Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 20-11-2021] Chủ tọa phiên tòa phụ trách vụ việc của bà Lưu Lệ Kiệt đã từ chối đổi ngày xét xử để phù hợp với thời gian biểu của luật sư biện hộ cho bà. Sau đó, ông ta đã hủy bỏ phiên xét xử vì sự vắng mặt của luật sư và lên lịch cho một phiên xét xử khác. Bà Lưu và luật sư của bà quyết định rằng sẽ không tham dự phiên xét xử để phản đối việc thẩm phán vi phạm thủ tục pháp lý.

Vào ngày 17 tháng 11 năm 2021, một ngày sau phiên xét xử được dời lại, bà Lưu bị kết án 3,5 năm vì đức tin của bà vào Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện cả thân lẫn tâm đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

2021-11-19-jiamusi-liu-lijie_01.jpg

Bà Lưu Lệ Kiệt

Bắt giữ

Ngày 14 tháng 10 năm 2020, bà Lưu, một cựu giáo viên 51 tuổi ở thành phố Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang, đã bị bắt khi đang đến gặp một học viên địa phương khác. Sau khi bà được tại ngoại do không vượt qua cuộc kiểm tra sức khỏe, cảnh sát vẫn liên tục sách nhiễu bà.

Đầu tháng 9 năm 2021, cảnh sát đã đệ trình vụ việc của bà Lưu lên Viện kiểm sát quận Hướng Dương. Sau đó, công tố viên đã ra lệnh quản thúc tại gia sáu tháng đối với bà.

Ngày 12 tháng 9, các nhà chức trách đã lắp đặt một camera giám sát ở mạn đông căn hộ của bà Lưu. Ngoài ra còn có một chiếc xe cảnh sát bên ngoài căn hộ của bà và các nhân viên mặc thường phục thay phiên nhau theo dõi bà 24/24.

Ban đầu Tòa án quận Hướng Dương dự kiến xét xử bà vào ngày 24 tháng 9, nhưng sau đó đã hoãn lại đến ngày 28 tháng 9, và một lần nữa nó lại bị hủy. Trong quá trình này, thẩm phán Tống Đào đã nhiều lần ngăn cản người đại diện bào chữa cho bà trước tòa.

Khi luật sư chuyên nghiệp của bà Lưu nói với tòa rằng ông có một phiên xét xử khác diễn ra cùng ngày khi thẩm phán lên lịch một phiên xét xử khác vào ngày 12 tháng 10, thẩm phán đã từ chối yêu cầu của luật sư để thay đổi ngày xét xử và chỉ định một luật sư đại diện cho bà Lưu.

Phiên xét xử đầu tiên

Trong phiên xét xử diễn ra ngày 12 tháng 10, bà Lưu đã từ chối luật sư do tòa chỉ định, bởi người này được chỉ đạo nhận tội thay bà. Bà liên tục yêu cầu thẩm phán lùi phiên xét xử sang ngày khác để luật sư của bà có thể tham dự, nhưng thẩm phán vẫn cho mở phiên tòa.

Bà Lưu nói thêm rằng Tống đã lạm dụng luật pháp trong việc ngăn cản người bào chữa của gia đình đại diện cho bà. “Thân nhân của tôi trên cương vị người bào chữa đã đại diện cho các học viên Pháp Luân Công khác tại tòa án ở các khu vực khác và biện hộ vô tội cho họ. Tại sao ông ấy không thể đại diện cho tôi ở Giai Mộc Tư? Giai Mộc Tư có phải là một nơi vô pháp không?”

Người đại diện bào chữa của gia đình bà đã đến tòa án vào ngày xét xử, nhưng bị chặn lại và không được vào trong.

Bên ngoài tòa án, lực lượng đặc cảnh được điều động tới để bảo vệ phòng xử án. Một số con đường xung quanh tòa án cũng đã bị phong tỏa. Cả cảnh sát thường phục và có vũ trang đi tuần quanh tòa án. Một sĩ quan nói với một người qua đường rằng họ đang ngăn cản các học viên Pháp Luân Công địa phương đến để gây rắc rối cho chính quyền.

Phiên xét xử không hợp lệ và phiên xét xử mới đã được lên lịch

Ngày 4 tháng 11, cảnh sát trưởng cùng với cảnh sát được giao nhiệm vụ theo dõi bà Lưu và nói với bà rằng thẩm phán Tống Đào đã triệu tập bà đến tòa để trả lời một số câu hỏi.

Họ cũng chuyển lời nhắn của thẩm phán Tống tới bà, rằng ông ta thừa nhận phiên xét xử vào ngày 12 tháng 10 là không hợp lệ, vì luật sư của bà Lưu đã không có mặt. Ông ta cho biết đã sắp xếp một phiên xét xử khác vào ngày 16 tháng 11 và bà có thể bảo luật sư của mình tham dự.

Khi bà Lưu đến tòa án để thảo luận với thẩm phán Tống về các chi tiết của phiên xét xử mới được lên lịch, Tống nói rằng ông ta đã liên lạc với luật sư của bà, luật sư nói rằng ông không thể trực tiếp đến phiên xét xử đã được lên lịch vì con ông đang nằm viện.

Tống hỏi bà Lưu liệu bà có muốn tìm một luật sư khác hay cân nhắc luật sư do tòa án chỉ định. Bà Lưu trả lời rằng bà sẽ đưa ra quyết định sau khi nói chuyện với luật sư của mình. Bà cũng nhất quyết không sử dụng luật sư do tòa án chỉ định và nói thêm rằng bà đã có một người đại diện từ phía gia đình. Tống vẫn cố gắng ngăn cản người bào chữa của gia đình đại diện cho bà, với lý do ông không gửi cho họ các giấy tờ cần thiết.

Tống cũng cố gắng đổ lỗi cho luật sư của bà Lưu vì đã không cố gắng để tham dự phiên xét xử vào tháng 10, trong khi thực tế rằng luật sư đã thông báo cho ông ta về việc luật sư có một phiên xét xử khác vào cùng ngày gần hai tuần trước đó.

Khi bà Lưu nói chuyện với luật sư của mình sau đó, ông nói với bà rằng khi ông nhận được cuộc gọi từ thẩm phán Tống vào ngày 1 tháng 11, ông đang bận chăm sóc con mình vào ngày hôm đó, nhưng ông không hề từ chối đến phiên xét xử đã lên lịch vào ngày 16 tháng 11.

Vào ngày 8 tháng 11 luật sư đã nhận được thông báo chính thức về phiên xét xử ngày 16 tháng 11. Sau khi thảo luận vấn đề với bà Lưu, họ đồng ý luật sư sẽ không tham gia phiên xét xử, vì thẩm phán đã vi phạm thủ tục pháp lý và không có nhiều điều cho ông để tham dự phiên xét xử đã lên lịch lại này. Thay vào đó, ông sẽ tìm kiếm công lý cho bà thông qua các kênh khác.

Ngày 12 tháng 11, cảnh sát thông báo bà Lưu đến tòa án để thông báo phiên tòa. Do sức khỏe yếu bà không thể đến được, nên thẩm phán Tống và Kỷ Trung, cũng như thư ký tòa án Giải Sảng, đã đến nhà để giao nó cho bà.

Tống cho biết họ đã nhận được phản hồi của luật sư về việc không tham dự phiên xét xử và hỏi bà liệu bà có định thuê một luật sư khác không hay muốn sử dụng luật sư do tòa án chỉ định hay người thân đại diện bào chữa cho bà. Tống rất ngạc nhiên khi biết rằng bà Lưu đã từ chối cả ba lựa chọn và yêu cầu bà lặp lại câu trả lời của mình.

Trong phiên xét xử vào ngày 16 tháng 11, bà Lưu đã giữ im lặng trong suốt phiên xét xử để phản đối cuộc bức hại. Tống đe dọa sẽ kết án bà một bản án nặng hơn nếu bà không chịu hợp tác với họ.

Công tố viên Lý Lợi Phong đã đưa ra những đồ vật tịch thu tại nhà của bà, bao gồm các sách Pháp Luân Công, bộ sưu tập, đồ thủ công trang trí, đĩa CD, tập sách mỏng, ổ đĩa flash, điện thoại di động, máy tính xách tay và máy tính để bàn, tất cả đều được dùng làm bằng chứng truy tố bà. Công tố viên cũng trình bày hồ sơ thẩm vấn do cảnh sát ngụy tạo để buộc tội bà Lưu.

Một ngày sau phiên xét xử, Tống đã đưa ra bản án 3,5 năm tù đối với bà Lưu, với tội danh “lợi dụng tổ chức tà giáo phá hoại việc thực thi pháp luật” một cái cớ quy chuẩn được chính quyền cộng sản Trung Quốc sử dụng để kết án các học viên Pháp Luân Công. Bà Lưu đã đệ đơn kháng cáo bản án.

Thông tin liên hệ của các thủ phạm bức hại:

Tống Đào (宋涛), thẩm phán của Tòa án quận Hướng Dương: + 86-454-6210031, + 86-18903687999, + 86-13512645666
Lý Lợi Phong (李利锋), công tố viên của Viện kiểm sát huyện Hướng Dương: + 86-13846169281, + 86-18697098055
Cố Tùng Hải (顾松海), Trưởng Phòng 610 tỉnh Hắc Long Giang: + 86-13804536212, + 86-13339300100

(Thông tin liên hệ của các thủ phạm khác có trong bản gốc tiếng Hán.)

Bài liên quan:

Hắc Long Giang: Một phụ nữ bị xét xử mà không có đại diện pháp lý

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/11/20/433821.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/11/30/196800.html

Đăng ngày 17-12-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share