khởi xướng cuộc bức hại Pháp Luân Công, đã coi môn tu luyện này là “tà giáo”. Lần lượt vào các năm 2000 và 2005, Bộ Công an đã ban hành hai thông báo trong đó cung cấp danh sách những giáo phái bị “chính thức coi là tà giáo”. Hội đồng nhà nước đưa ra danh sách bảy tà giáo và Bộ Công an xác định thêm bảy tà giáo nữa. Pháp Luân Công không phải là một trong 14 tà giáo này.

Ngày 2 tháng 6 năm 2014, “Bản tin Pháp luật tối” đã đăng tải lại danh sách 14 tà giáo, một lần nữa làm rõ rằng Pháp Luân Công không nằm trong danh sách này.

Lệnh cấm xuất bản sách Pháp Luân Công đã được gỡ bỏ

Ngày 1 tháng 3 năm 2011, tổng cục trưởng Tổng cục Báo chí và Xuất bản Liễu Bân Kiệt đã ra thông báo số 50 về việc bãi bỏ hai thông tri vốn được ban hành vào năm 1999, đó là:

1.Thông tri về việc tái khẳng định các quan điểm về việc xuất bản các ấn phẩm về Pháp Luân Công; và

2.Thông tri về lệnh cấm xuất bản các sách Pháp Luân Công và tăng cường quản lý các xuất bản phẩm.

Nói cách khác, việc xuất bản sách Pháp Luân Công cũng như việc sở hữu và phân phối các ấn phẩm Pháp Luân Công là hợp pháp.

Tuyên truyền chống Pháp Luân Công là sai sự thật và gây hiểu lầm

Chế độ cộng sản đã bịa đặt ra nhiều lời nói dối để phỉ báng Pháp Luân Công, trong đó có cái gọi là “1.400 người chết”. Chính quyền này tuyên bố rằng những người chết bởi Pháp Luân Công tự cấm mình không được tìm đến các biện pháp điều trị y học. Nhiều bằng chứng đã vạch trần tuyên bố này. Một tuyên truyền khác là vụ tự thiêu giả trên quảng trường Thiên An Môn, vốn cũng được chứng minh là dàn dựng với việc tuyển những người không phải là học viên để làm người tự thiêu. Tổ chức Phát triển Giáo dục Quốc tế (IED) đã lên án mạnh mẽ trước Tiểu ban Thúc đẩy và Bảo vệ Nhân quyền Liên Hợp Quốc vào ngày 14 tháng 8 rằng: “Chúng tôi đã có trong tay một video về vụ việc này mà theo quan điểm của chúng tôi thấy rằng toàn bộ sự việc này là do chính phủ chỉ đạo”.

Thu hoạch nội tạng sống, tội ác chưa từng có trong lịch sử

Cuộc bức hại Pháp Luân Công vẫn tiếp diễn kể từ tháng 7 năm 1999. Theo dữ liệu có sẵn, có ít nhất 4.700 học viên Pháp Luân Công được xác nhận là đã qua đời bởi cuộc bức hại và nhiều người hơn đã mất tích. Hàng chục ngàn học viên đã bị kết án nặng và nhiều người hơn nữa đã bị đưa tới các trại lao động, bệnh viện tâm thần hay các trung tâm tẩy não. Vô số gia đình vì vậy mà tan vỡ.

Có một hành vi thậm chí còn ghê rợn hơn, đó là thu hoạch nội tạng của những học viên Pháp Luân Công còn sống. Tội ác chưa từng có này đã làm những người có lương tri ở khắp nơi phải phẫn nộ.

Thiện ác hữu báo

Giang là thủ phạm chính can dự vào cuộc bức hại này và ông ta đã phạm các tội ác chống lại loài người, diệt chủng và tra tấn. Những điều ông ta đã làm với các học viên là tội ác man rợ nhất kể từ sau cuộc thảm sát người Do Thái.

Thiện ác hữu báo. Những thủ phạm của cuộc bức hại này sẽ bị đưa ra trước công lý, chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Trang Minh Huệ đã đăng tải một bản danh sách hơn 20.000 người đã phải nhận quả báo theo nhiều hình thức khác nhau. Những người này là quan chức chính phủ ở tất cả các cấp.

Phong trào tam thoái đang lan rộng trên khắp Trung Quốc

Bất kỳ ai gia nhập ĐCSTQ đều từng thề sẽ hiến dâng sinh mệnh của mình cho Đảng. Đến khi truy cứu tất cả tội ác mà ĐCSTQ đã gây ra thì các thành viên của nó sẽ phải gánh chịu hậu quả. Phong trào Tam thoái (nghĩa là thoái xuất khỏi ĐCSTQ và hai tổ chức thanh thiếu niên của nó) là một cơ hội để người dân thoát khỏi sự kìm kẹp của ĐCSTQ. Đến nay, hơn 380 triệu người Trung Quốc đã làm tam thoái. Chúng tôi hy vọng sẽ có thêm nhiều người hơn nữa tham gia phong trào thoái đảng và tránh được việc phải chịu trách nhiệm cho những tội ác của ĐCSTQ.

Các bài viết liên quan:

Từ giám sát Skynet đến quản lý mạng lưới: Công nghệ hiện đại bị lạm dụng như thế nào trong cuộc bức hại Pháp Luân Công

Sau hai lần lãnh án lao động cưỡng bức và một lần lãnh án tù, người phụ nữ bị gù lưng 90 độ bị bắt giữ lần nữa vì đức tin của mình

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/1/4/436393.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/1/23/198261.html

Đăng ngày 22-02-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share