Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 22-05-2021] Trước đây, mỗi lần đến nhà con trai ở thành phố để thăm cháu nội, tôi luôn thấy căn bếp rất bừa bộn. Ngay khi tôi đến, con dâu tôi không nấu nướng nữa, và tôi phải làm hết. Để làm hài hòa mối quan hệ, con trai tôi nói: “Mẹ ơi, con muốn ăn các món rán của mẹ,” hoặc, “Mẹ ơi, con muốn ăn món dưa bắp cải xào mẹ nấu.” Tôi biết con trai mình không bao giờ kén ăn, thực ra là con dâu tôi không muốn nấu nướng. Mỗi lần chịu đựng điều đó, tôi lại thầm trách con trai: “Thôi được, phải chăng con sợ con không thể lấy được vợ? Cô ta đối xử với mẹ con như vậy mà con không dám nói một lời công bằng nào. Thật là lộn xộn!” Tôi luôn cảm thấy buồn phiền.

Thay đổi quan niệm, đề cao tâm tính

Lần kế tiếp tôi đến chỗ con trai, căn bếp thậm chí còn bừa bộn hơn, và bếp lò còn tồi tệ hơn mọi khi. Nào chai lọ, xoong chảo, bát đĩa, thìa, và đũa bày khắp nơi, và còn cả những mỳ sợi, trái cây, và rau củ vương vãi khắp sàn nhà. Chẳng còn chỗ nào mà đặt chân nữa. Tôi thực sự lo lắng. Tình trạng này chưa bao giờ xảy ra trước khi tôi bảo chúng phải lau dọn bếp. Tôi nghĩ: “Việc này xảy ra là do mình, thực sự rất tệ.” Tôi thực sự muốn nổi giận và mắng bọn trẻ một trận.

Đúng lúc đó, tôi nhớ đến Pháp của Sư phụ:

“[Tôi] nói rõ cho chư vị một chân lý: toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

“Là người tu luyện, ‘tìm bên trong’ là một Pháp bảo” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC năm 2009, Giảng Pháp tại các nơi IX)

Tôi coi tất cả việc này là một khảo nghiệm từ Sư phụ. Trước hết tôi tìm kiếm các chấp trước của chính mình và tìm thấy tâm ngạo mạn, hiển thị, tranh đấu, phàn nàn, oán hận, phiền não, và tâm trí rối loạn. Tôi quyết phải vứt bỏ những chấp trước người thường này và ngừng những suy nghĩ không tốt về con dâu.

Tôi đối xử với con trai và con dâu như những chúng sinh, những người mà đang dõi theo từng cử chỉ ngôn hành của tôi bởi vì tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp. Chỉ khi tôi làm tốt thì chúng mới có thể nhận ra rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt và do đó được Pháp Luân Đại Pháp cứu độ. Sau khi chào hỏi con dâu và con trai, tôi vào bếp lau dọn và nấu bữa tối.

Tôi ở lại đó hai ngày, rồi về nhà. Trên đường về nhà, tôi nghĩ: Lần tới khi lại đến nhà con trai, mình sẽ coi căn bếp đó như là một địa điểm để mình tu luyện. Đó là một nơi tốt để mình đề cao tâm tính, và mình sẽ tu luyện như một “tiểu hòa thượng.” Bởi vì Sư phụ đã dạy rằng:

“Chịu khổ chịu nạn là cơ hội rất tốt để tiêu trừ nghiệp lực, tiêu trừ tội lỗi, tịnh hoá nhân thể, đề cao cảnh giới tư tưởng, và thăng hoa tầng thứ; đó là việc rất tốt; Pháp lý chân chính là như vậy.” (Càng về cuối càng tinh tấn, Tinh tấn yếu chỉ III)

Thái độ của con dâu thay đổi

Sư phụ đã giảng:

“Thực ra đúng là như vậy. Nếu không ngại gì thì khi về nhà chư vị hãy thử đi. Khi gặp khó khăn kiếp nạn, hoặc khi vượt quan, chư vị hãy thử xem: khó Nhẫn, chư vị hãy cứ Nhẫn xem sao; thấy thật khó làm, nói là khó làm, chư vị cứ làm xem cuối cùng có làm được chăng. Nếu chư vị có thể thật sự thực hiện được như vậy, thì chư vị sẽ phát hiện rằng ‘liễu ám hoa minh hựu nhất thôn’!” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Một năm trước, tôi lại lên thành phố. Trước khi đi, tôi đã gọi cho con trai. Khi đến chỗ con trai, tôi nhìn thấy con dâu đang nấu ăn trong bếp. Sau khi chào con trai và cháu trai, tôi đi vào bếp như thường lệ. Con dâu tôi cười và nói: “Mẹ à, mẹ không cần giúp con trong bếp đâu ạ. Cơm nấu xong rồi, con sẽ rán thêm hai món nữa, rồi chúng ta sẽ ăn ạ. Mẹ cứ chơi với cháu trai một lát đi ạ. Cháu trai nhớ mẹ lắm.” Lúc đó, cháu trai nói: “Bà ơi, bà đừng nấu cơm, bà chơi với cháu đi ạ.” Nó kéo tay tôi đi ra và chạy vào phòng khách. Đến đêm, cháu trai ngủ cùng tôi.

Sáng hôm sau, trước khi cháu trai thức giấc, tôi dậy và đi vào bếp để làm bữa sáng. Cháu trai tôi chạy vào bếp và dùng hai bàn tay bé nhỏ của nó để tháo tạp dề của tôi. Tôi nói: “A, làm gì thế, cháu trai?” Nó nói: “Cháu không muốn bà nấu cơm, cháu muốn mẹ nấu cơ.”

Lúc đó, con trai và con dâu tôi cũng đã dậy. Con dâu tôi nói: “Mẹ ơi, mẹ có thể chơi với cháu khi con nấu ạ!” Tôi nói với cháu trai: “Chẳng phải mẹ vẫn thường nấu cho cháu sao? Bà đang ở đây, hãy để mẹ cháu nghỉ ngơi, được không?” Cháu trai nói: “Không, không, cháu muốn mẹ nấu cơ.” Tôi hỏi: “Tại sao vậy?” Cháu trai láu lỉnh nói: “Vì bà là bà nội cháu mà.” Nó nắm lấy tay tôi và đi thẳng ra phòng khách để chơi.

Đến bữa ăn, con dâu rót nước soda cho tôi đầu tiên, và khi con dâu bảo cháu trai chia thức ăn, cháu luôn đưa tôi phần nhiều hơn chút. Tôi hỏi cháu trai: “Sao cháu lại chia bà nhiều hơn thế? Cháu đáp: “Bởi vì bà là mẹ của bố cháu và là bà của cháu, đó là điều mẹ cháu đã nói ạ.”

Con dâu nói với con trai tôi: “Sẽ tốt biết bao nếu dì của em giống như mẹ!” Dì của cháu luôn đi làm xa mà không về nhà. Con dâu tôi được bà của cháu nuôi nấng đến khi cháu lên chín, và cháu vẫn luôn lo lắng về sức khỏe thể chất và tinh thần của bà cháu. Con dâu thậm chí còn nói: “Mẹ ơi, bà của con luôn khen mẹ rất tử tế và bảo con đối xử tốt với mẹ ạ!”

Thật tốt biết bao khi thực tu và hướng nội. Tôi biết Sư phụ đang khích lệ mình. Con xin cảm tạ Sư phụ!

[Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác phát hành trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org]


Bản tiếng Hán: https: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/5/22/-426045.html

Bản tiếng Anh: https: https://en.minghui.org/html/articles/2021/6/16/193711.html

Đăng ngày 19-08-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share