Bài viết của một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc
[MINH HUỆ 21-11-2021] Tại hai nhà tù ở tỉnh Quảng Đông là Nhà tù Bắc Giang ở thành phố Thiều Loan và Nhà tù Tứ Hội ở thành phố Tứ Hội, nhiều nam học viên Pháp Luân Công bị cầm tù vì đức tin của họ đã bị yêu cầu phải viết các tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công và học Phật giáo như một phần trong chiến dịch tẩy não của nhà tù. Những người phản kháng việc tẩy não bị đánh đập, cấm ngủ trong thời gian dài và phải ăn thức ăn tẩm thuốc độc hại.
Kể từ khi chình quyền cộng sản Trung Quốc bắt đầu bức hại Pháp Luân Công (năm 1999), một pháp môn tu luyện cổ xưa, một phần quan trọng trong chiến dịch tiêu diệt Pháp Luân Công của chính quyền là tẩy não và nghiền nát đức tin của họ.
Ngoài việc giam cầm và tra tấn thân thể, chính quyền cũng sử dụng hàng loạt các chiến thuật “mềm” trong cuộc chiến tinh thần, bao gồm tẩy não, yêu cầu các học viên ký vào tuyên bố từ bỏ đức tin, cũng như cưỡng chế họ học tài liệu của các tôn giáo khác, trong đó có Phật giáo.
Tẩy não bằng Phật giáo
Trong những năm qua, những thủ đoạn tra tấn tàn bạo, cưỡng bức và tẩy não bằng các lý thuyết của cộng sản và chủ nghĩa vô thần đã thất bại trong việc hủy hoại đức tin của các học viên Pháp Luân Công. Ủy ban Chính trị và Pháp luật Tỉnh Quảng Đông, Bộ Tư pháp và Cục Quản lý Nhà tù đã thừa nhận điều đó, bởi vậy họ đã thay đổi kế hoạch. Được đề xuất bởi các cộng tác viên (những học viên Pháp Luân Công cũ đã từ bỏ đức tin của họ), những giáo lý của Phật giáo đã được dùng để làm lung lay đức tin của học viên.
Tháng 9 năm 2020, Nhà tù Bắc Giang đã chi hơn 27.000 Nhân dân tệ cho một lần mua sách, trong đó phần lớn là sách của Phật giáo. Nhà tù cũng mua được các DVD về giáo lý Phật giáo từ một tu viện.
Tại Nhà tù Bắc Giang và Nhà tù Tứ Hội, các học viên bị gây áp lực rất lớn và cưỡng chế học Phật giáo. Tại nơi tổ chức các buổi tẩy não, các bức tường dán đầy những lời chú Lăng Nghiêm. Các học viên phải học chú Lăng Nghiêm và niệm kinh Lăng Nghiêm mỗi ngày. Bất kỳ ai từ chối sẽ bị đánh đập và bị lính canh đính những mảnh giấy có chú Lăng Nghiêm lên quần áo.
Các học viên cũng bị ép phải xem các video về Phật giáo và bị yêu cầu phải ghi chép lại. Họ phải phiên dịch kinh Phật và nói ra những lý giải của họ.
Nhà tù Tứ Hội cũng dùng nhiều cách khác nhau để tra tấn các học viên như đánh đập tàn bạo, đặc biệt là vào vùng đầu, cấm ngủ thời gian dài, không cho sử dụng nhà vệ sinh, ngồi trên chiếc ghế nhỏ và không được nói chuyện với người khác.
Những trường hợp học viên bị tra tấn đến chết và tàn tật
Năm 2008, ông Lại Giai Miễu, một doanh nhân ở huyện Tiêu Lĩnh, thành phố Mai Châu, đã bị đưa đến Nhà tù Bắc Giang để thụ án ba năm vì tu luyện Pháp Luân Công. Ông đã bị bức hại đến chết vào ngày 28 tháng 11 năm 2009 ở tuổi 59.
Ngày 20 tháng 11 năm 2021, ông Hoàng Dũng Trung ở thành phố Yết Dương đã bị đưa đến Nhà tù Bắc Giang để thụ án bảy năm. Ông đã bị biệt giam, làm việc xuyên đêm, cấm ngủ và bị bỏ thuốc không rõ nguồn gốc vào thức ăn. Ông đã nhiều lần bị đánh đập tàn bạo và cơ thể đầy vết bầm tím, thậm chí còn bị ngất đi vài lần. Ông đã được thả khi ở trong tình trạng hấp hối và khoảng 10 ngày sau ông đã qua đời (vào ngày 22 tháng 7 năm 2006). Khi đó ông ngoài 30 tuổi.
Ông Hà Kính Như ở thành phố Huệ Châu đã bị gãy tay sau khi bị đánh đập vào cuối năm 2012 khi đang thụ án năm năm ở Nhà tù Bắc Giang vì từ chối xem video lăng mạ Pháp Luân Công.
Những thủ phạm tham gia bức hại các học viên:
Tiếu Gia Tăng (肖家增), Giám đốc Nhà tù Bắc Giang
Hoắc Lân Dận (霍麟胤), lính canh ở Khu 9 của Nhà tù Bắc Giang
Lý Phi (李飞), lính canh ở Khu 13 của Nhà tù Tứ Hội
Tiết Duệ Thông (薛锐聪), lính canh ở Khu 13 của Nhà tù Tứ Hội
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/11/21/433813.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/12/1/196819.html
Đăng ngày 15-12-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.