Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 04-05-2021] Có một đồng tu đã nói xấu tôi sau lưng trong một thời gian dài, và cuối cùng tôi đã vô tình nghe được những lời nói xấu này. Tôi đã rất tức giận khi nhận thấy người học viên này thường tách mọi việc ra khỏi bối cảnh, nói không đúng sự thật để hướng đến cách nghĩ của bản thân. Đôi khi tôi phải nói lại với các học viên khác những gì thực sự đã xảy ra. Tôi tự tin rằng tôi là người có lý trí và chân thật, tôi coi thường người học viên đã nói xấu mình. Khoảng cách giữa chúng tôi ngày càng lớn hơn.

Mâu thuẫn của chúng tôi không chỉ có các học viên biết đến, mà một số người thường cũng biết và họ có vẻ ủng hộ người học viên kia. Họ đã hỏi tôi những câu hỏi mang tính khiêu khích khi gặp tôi. Mỗi lần tôi gặp phải tình huống này, tôi đều phải nhẫn nhịn bằng cái tâm của người thường và cảm thấy rất tổn thương và ủy khuất. Tôi luôn cảm thấy rằng người học viên đó đã nói điều gì không đúng sự thật để có lợi cho cô ấy.

Tôi đã đối đãi với tình huống này bằng tâm thái của một người thường. Tôi luôn cảm thấy mình là người có lý trí. Nhưng tôi lại cảm thấy bị mắc kẹt trong nó và không thể tự thoát ra. Những điều này cứ hằn sâu vào tâm trí tôi, tôi đã rất tức giận vì tôi luôn nghĩ rằng mình đã đúng. Hàng ngày phải chịu đựng nghiệp tư tưởng này nên tôi đã rất chán nản.

Hơn nữa, tôi trở nên nghi ngờ hết thảy mọi người. Khi có ai đó nhìn tôi một cách khó chịu, tôi liền có suy nghĩ rằng người học viên đó hẳn đã nói với họ điều gì đó. Tôi trở nên khó tính và gần như rơi vào trạng thái trầm cảm vì bị những quan niệm của người thường khống chế. Cho đến khi tôi chợt tỉnh ngộ và cầu xin sự giúp đỡ của Sư phụ: “Sư phụ, con nên giải quyết những vấn đề này như thế nào? Con không muốn mắc kẹt mãi trong tình trạng này”.

Rồi một đêm, tôi có một giấc mơ: Một người phụ nữ sành điệu phàn nàn với tôi rằng cô ấy đã bị người khác lợi dụng để sai khiến vì sự chăm chỉ của cô. Tôi đã cố gắng thuyết phục cô ấy đừng buồn. Đột nhiên cánh cửa một chiếc ô tô đậu ngoài đường mở ra và có một cảnh sát tức giận bước vào phòng. Người phụ nữ ấy ngay lập tức chỉ vào tôi và nói: “Chính là cô ấy!”. Tôi chưa kịp giải thích thì tên sĩ quan cảnh sát đã dí súng vào đầu tôi và chuẩn bị nổ súng. Tôi nhắm mắt lại mà không có bất kỳ áp lực hay nỗi sợ hãi nào và nói trong tâm: “Tôi sẽ để Sư phụ an bài mọi việc”. Sau đó tôi tỉnh dậy.

Cảm giác bị dí súng vào đầu rất chân thực đến nỗi tôi nhận ra có lẽ mình không nên cố gắng giải thích bất cứ điều gì cho người khác, hoặc quá quan tâm đến những gì người khác nói về mình. Tôi càng bận tâm đến những điều này thì chính là tôi đang tạo môi trường cho những vật chất xấu tồn tại. Càng dùng cách nghĩ của người thường thì vấn đề xuất hiện với tôi càng tệ hơn và tôi càng bị quấy rầy bởi nó. Những suy nghĩ tiêu cực của tôi làm gia tăng nghiệp tư tưởng và khiến tôi không thể tĩnh tâm học Pháp. Nó trở thành một vòng luẩn quẩn. Tôi tự nhắc nhở bản thân rằng đây chính là nghiệp lực của mình nên mới khiến người khác đối xử tệ với mình. Tôi sẽ không để nó làm ảnh hưởng đến tôi như tôi đã làm trong giấc mơ.

Một ngày nọ, tôi đọc được bài thơ của Sư phụ và hiểu rằng điều quan trọng nhất đối với tôi là phải hướng nội.

“Nếu gặp phải biện giải mạnh mẽ thì đừng tranh lời

Hướng nội tìm nguyên nhân, ấy là tu luyện

Càng muốn giải thích thì tâm càng nặng

Mà lòng khoáng đãng không chấp thì lại nảy ý kiến sáng suốt”. (Thiểu biện, Hồng Ngâm III)

Tạm dịch:

“Gặp thời xảo biện hãy lặng im

Tu luyện ắt phải hướng nội tìm

Càng giải thích nhiều tâm càng nặng

Cởi chấp mở lòng sáng trong tim”. (Thiểu biện, Hồng Ngâm III)

Những sự việc tương tự đã xảy ra một vài lần. Các học viên khác đã nói điều gì đó hoàn toàn không đúng sự thật. Mặc dù những điều đó không liên quan gì đến tôi, nhưng tôi đã yêu cầu người khác phải nói đúng sự thật, nếu không thì tôi sẽ coi thường họ. Tôi đã hình thành quan niệm như thế.

Sư phụ giảng:

“Từ nay trở đi chư vị sẽ là như thế, dẫu chư vị đúng hay không đúng, vấn đề [đúng-sai] ấy đối với một người tu luyện mà giảng là hoàn toàn không trọng yếu. Không được cứ tranh luận mãi, không được nhấn mạnh vào là ai đúng ai sai. Có người vẫn luôn cứ nhấn mạnh rằng mình là đúng; chư vị đúng, chư vị không sai, vậy thì sao? Là đề cao trong Pháp chăng?” (Giảng Pháp ở Manhattan, Giảng Pháp tại các nơi X)

Vấn đề của tôi là nằm ở đây. Tôi đã không thực sự đề cao bản thân dựa trên Pháp. Thay vào đó, tôi dùng suy nghĩ và quan niệm của người thường để suy xét các vấn đề. Là một người tu luyện, tôi cần học Pháp thật tốt, hướng nội tìm ra chấp trước của bản thân và phát chính niệm để thanh trừ nó. Đây là con đường của một người tu luyện. Con đường tu luyện của tôi là phải hướng nội, không nên để các quan niệm của người thường và nghiệp tư tưởng thao túng.

Tôi cũng nhận ra rằng tôi đã không thực sự tu khẩu. Tôi có thói quen nói về mọi chuyện ngay cả khi chúng không liên quan gì đến tôi. Tôi cũng có tâm tật đố. Tôi phải thực sự nghiêm túc tu bỏ các chấp trước này.

Đây chỉ là thể ngộ của cá nhân tôi, vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì chưa phù hợp.

[Ghi chú của người biên tập: Bài viết dựa trên nhận thức cá nhân của tác giả về trạng thái tu luyện hiện tại, cùng quý đồng tu đối chiếu, để chúng ta có thể “Tỷ học tỷ tu”]

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/5/4/424038.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/6/4/193532.html

Đăng ngày 21-07-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share