Bài của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc

[MINH HUỆ 06-11-2021] Kể từ tháng 7 năm 1999, chính quyền cộng sản Trung Quốc bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công, một môn tu luyện dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, một cặp vợ chồng ở thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm đã bị bắt giữ nhiều lần vì đức tin của họ.

Khi người chồng được trả tự do sau lần bị bắt gần nhất vào năm 2018 thì người vợ đã bị kết án ba năm hai tháng mà gia đình họ không hề hay biết. Cô đã kháng cáo bản án nhưng tòa án cấp cao hơn vẫn giữ nguyên bản án.

Lần bắt giam gần nhất và bản án của người vợ

Ngày 12 tháng 10 năm 2018, bà Châu Tú Chi và chồng là ông Vương Ân Quốc, đã bị bắt cùng với hơn 20 học viên Pháp Luân Công khác trong một cuộc truy quét của cảnh sát. Bà Chu bị giam tại Trại tạm giam Vi Tử Câu trong 15 ngày và sau đó được chuyển đến trại tạm giam Số 4 Trường Xuân; ông Vương bị giam tại trại tạm giam Số 2 Trường Xuân.

Hai vợ chồng bị bắt đi, để lại hai đứa con thơ ở nhà, không có nguồn chu cấp. Một bé đang học trung học. Sau tết Tây, mẹ của bà Châu (74 tuổi) đã đến Phòng An ninh Nội địa Quận Khí Khai để yêu cầu thả 2 người con của bà và được biết rằng trường hợp của họ đã được đệ trình lên Viện Kiểm sát Quận Khí Khai.

Sau một năm giam giữ, ngày 30 tháng 10 năm 2019 bà Châu bị kết án ba năm hai tháng tù cùng với khoản tiền phạt 10.000 Nhân dân tệ. Sau khi bà kháng cáo lên Tòa án Trung cấp Trường Xuân, để tìm kiếm công lý cho bà, gia đình đã nhiều lần gọi cho thẩm phán tòa án cấp cao hơn nhưng vô ích. Khi thẩm phán trả lời điện thoại từ luật sư của bà Châu, ông ta ngụ ý rằng bà không có quyền kháng cáo vụ án vì kết quả vẫn sẽ không thay đổi.

Ngày 10 tháng 5 năm 2020, gia đình bà Châu nhận được thư từ tòa án yêu cầu họ phải nộp tiền phạt cho bà. Khi gia đình bà liên lạc với Vương Cường, thư ký tòa án, người đã gửi thư cho gia đình bà, Vương nói rằng tòa án nhận được thông báo từ tòa phúc thẩm rằng họ đã bác đơn kháng cáo của bà Châu. Khi gia đình bà chất vấn tại sao họ không nhận được bất kỳ thông báo nào, Vương trả lời rằng anh ta chỉ chịu trách nhiệm trong việc thu tiền phạt và họ nên tự nói chuyện với thẩm phán tòa phúc thẩm. Khi họ gọi cho thẩm phán thì không ai bắt máy.

Không lâu sau, gia đình bà Châu phát hiện tài khoản ngân hàng của bà đã bị đóng băng mà họ không hề hay biết. Khi hỏi về điều đó, họ chỉ được trả lời rằng mọi thứ đều được thực hiện theo pháp luật.

Chồng bị đuổi việc, vợ bị đưa vào trại lao động cưỡng bức

Trong hai thập kỷ qua, gia đình bà Châu và ông Vương liên tục bị bức hại. Bà Châu bị giam giữ và bị tra tấn tại Trại Lao động Cưỡng bức Hắc Chủy Tử, còn ông Vương cũng bị giam trong một trại lao động cưỡng bức và sau đó bị kết án sáu năm tù. Ông ấy cũng bị tra tấn. Vì cặp vợ chồng này thường xuyên bị sách nhiễu, bị bắt giữ và bị lục soát nhà, con cái của họ cũng bị cảnh sát quấy rối và đe dọa.

Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, ông Vương, một công nhân tại một nhà máy tản nhiệt hơi nước, đã không được phép làm việc và phải báo cáo với Đồn Cảnh sát An Khánh mỗi ngày. Ông cũng không được phép về nhà.

Vào đầu năm 2000, một trưởng bộ phận tại nơi làm việc của ông Vương đã nói chuyện với ông ấy và đe dọa rằng, họ sẽ tịch thu căn hộ của ông vốn do nơi làm việc cấp, và họ sẽ không cho phép ông tiếp tục làm việc nếu ông không chịu từ bỏ Pháp Luân Công. Ông Vương từ chối yêu cầu đó. Cùng năm đó, ông Vương bị sa thải và bị đưa đến Trại Lao động Cưỡng bức Triều Dương Câu.

Bà Châu Tú Nhi, vợ ông Vương bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 12 năm 1998 và đã khỏi bệnh tim của mình. Vào ngày 5 tháng 11 năm 2000, bà bị bắt khi đến Bắc Kinh để thỉnh cầu quyền được tu luyện Pháp Luân Công. Bà bị giam giữ tại Văn phòng Trường Xuân ở Bắc Kinh vào ngày hôm sau và được đưa trở lại thành phố Trường Xuân vào ngày 7 tháng 11.

Cảnh sát từ Đồn Cảnh sát An Khánh đã giam giữ bà trong tầng hầm của đồn cảnh sát và chuyển bà đến Trung tâm Giam giữ Thiết Bắc vào ban đêm. Bà bị giam ở đó suốt 18 ngày trước khi bị chuyển đến Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Hắc Chủy Tử.

Tại trại lao động cưỡng bức, bà Châu và các học viên Pháp Luân Công khác không được ngủ, bị buộc phải tham gia các buổi tẩy não, và bị tra tấn nếu họ từ chối “chuyển hóa” (cưỡng chế từ bỏ đức tin của mình). Các học viên cũng bị sốc điện bằng roi điện, bị trói và buộc phải lao động chân tay hơn 10 giờ một ngày.

Khi mẹ của bà Châu đưa cậu con trai ba tuổi đến thăm bà, đứa trẻ đã phải mất một lúc lâu mới nhận ra mẹ mình và gọi bà là “Mẹ”.

Người chồng bị giam giữ trong trại lao động cưỡng bức, người vợ sống vất vả

Vào ngày 8 tháng 3 năm 2000, ông Vương Ân Quốc vừa về đến nhà và chuẩn bị mở cửa thì bốn cảnh sát mặc thường phục đẩy ông vào nhà. Họ chụp mũ bảo hiểm lên đầu ông và đánh lên bằng một vật cùn. Ông Vương bị sốc, choáng váng và cảm thấy khó thở.

Hai mươi phút sau, ông Vương bị bắt đến Đồn Công an Y Kỳ, sau đó bị chuyển đến trại tạm giam địa phương và bị giam ở đó 2 năm 3 tháng. Trong trại tạm giam, cai ngục xúi giục tù nhân bẻ cong các ngón tay của ông Vương thật mạnh và xoay bàn chải đánh răng giữa ngón trỏ và ngón giữa. Bằng nỗ lực buộc ông Vương tù bỏ đức tin của mình, một tù nhân đã thúc cùi chỏ vào đầu ông Vương.

Tháng 3 năm 2000, ông Vương bị đưa đến Trại Lao động Cưỡng bức Triều Dương Câu. Ông bị buộc ngồi trên sàn xi măng, không được ngủ và bị buộc phải nhìn vào bóng đèn. Vài tháng sau, ông bị chuyển đến Trại Lao động Cưỡng bức Phấn Tiến và bị bắt ngồi trên ghế đẩu trong phòng học cùng với 12 người nữa suốt cả ngày, và chiếc ghế gỗ đã bị gãy sau vài ngày. Ban đêm, ông không cũng không được phép ngủ.

Mùa thu năm 2000, ông tuyệt thực để phản đối bức hại và bị bức thực. Cai ngục cạy miệng ông và đổ cháo vào. Bởi vì cháo đặc quá nên họ đã pha thêm nước bẩn vào.

Ngày 22 tháng 3 năm 2002, ông Vương bị kết án 2 năm cưỡng bức lao động.

Trong khi ông Vương bị tù giam, bà Châu và các con thường bị cảnh sát và cán bộ ủy ban dân cư sách nhiễu.

Bà Châu không có nguồn thu nhập bởi vì bà cũng bị mất việc làm. Bà tìm được một công việc gần nhà với thu nhập 300 Nhân dân tệ một tháng. Tuy nhiên, cảnh sát tìm đến nơi làm việc và sách nhiễu bà, yêu cầu bà nộp hình và điểm chỉ. Bà Châu từ chối. Cảnh sát đã chụp hình bà ngay tại chỗ. Bà lại bị mất việc.

Lấy danh nghĩa ngăn bà Châu đi đến Bắc Kinh, cảnh sát đã đến trường mẫu giáo của con bà và thu thập thông tin của cậu bé.

Một buổi sáng nọ, khi bà Châu chuẩn bị đưa con đến trường, bà thấy cảnh sát ở dưới lầu chờ bắt bà. Hai cảnh tiến đến nhưng bà không mở cửa. Nửa tiếng sau họ mới bỏ đi.

Điện thoại của bà Châu cũng bị giám sát. Hàng ngày bà và các con phải sống trong nỗi sợ hãi. Các con của bà luôn lo sợ khi nghe ai đó gõ cửa.

Cuối cùng, ông Vương cũng được về nhà vào năm 2002 sau khi ông bị gia hạn thi hành thêm 3 tháng tù. Tuy nhiên, cặp vợ chồng tiếp tục bị sách nhiễu thường xuyên. Họ cùng các con phải chuyển nhà từ nơi này đến nơi khác. Trong vòng hai năm, gia đình họ chuyển nhà 9 lần sau khi bị cảnh sát sách nhiễu nhiều lần.

Người vợ bị buộc trở thành vô gia cư

Ngày 8 tháng 3 năm 2005, ông Vương bị cảnh sát theo dõi và bắt giữ tại nhà thuê. Bà Châu và con gái 15 tháng tuổi cũng đang ở nhà. Cảnh sát ghìm chặt ông Vương trên ghế dài, chụp mũ bảo hiểm lên đầu ông. Họ trói tay ông ra sau lưng và bắt đầu đánh vào đầu ông.

Bà Châu đang bế con nhỏ, cố ngăn họ lại và bị đánh vào đầu. Cô con gái nhỏ khóc thét vì sợ hãi. Hai người họ hàng của bà Châu vừa đến nhà bà lúc đó cũng bị bắt đi cùng với ông Vương.

Mặc dù ở nhà, bà Châu cũng bị trói tay vào giường. Bà chỉ được tháo ra khi đến giờ cho con ăn. Buổi tối, cậu con trai 8 tuổi đi học về, cậu khóc nức nở vì hoảng sợ. Ba mẹ con cùng trải qua đêm tối trên một chiếc giường.

Trong nỗ lực bắt giữ các học viên khác, ba cảnh sát đã ở lại nhà họ và thậm chí còn đưa con trai của bà Châu đi học để biết xem liệu có ai sẽ liên hệ với con trai bà không. Việc này diễn ra trong năm ngày.

Cảnh sát đã lấy đi tất cả những đồ vật có giá trị trong nhà bà Châu, không để lại một xu nào. Khi con gái bà không còn sữa để uống, một cảnh sát đã mua một hộp sữa dành cho trẻ em. Cảnh sát còn ăn uống ngay tại nhà bà suốt mấy ngày đó.

Khi mẹ của bà Châu đến, cảnh sát ép bà vào một căn phòng khác và tịch thu chìa khóa và tiền bạc của bà. Họ thẩm vấn bà nửa giờ đồng hồ trước khi để cho bà gặp con gái. Sau đó, bà Châu nghe được một cảnh sát gọi điện thoại bên ngoài để thông báo cho ai đó rằng “Có người ở đây để trong bọn trẻ rồi.” Bà Châu hiểu rằng cảnh sát sắp bắt bà.

Bà Châu chạy ra ngoài khi đang chuẩn bị bữa ăn cho bọn trẻ. Cảnh sát không thể đuổi kịp bà. Khi họ quay trở lại, họ đã tát vào mặt mẹ bà và đá vào cô con gái nhỏ. Kể từ đó, cô bé luôn sợ những người đàn ông lạ.

Bà Châu buộc phải sống vô gia cư để tránh bị bức hại, để hai con lại cho mẹ bà chăm sóc.

Người chồng bị kết án 6 năm tù

Sau khi ông Vương bị bắt, cảnh sát đã lục soát nhà của hai vợ chồng và lấy đi sách Pháp Luân Công và tài liệu liên quan, một chiếc xe máy, một máy in, một máy photocopy, hai laptop, một đầu thu đĩa, khoảng 7.000 đến 8.000 Nhân dân tệ, một khoản tiền gửi ngân hàng và phụ kiện in ấn.

Cảnh sát đã đưa ông Vương đến tầng hầm khu an ninh công cộng của Nhà máy Ô tô Thành phố Trường Xuân để thẩm vấn. Ông bị trói vào ghế kim loại. Một sợi dây thừng được dùng để nâng chân ông lên và kéo ra phía sau. Ông Vương cảm thấy đau đớn khôn xiết.

Ban đêm, ông Vương cần đi vệ sinh, cảnh sát đã nới lỏng dây thừng. Ông tự đánh mình bất tỉnh. Cảnh sát đã thả ông ra khỏi ghế sau một thời gian lâu. Họ sợ hãi khi thấy máu loang trên sàn và trên áo của ông Vương. Họ dùng khăn trùm đầu ông lại và đưa ông đi bệnh viện cấp cứu vào buổi sáng. Ông Vương bị khâu bảy mũi. Sau khi trở lại phòng thẩm vấn, ông lại bị trói vào ghế hai ngày.

Ngày 12 tháng 3, cảnh sát đưa ông đến trại tạm giam Thiết Bắc. trại tạm giam từ chối tiếp nhận ông khi thấy máu loang khắp người ông. Cảnh sát cố bắt trại tạm giam phải nhận người sau khi nói chuyện với cấp trên ở đó.

Tháng 5 năm 2005, tại trại tạm giam, ông Vương bị bắt mặc một chiếc áo bó sát và ba lớp quần áo ấm. Các tù nhân siết chặt chiếc áo khiến ông khó thở thì họ mới nới lỏng ra một chút. Ông phải mặc chiếc áo vào ban đêm khi ngủ và bị ép giữa hai tù nhân.

Ông Vương đã tuyệt thực hơn bốn tháng và bị bức thực mỗi ngày. Khi khám sức khỏe cho ông, bác sỹ nói niêm mạc dạ dày của ông đã bị tổn thương và không nên bức thực nữa. Tuy nhiên cai ngục vẫn tiếp tục bức thực ông bằng cách nhét cố định ống dẫn vừa cứng vừa dày vào dạ dày ông. Ống dẫn còn được quấn vào đầu ông.

Ông Vương từng bị bức thực bằng trái cây trộn kali và muối, mỳ ăn liền, súp rau cải, bánh hấp nghiền. Ông bị bức thực 2 đến 3 lần một ngày.

Ngày 29 tháng 12 năm 2005, Tòa án Lục Xuân kết án ông Vương 6 năm tù giam. Ông kháng án nhưng ngày 1 tháng 3 năm 2006, Tòa án Trung cấp Trường Xuân vẫn giữ nguyên bản án. Ông bị đưa đến Nhà tù Lãnh Tử vào ngày 19 tháng 3 năm 2006.

Tháng 5 năm 2006, ông Vương bị sốc điện bởi vì ông từ chối đeo bảng tên. Hai tháng sau, kể từ cuối tháng 7 đến ngày 8 tháng 8, ông bị ba tù nhân đánh đập đến giữa đêm mỗi ngày.

Vào ngày 8 tháng 8, một cai ngục say rượu cho gọi ba tù nhân này đến và ra lệnh cho họ siết cổ ông Vương bằng đồ đồng phục nhà tù và lấy vải trùm đầu ông trước khi đánh đá ông. Một người ghìm chặt ông xuống sàn, đứng lên người ông và sốc điện ông đến giữa đêm. Cuộc tra tấn khiến ông mất khả năng vận động. Ông cần có người giúp đỡ khi đi vào nhà vệ sinh; ông cũng không thể nhai được.

Hàng tháng, ông Vương còn bị áp lực viết “tam thư“ từ bỏ Pháp Luân Công và bị đánh nếu từ chối. Mỗi khi ông bị đánh, một tù nhân dùng bình phong che tầm nhìn vào phòng. Có lần, một tù nhân đánh thật mạnh vào ngực ông gây ra cơn đau đột ngột ở ngực.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/11/6/433328.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/11/30/196808.html

Đăng ngày 19-12-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share