Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Việt Nam

[MINH HUỆ 15-11-2021] Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cách đây 5 năm. Khi tôi đọc các bài giảng, tôi nhận thấy rằng Sư phụ Lý, nhà sáng lập Pháp môn, luôn nhấn mạnh việc học các bài giảng Pháp. Mỗi khi tôi có thắc mắc hỏi các đồng tu, họ thường nhắc tôi học Pháp nhiều hơn. Mỗi ngày tôi đọc ít nhất một bài giảng trong cuốn Chuyển Pháp Luân cùng các bài giảng khác của Sư phụ và luyện năm bài công Pháp.

Trong vòng ba năm, tôi không thấy bất kỳ cải biến nào và tự hỏi tại sao. Có phải vì tôi buồn ngủ khi đả tọa hay tôi không thể tập trung khi đọc các bài giảng? Tôi bắt đầu tự hỏi liệu mình có phải là một người tu luyện chân chính hay không. Tôi nghĩ có lẽ do tôi đã không tuân theo các yêu cầu của Sư phụ.

Phải thực sự học Pháp tốt

Tôi may mắn tìm được một điểm học Pháp nhóm ở gần nhà, chúng tôi bắt đầu tập trung vào việc làm thế nào để có thể học Pháp tốt hơn.

Ngay phần đầu của cuốn Chuyển Pháp Luân là tiêu đề:

“Chân chính đưa con người lên cao tầng” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Từ “chân chính” được lặp đi lặp lại nhiều lần, đặc biệt trong bài giảng thứ nhất của cuốn Chuyển Pháp Luân.

Sư phụ giảng:

“Chúng ta là những người ngồi tại nơi này, đến để học Đại Pháp, chư vị phải coi mình đúng là những người luyện công chân chính đang ngồi tại đây, chư vị phải vứt bỏ các tâm chấp trước.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyến Pháp Luân)

“Tu luyện chân chính là tu thẳng cái tâm của chư vị” (Bài giảng thứ nhất, Chuyến Pháp Luân)

“Bởi vì chư vị muốn tu luyện, nên chúng tôi có thể mở cánh cửa thuận tiện nhất, làm những việc ấy cho chư vị; nhưng chỉ hạn cuộc cho những người tu luyện chân chính mà thôi. Tất nhiên có người không muốn tu luyện; đến tận bây giờ họ vẫn chưa hiểu ra, nên chúng tôi không thể quản [họ] được; [người mà] chúng tôi quản là những ai tu luyện chân chính.” (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân)

Tôi liền hướng nội, mình có phải là một học viên chân chính không? Tôi cảm thấy mình vẫn còn thiếu sót nên tôi càng nghiêm khắc hơn với bản thân. Tôi tập trung vào từng từ ngữ trong khi đọc Pháp. Tôi đã cố gắng loại bỏ mọi tạp niệm. Nếu một quan niệm ngoại lai xuất hiện, tôi sẽ tự nhắc mình: “Chủ ý thức phải mạnh, mình đang học Pháp.” Tôi cũng thường đọc lại những phần mà mình vừa học. Có lúc, tôi phải đọc lại nhiều lần vì bị nhiều tạp niệm can nhiễu. Dần dần, những can nhiễu này bắt đầu giảm bớt sau khi tôi có một chút liễu giải về mục đích của việc học Pháp.

Sau khi lắng nghe kinh nghiệm tu luyện của một học viên khác, tôi bắt đầu phát chính niệm trong 15 phút để thanh trừ các vật chất bất hảo, tư tưởng bất hảo và nghiệp tư tưởng, thanh lý trường không gian của bản thân. Tôi cũng bắt đầu có thể ngộ mới khi tôi đọc cuốn Chuyển Pháp Luân. Đôi khi, tôi cảm thấy những suy nghĩ của tôi đồng hóa với Pháp. Tôi cảm nhận được sự khác biệt khi hiểu được nội hàm sâu hơn trong các bài giảng của Sư phụ. Tôi thích học Pháp và không còn coi việc học Pháp đơn thuần như một nhiệm vụ nữa.

Luyện các bài công pháp

Sư phụ giảng rằng:

“Người nhiều đức ngộ tính cao; cũng có thể chịu khổ, nhọc cái gân cốt, khổ cái tâm chí; ngay cả chịu đựng nhiều về phương diện thân thể mà chịu đựng ít về tinh thần, [họ] vẫn có thể tăng công. Người có nhiều vật chất màu đen không như thế được; trước hết phải qua một quá trình thế này: đầu tiên [phải] chuyển hoá vật chất màu đen thành vật chất màu trắng; chính là quá trình ấy, [nó] cực kỳ thống khổ.“ (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

“Cực kỳ thống khổ” có ý nghĩa gì? Tôi có thể tuân theo các tiêu chuẩn của Sư phụ để chịu đựng và kiên trì không? May mắn thay, tôi đã có thể kiên trì trong suốt quá trình này. Trước đây, động tác của tôi không thể khớp theo khẩu lệnh của Sư phụ. Sau khi cải biến bản thân, tôi bắt đầu tập trung lắng nghe khẩu lệnh của Sư phụ. Nhìn lại cách tôi luyện công trước đây, tôi nhận ra rằng mình đã bất kính với Sư phụ. Hiện tại khi luyện bài công pháp thứ hai, tôi cảm thấy dòng năng lượng chảy qua lòng bàn tay và hai bàn tay của tôi cảm thấy rất ấm. Tôi cảm thấy cơ thể to lớn hơn khi luyện bài công pháp thứ ba. Khi luyện bài công pháp thứ tư, tôi thấy toàn thân phát nhiệt, dường như có một chủng năng lượng phát ra từ đầu ngón tay. Tôi cảm thấy rất thoải mái và ít tạp niệm hơn.

Trong khi đả tọa, tôi nghĩ đến đoạn Pháp dưới đây của Sư phụ:

“Lấy một ví dụ cụ thể, chư vị thử xem họ tu luyện thế nào. Tu luyện yêu cầu [ngồi] xếp bằng thật lâu khi thiền định; hễ xếp bằng là vừa đau vừa khó chịu; hễ kéo dài thời gian thêm, thì tâm náo [loạn], náo [loạn] ghê gớm. Nhọc cái gân cốt, khổ cái tâm chí; thân thể chẳng thoái mái, tâm cũng chẳng thoải mái. Một số vị [ngồi] xếp bằng lại sợ đau, liền tháo ra mà chẳng kiên trì. Một số vị vừa xếp bằng lâu một chút, là không chịu được. Liền tháo [chân] ra; luyện [cũng] như không.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

“Thời gian càng lâu, cường độ càng lớn, công xuất ra càng nhanh. Khi luyện công không nghĩ gì hết, không có ý niệm nào cả; nhờ tĩnh mà định; tuy nhiên chủ ý thức phải biết rằng bản thân mình đang luyện công.” (Chương II, Đồ hình và giải thích động tác, Đại Viên Mãn Pháp)

Sau khi đọc xong, tôi bắt đầu đả tọa trong thời gian dài hơn. Tôi cũng đã trải qua quá trình “chuyển hóa nghiệp lực” với những cơn đau ở chân ngày càng dữ dội hơn. Tôi cảm thấy nghiệp lực đang được loại bỏ từng chút một và sau đó cơ thể tôi cảm thấy thoải mái hơn.

Tôi cảm thấy phải mất vài tháng nghiệp lực của tôi trong khi ngồi đả tọa mới được Sư phụ tiêu trừ hết. Đôi sau 90 phút đả tọa tôi mới bắt đầu cảm thấy đau. Tôi không quá để ý mình đả tọa trong bao lâu. Tô thường đả tọa trong hai tiếng đồng hồ nếu ngày hôm đó tôi có thời gian, nhưng nếu thời gian eo hẹp, tôi sẽ đả tọa trong 90 phút.

Đề cao tâm tính

Dường như ngay khi bước chân ra khỏi nhà, tôi thường gặp phải mâu thuẫn – với gia đình, với các học viên khác hoặc với đồng nghiệp tại nơi làm việc. Tôi liền cảm thấy rất khó chịu, các loại chấp trước nổi lên.

Do dịch bệnh bùng phát, tôi và gia đình phải ở trong nhà. Có rất nhiều việc nhà phải làm và tôi cũng phải hướng dẫn con gái học bài. Tôi không có nhiều thời gian để học Pháp và điều đó khiến tôi lo lắng. Đối mặt với đại dịch, cả nhà tôi đều căng thẳng. Tôi và chồng đã cãi nhau nhiều lần và tôi biết rằng đó là vì tôi đã tu luyện không tinh tấn.

Sau khi học Pháp một cách nghiêm túc, tôi đã học cách điều chỉnh bản thân chiểu theo yêu cầu của Sư phụ. Tôi không còn cãi nhau với chồng nữa. Thay vào đó, tôi lắng nghe khi anh ấy nói chuyện và tôi cố gắng nhìn vào điểm tích cực. Tôi học cách quan tâm đến anh ấy và việc hướng nội trở nên tự nhiên. Tôi vui vẻ xin lỗi anh ấy và chồng tôi không còn bắt bẻ lỗi lầm của tôi nữa. Anh ấy để tôi dành thời gian cho việc học Pháp và luyện công. Có lúc anh ấy còn dọn dẹp nhà bếp, nấu ăn và nhắc tôi phát chính niệm. Anh ấy không còn khó chịu khi nhìn thấy tôi học Pháp nữa. Gia đình chúng tôi sống hòa thuận, và chúng tôi thực sự quan tâm đến nhau.

Con gái tôi bắt đầu tu luyện cách đây hai năm. Trước đây, cháu thường xuyên chơi điện tử trên máy tính, nhưng sau khi bắt đầu tu luyện, cháu đã trở nên ngoan ngoãn hơn và thậm chí còn xin lỗi về những lỗi trước đây đã mắc phải.

Tôi không còn tức giận hay khó chịu khi làm việc nhà. Trong khi dọn dẹp nhà cửa, tôi niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, nghe các chia sẻ trên đài phát thanh Minh Huệ của các học viên hồi tưởng lại các bài giảng của Sư phụ ở Trung Quốc, chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của họ hoặc kể về cách họ đang loại bỏ văn hóa đảng. Tôi cảm thấy tâm rất tĩnh và thuần tịnh.

Tôi cũng từng có nhiều mâu thuẫn với các học viên khác. Tôi tranh luận đúng sai với họ. Sau đó, tôi nhận ra “cái tôi” của mình quá lớn. Tôi học cách từ bi hơn và không còn cảm thấy mình bị đối xử bất công. Tôi biết mình cần quan tâm đến người khác và làm tốt hơn để bù đắp cho những thiếu sót của bản thân. Tôi đã học cách chấp nhận những lời chỉ trích của các học viên khác. Tôi biết Sư phụ đang giúp tôi tiêu nghiệp và đề cao trong tu luyện. Tôi thường cảm thấy rất buồn nếu không vượt qua được các khảo nghiệm và biết rằng Sư phụ cũng như vậy. Khi ngộ ra các nguyên lý của Pháp, tôi cảm tạ Sư phụ đã khai mở trí huệ cho tôi.

Tôi cảm thấy rất may mắn vì đã tìm thấy Pháp Luân Đại Pháp và không biết làm thế nào để báo đáp Sư phụ ngoài việc tận sức tuân theo các nguyên tắc của Đại Pháp. Cuốn Chuyển Pháp Luân không chỉ đơn giản là một cuốn sách mà tôi đọc mỗi ngày, mà còn là một cuốn sách hướng dẫn tôi đề cao tầng thứ. Tôi đã mắc nhiều sai lầm và vấp ngã trong quá khứ.

Sư phụ giảng:

“…có thể dĩ Pháp vi Sư” (Giảng Pháp tại Pháp hội Sydney)

Câu này đã nhắc nhở tôi rằng tôi là một người tu luyện và cần phải tuân theo các yêu cầu của Sư phụ để trở thành một người tu luyện “chân chính”, một đệ tử Đại Pháp chân chính, trong thời kỳ Chính Pháp.

Đây là những thể ngộ của tôi trong quá trình học Pháp. Xin hãy từ bi chỉ ra bất cứ điều gì không phù hợp với Pháp.

Con xin cảm tạ Sư phụ! Xin cảm ơn các bạn đồng tu!

[Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org]


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/11/15/越南学员-做一个真正的修炼人-433613.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/12/4/196853.html

Đăng ngày 29-01-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share