[MINH HUỆ 18-12-2006]
Sau khi đọc lời gửi của Sư phụ “Gửi Pháp hội Úc”, tôi giác ngộ được thêm về đọc Pháp và học thuộc Pháp. Rất nhiều câu hỏi nổi lên từ kinh nghiệm cá nhân tôi về đọc Pháp và học thuộc Pháp bây giờ đã được trả lời.
Tôi đã đọc được một số bài viết từ các đệ tử khác về học thuộc Pháp. Vào đầu năm 2006, tôi đã cố gắng học thuộc Chuyển Pháp Luân hai lần, trong thời gian sáu tháng. Lúc đó, tôi cảm thấy rằng trong quá trình học thuộc Pháp đã cho tôi biết Pháp tốt hơn và làm cho sự hiểu Pháp của tôi vững mạnh hơn là chỉ đọc Pháp. Bây giờ, tôi lại nghĩ khác: Sự khác biệt về kết quả không phải nằm trong hai cách khác nhau, mà tuỳ thuộc vào mức độ chú tâm. Không cần biết là phương cách nào hay hơn, chúng ta không nên chấp trước vào cái cách mà mình thích hơn.
Nếu chúng ta không chú tâm, chúng ta không thể đọc một đoạn và nhớ được. Tôi nhớ rằng lúc mới bắt đầu học thuộc Chuyển Pháp Luân, tôi có một cảm giác mạnh rằng tôi sẽ không đạt được nhiều vì chỉ có đọc Pháp. Vì thế, muốn hiểu được Pháp tốt hơn, tôi bắt đầu học thuộc Chuyển Pháp Luân vào lần thứ hai. Tôi thậm chí cảm thấy rằng đây là cách duy nhất để học Pháp đúng đắn. Thật ra, vấn đề là vì tôi không chú tâm trong khi học Pháp, và tôi thường tìm cách bên ngoài để chữa trị. Kết quả là, tôi bị trói vào một chấp trước khác – bám giữ vào ý niệm không đúng của tôi. Cách tốt nhất là học Pháp bằng sự chú tâm. Không cần biết là chúng ta chọn cách học thuộc lòng hay đọc Pháp trong khi học Pháp chúng ta vẫn làm đúng lời dạy của Sư phụ.
Sư phụ giảng:
“Học Pháp không được [chạy] theo hình thức, phải tập trung niệm đầu học [Pháp], phải thật sự chính là mình đang học [Pháp].” (“Gửi Pháp Hội Úc”)
Tôi biết rằng tôi thường đọc lấy lệ khi tôi học Pháp, không tập trung tư tưởng, và không thể chú tâm đến những gì tôi đọc. Câu trả lời hết sức rõ ràng. Chính là tôi, không phải là cách mà tôi sử dụng như ở trên. Chỉ vì tôi dùng cái ý niệm không đúng mà cũng giống như một vận động viên muốn đạt thành tích cao bắt buộc cơ thể anh ta làm việc ở mức tối đa.
Khi chúng ta đọc Chuyển Pháp Luân với một tâm trí tĩnh lặng, kết quả sẽ rất tốt đẹp. Có phải là trong những năm qua và hầu hết mọi khi, chúng ta có một cảm giác là mỗi một tế bào trong chúng ta rung lên trong khi chúng ta học Pháp? Vì thế, gốc rễ của vấn đề chính là tâm ý của chúng ta.
Học thuộc Pháp không có nghĩa là biết Pháp. Tương tự như thế, bỏ nhiều thời gian vào việc học Pháp không cần thiết có nghĩa là biết Pháp giỏi. Giác ngộ Pháp tốt hay không tuỳ thuộc vào hiểu sâu rộng ý nghĩa của Pháp, và chúng ta có thể luôn luôn dùng Pháp trong khi nói hay làm không.
Một số đệ tử bị lạc đường sau khi bị tẩy não tại các trại lao động cũng nhớ Pháp rất giỏi. Tuy nhiên, họ bị tâm lý “hiển thị”. Họ muốn chứng minh rằng họ mới xứng đáng là những người lãnh đạo, và đủ thứ. Đó là một chấp trước rất nặng – đang chứng thực cho chính họ. Mặc dầu một số người cũng có thể trích dẫn từ Chuyển Pháp Luân từng chữ một, thật ra họ không học Pháp, và không thể nói rằng họ biết Pháp nhiều hơn. Khi họ đi lạc hướng, một lần nữa họ dùng trí nhớ của họ sửa đổi thực tế, và làm lạc đường cho nhiều đệ tử khác dẫn đến nhiều sai trái.
Vì thế, chúng ta có thể học thuộc Pháp hay không, hay bỏ ra cả ngày đọc Pháp, hay đã sao chép Chuyển Pháp Luân nhiều lần, tất cả những điều này không phải là chỉ định cho chúng ta biết Pháp giỏi, hay tầng cấp của chúng ta trong tu luyện. Có rất nhiều bạn tu không học thuộc Pháp, nhưng học Pháp rất nghiêm chỉnh. Họ không khoe khoang, hay tìm cách chứng thực cho cá nhân họ. Vì thế, dưới mọi hoàn cảnh, họ “không làm để đạt mục đích”, họ tiếp tục nâng cao sự hiểu biết của họ về Pháp, và dùng Pháp để hướng dẫn họ. Khi gặp vấn đề, họ dùng trí huệ của họ để vượt qua khó khăn. Những bạn tu này không đi quá mức, không chấp trước vào những gì. Dĩ nhiên, đối với họ, nếu họ có thể học thuộc Pháp, thì kết quả càng tốt hơn.
Tôi hy vọng rằng tất cả đệ tử chúng ta sẽ nỗ lực và càng kiên tâm hơn, và hoàn thành sứ mạng mà Sư phụ giao phó về học Pháp, mà cũng là những gì mà ma quỷ sợ hãi nhất. Chỉ có chính niệm tu luyện từ công lực của Pháp mới có thể trừ diệt hết ma quỷ.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2006/12/18/144912.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/1/9/81559.html
Đăng ngày 10-1-2007; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.