Bài viết của con gái một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 03-01-2022] Mười năm trước, tôi đã từng tức giận mỗi khi nhìn thấy tài liệu Pháp Luân Đại Pháp bị vứt xuống đất, vì tôi biết các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã dùng chính tiền của mình để in các tài liệu này, thêm vào đó, số tiền đó cũng có liên quan đến tôi.

Mẹ tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và mẹ đã phải rời xa nhà 10 năm để tránh bị bức hại. Cuối cùng, khi mẹ quay về, tôi lại cảm thấy lúng túng, một phần là vì khoảng thời gian 10 năm đã tạo một khoảng cách rất lớn giữa chúng tôi. Tôi cũng cảm thấy không thoải mái với lối sống đạm bạc của bà; mặc dù không phải là không có đủ tiền, nhưng mẹ chỉ mua trái cây và đồ ăn nhẹ cho tôi, còn bản thân mình thì lại không ăn. Tuy nhiên, mẹ tôi chưa bao giờ ngần ngại bỏ tiền dùng vào việc giảng chân tướng Pháp Luân Đại Pháp cho những người đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lừa dối. Một lần nọ, cha tôi đưa cho mẹ 10.000 tệ, nhưng mẹ đã dùng hết số tiền này để giúp các học viên xây lại dựng lại điểm sản xuất tài liệu chân tướng đã bị phá hoại trước đó.

Cảnh sát đã cố bắt mẹ tôi để tống bà vào trung tâm tẩy não, khiến mẹ tôi phải rời khỏi nhà để tránh bị bức hại; nhưng sau đó cảnh sát đã tìm thấy bà và bắt giữ bà. Cha tôi tự làm thủ tục ly hôn, còn tôi chuyển đến sống ở nhà ông bà ngoại. Vì sợ sẽ bị hỏi về hoàn cảnh gia đình, nên trong những năm đó tôi đã không kết bạn với ai và chỉ sống một mình như một đứa trẻ mồ côi.

Sau khi tôi lên đại học, ông bà ngoại để tôi ở với mẹ, nhưng chúng tôi chẳng dành nhiều thời gian cho nhau vì hầu hết thời gian tôi ở ký túc xá đại học. Nhưng sau tất cả, có lẽ bởi chúng tôi là mẹ con, nên dần dần chúng tôi đã gắn bó với nhau. Tôi bắt đầu mỉm cười và cảm thấy mình là con của mẹ. Tôi không còn bận tâm đến cách bà chi tiêu tiền nữa và lại có cảm giác trở lại thời còn là một đứa trẻ ngây thơ, và mẹ vẫn là người mẹ mà tôi hằng thân thuộc.

Tôi không còn tức giận khi nhìn thấy tài liệu Pháp Luân Đại Pháp bị vứt trên mặt đất nữa. Tôi xấu hổ khi muốn mẹ chi tiền để mua thức ăn cho mình. Bây giờ tôi biết rằng người vứt bỏ tài liệu đã mất đi một lần cơ hội được đắc cứu.

Còn nhớ tôi đã rất chấn động khi lần đầu tiên đọc dự ngôn của Lưu Bá Ôn, trong đó nói rằng: “Người nghèo một vạn lưu một ngàn, người giàu một vạn lưu hai, ba.“ Tôi đã từng nghĩ người Trung Quốc thông minh như vậy thì sẽ biết cách thoát khỏi tai hoạ. Thế nhưng bây giờ thì tôi đã hiểu rõ hơn lời dự ngôn này sau khi nhìn thấy người dân Trung Quốc trông cậy vào ĐCSTQ cứu giúp họ như thế nào trong tình hình dịch bệnh. Tôi đã hiểu vì sao mà Lưu Bá Ôn đã viết như vậy trong dự ngôn. Nếu các học viên Pháp Luân Đại Pháp không dốc sức cứu người, thì đại dịch sẽ cướp đi rất nhiều sinh mạng giống như trong dự ngôn.

Pháp Luân Đại Pháp mang đến hy vọng cho mọi người và đã thay đổi dự ngôn. Tôi chỉ mong nhiều người hơn nữa sẽ nắm bắt cơ hội được cứu và có một tương lai tươi sáng.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/1/3/435921.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/1/15/198148.html

Đăng ngày 10-02-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share