Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở Ninh Hạ, Trung Quốc

[MINH HUỆ 17-08-2021] Ngày 5 tháng 8 năm 2021, bốn học viên Pháp Luân Công đã phải hầu tòa tại Tòa án quận Lợi Thông ở thành phố Ngô Trung, tỉnh Ninh Hạ vì tu luyện Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị chính quyền Cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Các vụ bắt giữ

Bốn học viên đến từ hai thành phố lân cận nhau ở tỉnh Ninh Hạ.

Ngày 10 tháng 2 năm 2021, cô Trịnh Á Vinh, 44 tuổi, ở thành phố Ngô Trung bị cảnh sát của Đồn Công an quận Lợi Thông bắt giữ. Ban đầu họ bị tạm giữ hành chính 14 ngày và sau đó bị tạm giữ hình sự. Ngày 27 tháng 3, Viện kiểm sát quận Lợi Thông đã phê chuẩn vụ bắt giữ của cô và hiện cô đang bị giam giữ tại Trại tạm giam thành phố Trung Vệ, cách Ngô Trung khoảng 40km.

Ông Mã Hùng Đức, 72 tuổi, là một kỹ sư nhà máy đồng hồ đeo tay đã về hưu và vợ ông là bà Trịnh Phượng Anh, 69 tuổi, cũng sống ở thành phố Ngô Trung. Họ bị các cảnh sát của Đồn Công an quận Lợi Thông bắt giữ vào cuối tháng 2 năm 2021. Nhà của họ đã bị lục soát và họ bị giam giữ hình sự.

Cả hai vợ chồng ông Mã được trả tự do vào đầu tháng 3 và bị đưa vào diện quản thúc tại gia. Vào cuối tháng 3, Viện kiểm sát quận Lợi Thông đã phê chuẩn vụ bắt giữ của họ. Họ bị đưa trở lại nhà giam và bị giam giữ tại trại tạm giam thành phố Ngô Trung.

Bà Nghiêm Anh, 58 tuổi, ở thành phố Linh Vũ cách Ngô Trung khoảng 7km, bị cảnh sát của Đồn Công an quận Lợi Thông bắt giữ vào cuối tháng 2 năm 2021. Cảnh sát còn lục soát nhà và tạm giam hình sự bà. Vào cuối tháng 3, Viện kiểm sát quận Lợi Thông đã phê chuẩn vụ bắt giữ của bà và hiện bà đang bị giam giữ tại trại tạm giam thành phố Ngô Trung.

Phiên tòa xét xử

Ban đầu tòa án dự định bắt đầu phiên tòa xét xử vào lúc 2 giờ 30 phút chiều, nhưng sau đó họ chuyển thời gian sang 1 giờ chiều mà không thông báo trước, khiến hai luật sư của bà Nghiêm ở bên ngoài thị trấn không kịp ăn cơm trưa. Chủ tọa phiên tòa là Quách Tiểu Quyên còn cố gắng ngăn cản luật sư của bà Nghiêm vào phòng xét xử, nhưng sau đó đã nhượng bộ do sự phản đối của luật sư.

Ba học viên còn lại được luật sư do tòa chỉ định đại điện pháp lý.

Hai luật sư của bà Nghiêm đã biện hộ vô tội cho bà. Họ lập luận rằng ở Trung Quốc không có đều luật buộc tội Pháp Luân Công hay gán cho Pháp Luân Công là tà giáo và công tố viên không có cơ sở pháp lý để cáo buộc thân chủ của họ tội “lợi dụng tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật”(một cái cớ được quy chuẩn hòng khép tội các học viên Pháp Luân Công). Luật sự nhấn mạnh rằng công tố viên đã không chứng minh được thân chủ của mình đã phá hoại điều luật nào hay chứng minh được việc tu luyện Pháp Luân Công của thân chủ họ đã gây hại cho bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào.

Luật sư nói thêm rằng cảnh sát không cung cấp được thông tin chi tiết về cách thức và địa điểm mà họ thu thập được bằng chứng truy tố thân chủ của mình, bởi một số bằng chứng không có trong ảnh hay danh sách tài sản bị tịch thu. Còn có sự mâu thuẫn liên quan tới bằng chứng truy tố, có những tài liệu khác nhau và mô tả khác nhau về cùng một bằng chứng truy tố.

Ngoài ra, lệnh khám và biên bản ghi chép cũng thiếu chữ ký xác thực của các quan chức tham gia vào vụ bắt giữ và lục soát nhà mà không có lời giải thích thỏa đáng nào được đưa ra.

Bà Nghiêm cũng làm chứng rằng bà tin tưởng việc sản xuất và sở hữu tài liệu Pháp Luân Công được pháp luật bảo vệ, nhưng bản thân bà chưa từng tự sản xuất tài liệu. Trong khi thẩm vấn bà, các quan chức tại Đồn Công an Cao Áp cáo buộc bà sản xuất tài liệu và ngụy tạo bằng chứng chống lại bà.

Bởi cảnh sát đưa ra bằng chứng không rõ rằng, nên cả bà Nghiêm và luật sư của bà yêu cầu thẩm phán đánh giá lại tính hợp lệ và khả năng chấp nhận của bằng chứng.

Ông Mã cũng làm chứng viêc việc ông đã nhận được thụ ích từ việc tu luyện Pháp Luân Công như thế nào và ông tuyên bố rằng ông không vi phạm pháp luật khi nói cho mọi người biết về đức tin của mình. Luật sư do tòa chỉ định đã biện hộ vô tội cho ông.

Liên tiếp bị bức hại vì đức tin của mình

Đây không phải là lần đầu bốn học viên trở thành mục tiêu vì tu luyện Pháp Luân Công.

Bà Nghiêm bị bại liệt khi mới một tuổi, khiến bà bị tàn tật và sau đó mắc nhiều bệnh khác. Tuy nhiên, sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào tháng 5 năm 1997, các triệu chứng bệnh của bà nhanh chóng biến mất. Sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, bà Nghiêm chưa từng dao động niềm tin của mình. Vào tháng 3 năm 2000, bà bị giam giữ 15 ngày vì tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Vào tháng 9 năm 2001, bà bị kết án ba năm lao động cưỡng bức.

Ông Mã cùng bà Trịnh Phượng Anh đều hồi phục sức khỏe sau khi họ bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Bệnh sỏi thận của ông Mã đã biến mất, bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh viêm ruột và dạ dày của bà Trịnh cũng biến mất. Ngay sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, cả hai học viên đều bị bắt giữ, ông Mã đã bị giam giữ 71 ngày và bà Trịnh bị giam giữ 63 ngày. Sau đó, ông Mã bị kết án hai năm lao động cưỡng bức và hai lần bị kết án tù với tổng thời gian 12,5 năm. Bà Trịnh cũng bị giam giữ trong trại lao động hơn hai năm. Bà cũng hai lần bị kết án, thụ án 7 năm trong tù và ba năm thụ án treo.

Cô Trịnh Á Vinh thấy sức khỏe của mình đã cải biến sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Năm 2004, cô bị giam giữ và sau đó đã từ bỏ tu luyện dưới áp lực của cuộc bức hại. Cô tiếp tục tu luyện Pháp Luân Công vào năm 2019, nhưng lại bị bắt giữ vào tháng 2 năm 2021.

Bài liên quan:

Bốn cư dân Ninh Hạ đối mặt với truy tố vì tu luyện Pháp Luân Công

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/8/17/429684.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/9/12/195043.html

Đăng ngày 03-10-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share