Phỏng vấn ông Lý Tấn, Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Canada
Theo Hà Vũ và Sử Thanh, phóng viên báo Minh Huệ
[MINH HUỆ 17-05-2011] Thủy triều lên rồi xuống, đất liền nằm dưới những con sóng thì được nâng bồi lên, còn những nơi nổi trên những đợt sóng thì chìm xuống. Tất cả quyền lực, danh tiếng, vinh hoa phú quý đều biến thành cát bụi. Điều gì là vĩnh cửu? Điều gì đáng để theo đuổi? Nhân loại chưa bao giờ từ bỏ tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi này. Sắp tới ngày kỷ niệm lần thứ 19 ngày Pháp Luân Đại Pháp được giới thiệu ra công chúng, ông Lý Tấn đã nhìn lại những kinh nghiệm tu luyện của bản thân, và chia sẻ những nhận thức của mình về ý nghĩa của nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn đối với cuộc sống trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên của báo Minh Huệ.
Ông Lý Tấn trong cuộc họp báo tại Quốc hội của Canada
Một bước ngoặt trong đời tôi
“Đêm đó, tôi đã nhận ra Đại Pháp là gì, tôi đã rất xúc động và không thể ngăn những giọt nước mắt của mình. Tôi không thể tin được rằng những gì mà tôi đã miệt mài tìm kiếm đang được triển hiện đầy đủ trước mặt tôi, và tôi không thể tin được rằng tôi có thể đắc được bảo vật quý như thế trong thế gian hỗn độn này.” Khi kể về trải nghiệm của mình trong tu luyện Pháp Luân Đại Pháp 13 năm trước, ông Lý vẫn cảm động sâu sắc.
Ông Lý Tấn tốt nghiệp chuyên ngành Khoa học Điện toán, Đại học Thanh Hoa năm 1986. Ông sau đó đến Canada và lấy bằng thạc sĩ Khoa học Điện toán của Đại học British Columbia (UBC). Năm 1992, ông làm việc cho công ty Viễn thông miền Bắc danh tiếng của Canada với vai trò là một kỹ sư cao cấp.
Ông có động lực để thực hành tu luyện là nhờ vào sự phục phồi kỳ diệu của vợ ông sau một tai nạn xe hơi, “Vợ tôi đã gặp một tai nạn khi cô ấy đang theo học bằng thạc sĩ tại Vancouver. Từ lúc đó, cô ấy đã chịu nhiều cơn đau ở vùng thắt lưng. Cô ấy làm việc cho IBM ở Toronto sau khi tốt nghiệp. Cơn đau của cô ấy trở nên tồi tệ hơn vì phải làm việc trước máy tính và ngồi trong một thời gian dài mỗi ngày. Cuối cùng cô ấy thậm chí còn không thể chịu đựng nổi một chuyến đi từ Toronto đến Ottawa bằng xe hơi. Cô ấy đã thử tất cả mọi cách, bao gồm xoa bóp, nắn xương (một phương pháp xoa bóp độc đáo gia truyền từ một gia đình thầy thuốc Trung y người Trung Quốc nổi tiếng) nhưng không có chuyển biến. Cô ấy bắt đầu tập Pháp Luân Công sau khi được một người bạn giới thiệu vào cuối năm 1996, và tất cả các vấn đề của cô ấy đã biến mất một cách kỳ diệu trong hai tuần. Cô đã rất ngạc nhiên bởi cách mình đã hoàn toàn thay đổi.”
Ông Lý đã tập các loại khí công khác nhau khi đang học đại học. Mặc dù ông đã chứng kiến những thay đổi của vợ và coi Pháp Luân Công là một môn tập luyện tốt, nhưng ông cũng chỉ coi nó như các môn khí công khác và không nghĩ đến việc bản thân mình sẽ tập luyện nó. Ông có sức khỏe tốt và luôn bận rộn với công việc. Một năm trôi qua. “Đó là kỳ nghỉ Giáng Sinh cuối năm 1997, vợ tôi có một hoạt động về Pháp Luân Đại Pháp tại Toronto, và tôi đã đi cùng với cô ấy. Ba ngày đó đã trở thành bước ngoặt trong cuộc đời tôi.”
Pháp Luân Đại Pháp đã bắt đầu được truyền bá rộng rãi ở nước ngoài sau khi ông Lý Hồng Chí được mời đến để giảng Pháp tại Pháp vào tháng 3 năm 1995. Cùng năm đó Pháp Luân Đại Pháp đã được giới thiệu ở Toronto, và Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Canada đã được thành lập với tư cách là một tổ chức phi lợi nhuận. Các học viên thường xuyên tổ chức học Pháp theo nhóm, tập công, và chia sẻ kinh nghiệm tại nhà của họ trong những ngày cuối tuần và ngày lễ.
“Tôi đã gặp hàng chục học viên đến từ mọi tầng lớp xã hội, và cảm nhận rằng mình đã được ở trong một vùng đất tịnh độ. Mỗi người trong số họ đều có một câu chuyện rất xúc động trong việc tu luyện của mình. Tất cả họ, bất kể là nam hay nữ, già hay trẻ, đều có chung một đặc điểm, đó là luôn cân nhắc đến lợi ích của người khác trong mọi hoàn cảnh, và họ luôn yêu cầu bản thân mình tuân theo Chân-Thiện-Nhẫn. Đó là cảnh giới khiến tôi bị lôi cuốn nhưng không thể đạt tới. Trong khi hầu hết mọi người đều coi trọng lợi ích riêng của bản thân mình, các học viên lại coi nhẹ lợi ích cá nhân và luôn nghĩ cách mang lại điều tốt đẹp cho người khác.Tôi nhìn thấy sự vĩ đại của những pháp lý mà họ đã đắc được bằng cách tuân theo chúng. Điều đó đã khiến tôi khởi niệm muốn tu luyện.”
Ông Lý đã đọc sách Chuyển Pháp Luân ba lần trong một tuần ngay sau khi ông trở về Ottawa. Ông cũng đọc hết những cuốn sách khác được viết bởi Sư phụ Lý Hồng Chí. Ông cảm thấy rằng trí huệ của mình đã được khai mở, và rất nhiều câu hỏi của ông về cuộc sống và vũ trụ đã được giải đáp.
“Tôi liên tục tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi muôn đời và đã cố gắng là một người đàn ông tốt, nhưng tôi vẫn cảm thấy trống trải trong khi theo đuổi danh tiếng, tiền tài và tranh đấu với người khác. Tôi tiếp tục vươn tới hết mục tiêu này đến mục tiêu khác mà tôi đã đặt ra cho bản thân mình trong cái thế gian trần tục này. Khi tôi đạt được chúng, tôi lại cảm thấy bình thường, và nhìn thấy nhiều ngọn núi cao hơn ở đằng xa. Trên chặng đường đó, tôi cảm thấy sự mệt mỏi cả về thể xác và tâm hồn mình, và cả một chút cảm giác mất mát. Thêm nữa, tôi thấy rằng cuộc sống là không thể dự đoán trước. Một người khỏe mạnh đột nhiên có thể chết trong một tai nạn, và ai biết điều gì tiếp theo trong cuộc sống? Một người có thể thực sự đạt được một điều gì đó bằng cách theo đuổi? Ai có thể chắc chắn về điều đó?” Nhiều người ngưỡng mộ ông, nhưng tâm ông thì thấy mất mát.
Sau khi đắc Pháp, ông đã trải nghiệm được niềm vui mà mình chưa từng biết đến. Đó là niềm vui xuất phát từ sâu thẳm của tâm hồn sau khi tìm được chân lý và sự nhận thức về ý nghĩa của cuộc sống và làm thế nào để đối mặt với cuộc sống.
Người truyền Người, Tâm truyền Tâm
Sau khi hòa mình vào tu luyện, ông Lý thấy rằng việc tu luyện đã không còn là một điều gì đó trừu tượng, hoặc lý thuyết. Ông đã trải nghiệm và hiểu được nhiều hiện tượng lạ thường và chân tướng về Đại Pháp.
“Sau khi hiểu được nguồn gốc thật sự của cuộc sống, các chấp trước của tôi đã trở nên yếu đi. Trái tim tôi ngập tràn ánh sáng và sự an bình mà tôi chưa bao giờ được trải nghiệm trước đây. Tôi đã thường thúc ép bản thân mình tương đối nghiêm khắc. Tôi đã đứng ở vị trí thứ hai trong cuộc thi Toán học Thiên Tân khi tôi còn ở trường trung học Nam Khai. Tôi giành được sự đánh giá cao nhất mỗi năm khi tôi làm việc tại công ty Viễn thông miền Bắc. Có một năm, tôi thấy việc tăng lương cho tôi cũng giống như các đồng nghiệp khác. Tôi đã cảm thấy thất vọng và đã đối chất với người quản lý của tôi, kết quả càng khiến cho tôi thêm chán nản. Sau khi tu luyện, tôi đã hiểu sự thật của được và mất – tùy kỳ tự nhiên. Tôi không còn lo lắng về những điều này nữa. Tâm tôi lắng xuống, sức khỏe thể chất của tôi được cải thiện, và trí huệ của tôi tăng lên. Tôi có những đóng góp tốt hơn trong công việc của mình và đã được nhận mức lương và thưởng xứng đáng.”
Mẹ ông bắt đầu tập luyện vào đầu năm 1998 sau khi bà chứng kiến những thay đổi to lớn của con trai và con dâu bà. “Mẹ tôi bị viêm xoang và bệnh tim. Tất cả các bệnh của bà đã biến mất sau ba tháng tập luyện. Mẹ và vợ tôi đã liên tục mâu thuẫn khi chúng tôi sống chung với nhau, nhưng kể từ khi tu luyện, tất cả chúng tôi đều có tấm lòng rộng lớn hơn. Bây giờ khi có mâu thuẫn, thay vì đổ lỗi cho người khác, chúng tôi luôn nhìn vào trong và nghĩ đến người khác. Gia đình chúng tôi đã trở nên ngày càng hòa hợp hơn, và con trai của tôi cũng bắt đầu tu luyện. Cả gia đình chúng tôi là những người tu luyện.”
Xúc động sâu sắc bởi những ân huệ mà Đại Pháp mang đến cho một học viên, một gia đình, và xã hội, sự sẻ chia với những người khác đã trở thành ước muốn lớn nhất của họ. Năm 1998, họ và các học viên khác lập nên các điểm tu luyện tại Ottawa và thúc đẩy Pháp Luân Đại Pháp trong những dịp khác nhau.
“Tôi nhớ đã có khoảng 40 đến 50 người có mặt trong hai ngày đầu tiên của khóa giảng Pháp tại thư viện Ottawa. Phương tiện truyền thông địa phương cũng đã đưa tin về những lợi ích cả về thân lẫn tâm của các học viên. Trong một hoạt động cộng đồng địa phương vào tháng 3 năm 1999, đại sứ Trung Quốc tại Ottawa đã đến gian hàng của chúng tôi và khuyến khích chúng tôi truyền bá tinh hoa của văn hóa truyền thống Trung Quốc. Buổi giới thiệu cuối cùng về pháp môn trước cuộc đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã được tổ chức tại nhà chúng tôi. Bốn phòng nhà chúng tôi đầy kín người. Cả người Tây phương lẫn Đông phương đều yêu thích các bài tập sâu sắc và mạnh mẽ.”
Đứng vững trong cuộc bức hại
Vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, nguyên Tổng Bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân, vì quyền lực của riêng mình, bắt đầu vu khống Pháp Luân Công và bắt đầu cuộc đàn áp tàn bạo đối với các học viên.
“ĐCSTQ đã tịch thu và phá hủy các sách Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc, và ngăn chặn các trang web. Nhân dân Nhật báo đã đăng trên 340 báo cáo sai sự thật, và kích động sự thù hận của dân chúng đối với Đại Pháp.” Ông cảm thấy đáng tiếc cho những người đã không trải nghiệm được sự trân quý của Pháp Luân Đại Pháp, và cảm thương cho những người mù quáng bởi những lời dối trá mà hành ác với Đại Pháp, và hủy hoại chính bản thân họ. “Với tư cách là một đệ tử Đại Pháp, tôi có nghĩa vụ phải nói lên sự thật với thế giới.”
“Không ai trong chúng tôi có kinh nghiệm để đối phó với truyền thông và xã hội dòng chính. Chúng tôi đã chân thành viết thư cho các phương tiện truyền thông để giảng rõ sự thật sau khi họ đăng tải lại những lời dối trá của ĐCSTQ. Họ đã công bố những kinh nghiệm trực tiếp của chúng tôi. Chúng còn hơn cả những báo cáo.”
Tờ báo Thư tín Toàn cầu đã đăng một bài báo có tựa đề “Canada lên án việc đàn áp Pháp Luân Công” vào ngày 26 tháng 7 năm 1999. Canada trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới công khai lên án cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công. Tiếp theo là đến tập đoàn truyền thông Canada (CBC). Họ phỏng vấn các học viên, sản xuất và phát sóng một phim tài liệu dài bảy phút về các học viên, những người đã được hưởng lợi ích về thể chất và tinh thần. Từ chương trình đó, nhiều người đã biết được sự thật về Pháp Luân Công.
Đối mặt với cuộc đàn áp phi lý này, các học viên ban đầu nghĩ rằng đó là một sự hiểu lầm. Họ đã cố gắng để liên hệ với các cấp có thẩm quyền thông qua các kênh khác nhau. “Cuộc bức hại tiếp tục leo thang. Trường hợp tử vong đầu tiên đã xảy ra hai tháng sau đó. Một học viên đã bị đánh đến chết do không từ bỏ việc tập luyện. Chúng tôi đã bị sốc, và muốn tổ chức một cuộc họp báo tại quốc hội để kêu gọi sự giúp đỡ từ chính phủ Canada. Chúng tôi không biết làm thế nào để thực hiện việc này, vì vậy chúng tôi chỉ yên hòa tập các bài công pháp phía trước tòa quốc hội.”
Thành viên quốc hội, ông Rob Anders đã bị xúc động bởi sự kiên định của các các học viên đối với các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Ông đã viết xuống ba từ này, và long trọng chỉ ra rằng, bức hại những con người tin vào Chân – Thiện – Nhẫn chính là phá hủy nền tảng đạo đức của con người, và đó là một cuộc đàn áp đối với tất cả nhân loại. Với sự giúp đỡ của ông, chúng tôi đã tổ chức thành công buổi giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp tại quốc hội, và nhiều người hơn nữa đã biết được chân tướng.
Một năm sau, vào tháng 8 năm 2000, các học viên người Canada đã tổ chức “Tuần lễ Pháp Luân Đại Pháp” đầu tiên. Tổng thống Canada, Phó Thủ tướng, nhiều Bộ trưởng nội các, các thành viên quốc hội, và hơn 30 chính trị gia đã tuyên bố sự ủng hộ của họ đối với Pháp Luân Đại Pháp và sự phản đối của họ về cuộc bức hại. Tổng Thống Canada Adrienne Clarkson đã viết rằng các học viên “thông qua tu luyện tâm tính, đồng hóa với đặc tính vũ trụ, đối xử với mọi người bằng thiện tâm và giúp tạo dựng nên một xã hội cởi mở và khoan dung hơn.”
ĐCSTQ đã sợ hãi trước sự ủng hộ to lớn của chính phủ Canada đối với Pháp Luân Công. Lãnh sự quán Trung Quốc đã gửi đi khắp nơi những báo cáo vu khống, và đe dọa các chính trị gia để rút lại lời tuyên bố của họ. Các chính trị gia người Canada nghĩ rằng những lời dối trá của ĐCSTQ thật là lố bịch. Tại sao cáo buộc về tự thiêu, tự tử, và giết người lại chỉ xảy ra ở Trung Quốc đại lục, và không có tại bất kỳ quốc gia nào khác? Ngay cả ở Trung Quốc đại lục, tại sao chúng lại xảy ra chỉ sau khi cuộc đàn áp bắt đầu, mà không phải trước cuộc đàn áp. Bạn có thể hiểu được Pháp Luân Công là gì bằng cách quan sát các học viên. Một số thành viên quốc hội đã ném các báo cáo vu khống vào thùng rác, một số đã đưa chúng lại cho chúng tôi, và những người khác đã hồi đáp để vạch trần những lời dối trá. Một thành viên quốc hội đã viết, “Tôi sẽ lại chúc mừng tuần lễ Pháp Luân Đại Pháp như một lời hồi đáp.”
Ông Trương Côn Lôn, một giáo sư tại Khoa Nghệ thuật tại Đại học McGill, đã bị bắt tại Trung Quốc vào ngày 15 tháng 11 năm 2000. Canada đã phát động một hoạt động giải cứu chưa từng thấy. Đài phát thanh và truyền hình quốc gia (CBC), truyền hình Canada (CTV), và nhiều kênh truyền hình đa văn hoá (OMINI) cùng báo chí đã theo dõi vụ việc này. Mọi người từ các tầng lớp khác nhau đã lập nên một ủy ban cứu hộ. Ông Trương đã được thả sau hai tháng và trở về Canada.
“Tháng 2 năm 2001 tại Bắc Kinh, Thủ tướng Canada đã đưa ra vấn đề về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Tháng 10 năm 2002, Quốc hội Canada đã nhất trí thông qua dự luật S-236 nhằm hỗ trợ giải cứu các học viên Pháp Luân Công. Hàng chục học viên đã được cứu thoát đến Canada sau đó.”
“Cho đến nay khoảng nửa triệu người dân Canada đã ký vào đơn thỉnh nguyện của chúng tôi để yêu cầu chính phủ thúc giục Trung Quốc nhằm ngăn chặn bức hại Pháp Luân Công. Năm 2005 trước khi các quan chức cấp cao của ĐCSTQ viếng thăm Canada, chúng tôi đã trình lên Thủ Tướng Canada một bản kiến nghị với gần 50.000 chữ ký. Năm 2006 trước cuộc bầu cử, Thông tấn xã Canada cho biết theo số liệu thống kê về số lượng thư từ gửi đến Văn phòng của Thủ tướng, cuộc đàn áp Pháp Luân Công là một trong ba điều mà người Canada quan tâm nhất.”
Pháp Luân Công đã được người truyền người, miệng truyền miệng. Các học viên, không truy cầu vào danh tiếng hay lợi ích cá nhân, lặng lẽ tu luyện trong xã hội. Chính sách của ĐCSTQ nhằm “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể” các học viên, đã không tiêu diệt được Pháp Luân Đại Pháp, mà thay vào đó lại đẩy nó lên trường quốc tế.
Con đường vĩnh hằng
Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 19 ngày Pháp Luân Đại Pháp được giới thiệu ra công chúng, Thủ tướng Canada Stephen Harper đã viết một bức thư gửi Hiệp Hội Pháp Luân Đại Pháp Canada vinh danh tháng Pháp Luân Đại Pháp, “Lễ kỷ niệm kéo dài cả tháng là một dịp để nhìn lại việc Pháp Luân Đại Pháp được phổ truyền và tính gắn kết của nó với các giá trị Chân, Thiện, Nhẫn.”
Ông Lý nói, “Các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp là một con đường vĩnh hằng để giúp các bạn phản bổn quy chân. Pháp Luân Công đã được hồng truyền trên 110 quốc gia trên thế giới. Điều kỳ diệu này đã thể hiện uy đức của Đại Pháp, và chỉ ra tương lai tươi sáng cho nhân loại.”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/5/17/【庆祝513】风雨中见证真善忍的永恒(图)-240953.htm
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/6/12/125974.html
Đăng ngày 3-7-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.