Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 11-12-2021] Văn hóa truyền thống Trung Quốc tin rằng: “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Có rất nhiều câu chuyện thuộc nhiều nền văn hóa khác nhau dường như đã minh chứng cho niềm tin này. Sau đây tôi muốn đưa ra ví dụ về số phận của hai quan chức trong thị trấn của chúng tôi để làm dẫn chứng.
Làm việc thiện đắc phúc báo
Một cựu bí thư thôn của một thôn làng trong thị trấn của chúng tôi từng đảm nhiệm chức bí thư chi bộ của ĐCSTQ và trưởng thôn vào năm 1984. Sau đó, ông ấy trở thành bí thư thôn vào năm 1999. Ông ấy là một người tốt bụng và được người dân địa phương quý trọng.
Vào tháng 7 năm 1999, khi ĐCSTQ (do Giang Trạch Dân đứng đầu vào thời điểm đó) đã phát động cuộc đàn áp môn tu luyện này trên toàn quốc. Trong thôn của ông ấy có hơn 10 người đang tu luyện Pháp Luân Công. Lúc đó ông nhận thấy những người học Pháp Luân Công đều là người tốt. Ví dụ, một số người phụ nữ trước đây không hiếu kính với bố mẹ chồng, thì hiện giờ đã trở thành những người con dâu thảo hiền sau khi họ theo học Pháp Luân Công. Còn các gia đình mà mẹ chồng và con dâu lúc nào cũng có những cuộc cãi vã thì mối ác cảm giữa họ cũng đã biến mất sau khi họ bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công.
Ông cũng nhớ lại trước kia các học viên Pháp Luân Công đã giúp đỡ để ông thuận lợi hoàn thành công việc của mình hơn: Khi chính quyền thị trấn kêu gọi người dân gây quỹ bằng cách đóng góp các khoản phí, chẳng hạn như phúc lợi xã hội, phí hành chính thôn, hoặc phụ phí giáo dục,… hầu hết mọi người đều không sẵn lòng đóng góp. Họ đã tranh cãi với cán bộ thôn và khiến ông ấy với tư cách là trưởng thôn, rơi vào tình thế khó khăn.
Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi sau khi một số người bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Mỗi khi đến hạn đóng phí, chỉ cần thông báo được phát trên loa của thôn, các học viên sẽ chủ động đến ngay lập tức đến nộp khoản phí của mình. Thái độ hợp tác của họ đã giúp thay đổi tình hình và làm cho công việc của các cán bộ thôn trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Ông nghĩ: “Các học viên Pháp Luân Công là những người tốt và họ chỉ đang làm những điều tốt!”
Tuy nhiên, cuộc công kích trên toàn quốc nhắm vào Pháp Luân Công vào thời điểm đó là quá lớn, và các học viên trong thôn đã bị các quan chức xã vây bắt và tập trung họ tại trụ sở thôn. Họ không được phép về nhà và mỗi người còn bị tống tiền 5.000 nhân dân tệ cho cái gọi là “chi phí sinh hoạt”.
Bởi là bí thư thôn, nên trên bề mặt ông phải ra mặt hợp tác với chính quyền xã, nhưng ông đã từng nói với người khác rằng các học viên Pháp Luân Công đã thực sự trở thành người tốt sau khi họ bắt đầu tu luyện và việc [chính quyền] đối xử như vậy với những người tốt thì thực sự rất tàn nhẫn.
Số tiền vơ vét được từ các học viên được cất giữ trong văn phòng của thôn. Sau khi các quan chức thị trấn rời đi, bí thư thôn đã trả lại tiền cho các học viên.
Ngày hôm sau, khi các quan chức thị trấn quay lại lấy tiền, họ được thông báo rằng số tiền đã được trả lại cho các học viên. Họ đã tức giận và báo cáo vụ việc này với bí thư thị xã.
Hóa ra là một số thành viên trong gia đình của bí thư xã cũng tu luyện Pháp Luân Công, vì vậy ông ấy không muốn làm ầm ĩ về điều đó và nói: “Nếu tiền đã được trả lại thì đã là trả lại rồi, việc này coi như xong đi.”
Bí thư thôn đã đối xử tốt với các học viên Pháp Luân Công, nên sau đó ông ấy đã đắc đại phúc báo.
Thời điểm đó ông ấy điều hành một công ty kinh doanh kho lạnh và kiếm được lợi nhuận đáng kể từ mọi hàng hóa mà ông tích trữ, có thể là khoai tây, rêu tỏi hoặc cần tây,… Mọi việc đều rất thuận lợi. Gia đình ông ấy đã xây hai ngôi nhà mới trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2007.
Giờ đây, người cựu bí thư thôn này đang hưởng một cuộc sống hạnh phúc và sung túc với hai con trai, ba cháu trai và một cháu gái.
Làm việc ác gặp ác báo
Bí thư của thôn lân cận đã có một số phận hoàn toàn khác với người bí thư kể trên bởi những gì ông ta đã làm.
Khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu, ông ấy đã rất tích cực làm theo chỉ đạo từ cấp trên và vây bắt hơn 20 học viên trong thôn của ông ấy và giam giữ họ trong văn phòng của thôn. Các học viên không được phép về nhà và gia đình họ phải gửi thức ăn đến.
Vào tối ngày 20 tháng 7 năm 1999, ông ta nhốt vài học viên mà ông ta cho là “học viên cốt cán” ở địa phương trong nhà để xe như một hình thức tra tấn họ. Hôm đó nhiệt độ rơi vào khoảng 36°C và ở trong nhà để xe vô cùng ngột ngạt, nóng bức. Vào ban ngày, ông ta còn bắt các học viên nằm sấp trên sàn bê tông dưới ánh nắng mặt trời như thiêu đốt.
Không lâu sau đó, vợ ông ta mắc phải một căn bệnh nan y và nó đã hành hạ bà ấy suốt 6 năm trước khi bà qua đời. Trong thời gian đó, họ đã tiêu hết số tiền tiết kiệm của mình và gánh khoản nợ 20.000 nhân dân tệ tiền vay mượn của những người dân ở thôn bên cạnh, còn bản thân ông ta cũng sớm mất chức bí thư thôn.
Nhiều người dân trong thôn nhận xét rằng những gì vị bí thư thôn này đã làm thật vô cùng quá đáng, bởi lẽ các học viên không làm bất cứ điều gì sai trái, cũng không hề vi phạm phạm luật. Họ tin rằng ông ấy đã phải nhận quả báo vì đã đối xử tàn ác với các học viên Pháp Luân Công.
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/12/9/434389.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/1/10/198067.html
Đăng ngày 15-02-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.