Bài viết của học viên Đại Pháp tại Nhật Bản

[MINH HUỆ 21-06-2021]

Con xin kính chào Sư tôn! Chào các quý đồng tu!

Tôi là một đệ tử Đại Pháp người Hoa sinh sống tại Nhật Bản. Hồi nhỏ tôi theo cha xuất ngoại, ở Nhật bắt đầu tu luyện đến nay cũng đã 10 năm rồi. Dưới đây là chút thể hội tu luyện của tôi, nếu có chỗ nào chưa đúng, mong quý đồng tu từ bi chỉ chính.

Khi tôi còn rất nhỏ tuổi, bố tôi đã bắt đầu tu luyện, vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau nên tôi và cơ duyên tu luyện cứ gần bén rễ rồi lại vụt qua. Tôi chính thức đắc Pháp vào lúc tốt nghiệp tiểu học, từ lớp 6 trở lên bắt đầu đọc cuốn “Chuyển Pháp Luân”. Lúc đó tôi phát hiện, cuốn sách này khác với tất cả các cuốn sách khác, văn chương tuy không khó nhưng nội hàm trong đó thì không cuốn sách nào sánh được. Dần dần thông qua học Pháp và luyện công, thành tích học tập của tôi cũng đề cao hơn. Khi vào tiểu học, thành tích học tập của tôi không tốt lắm, đặc biệt là môn ngoại ngữ. Lúc đó tôi luôn phải đi học thêm tiếng Nhật, giao tiếp với bạn học cũng đều không hiểu đối phương nói gì, thành tích thi cử thì… không cần nói ra mọi người cũng hiểu là tệ như thế nào. Sau khi học Đại Pháp, thành tích học tập của tôi tiến triển nhanh như vũ bão. Sau vài tháng đắc Pháp, tôi bước vào kỳ thi vào cấp hai đầu tiên, kết quả môn ngoại ngữ đã đạt điểm tối đa.

Sau khi đắc Pháp, sức khỏe của tôi tốt hơn trước nhiều. Trước đây, cứ đến mùa đông là tôi sẽ bị viêm mũi, phải uống rất nhiều thuốc Trung Y mà còn phải uống liên tiếp trong vài tháng. Tu luyện xong không bị tái phát nữa, cũng không cần phải uống thuốc. Ngoài ra, chứng say tàu xe từ bé của tôi cũng không cánh mà bay. Kể từ đó, tôi gần như không cần phải đến bệnh viện và cũng không cần phải uống thuốc.

Khi tôi học lớp 7, trong mơ tôi đã mơ thấy một cảnh tượng. Tôi đang giảng chân tướng ở một khu vực nào đó, hai bên đường có rất nhiều tòa nhà. Tôi cứ đi cứ đi, đi tới một tòa nhà được bảo vệ rất cẩn thận; tôi phát hiện nó giống như một tòa nhà của tà đảng, trước cổng có hai cảnh sát tà ác đang cản đường tôi đi. Tôi nghĩ: Bên trong vẫn còn rất nhiều người, mình phải cứu họ. Lúc đó tôi cũng không sợ hãi gì lắm, cũng không nghĩ quá nhiều, cứ thế đi qua thôi. Giờ nghĩ lại mới thấy, đó là khảo nghiệm xem tôi có đủ dũng khí đi giảng chân tướng không, trong hoàn cảnh Trung Cộng phát động bộ máy bức hại, tôi có dám bước vào đó hay không?

Từ khi lên trung học, cùng lớp có một bạn nữ rất mạnh mẽ, rất khỏe và tính cách thì rất nóng tính. Tôi thân là con trai nhưng đôi lúc vẫn bị bắt nạt. Vào một lần trong khi ngủ, tôi mơ thấy mình đang ở phòng thi, bạn nữ kia thì ngồi trước mặt tôi. Bạn ấy đang viết bài, vô tình làm rơi cục tẩy xuống đất. Tôi đã giúp bạn ấy nhặt nó lên và đưa trả lại cho bạn. Nhưng bạn ấy không những không cảm ơn tôi, trái lại còn mắng tôi. Tôi không động tâm, chỉ mỉm cười đưa cục tẩy lại cho bạn. Sau khi tỉnh, tôi bừng tỉnh đại ngộ, Sư phụ đã giảng:

”Đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu” (Giảng Pháp tại Pháp hội Sydney [1996])

Ra là như vậy, sự việc này đã giúp tôi trải nghiệm uy lực của Đại Pháp, hơn nữa kể từ đó bạn nữ kia cũng không còn bắt nạt tôi nữa.

Thông qua tu luyện, tôi hiểu làm cách nào để hòa đồng với mọi người, từ đó phát hiện ra rất nhiều quan niệm hình thành trong xã hội ngày nay đều không đúng. Một lần nọ trong tiết học đạo đức, thầy giáo hỏi: “Nếu các em và bố mẹ nảy sinh xung đột, ví như các em muốn mua thứ này nhưng không được, vậy các em sẽ làm thế nào?” Bạn học đều có cùng một đáp án sẽ cãi lại bố mẹ, nhất định phải có được thứ mà mình muốn, còn tôi thì đã không nói gì. Thầy giáo lại hỏi tôi: “Em thấy như thế nào?” Tôi trả lời rằng: “Em sẽ không cãi lại cha mẹ mà thật bình hòa giải thích với họ lý do em muốn mua thứ này, vì dù sao cũng là bố mẹ trả tiền, nếu mà bố mẹ không đồng ý, vậy thì không mua nữa ạ.” Lúc đó bạn học đều vô cùng kinh ngạc.

Khi trong giờ giao bài tập tại trường có đề cập đến nội dung về tuổi dậy thì. Trong sách viết, cãi lại cha mẹ là chuyện bình thường, vì vậy khi đó rất nhiều mối quan hệ giữa gia đình và học sinh đều căng thẳng, rất nhiều mâu thuẫn. Khi thầy giáo nghe câu trả lời của tôi xong, buột miệng nói một câu: “Có đứa trẻ như em thì bậc cha mẹ có thể yên tâm rồi.”

1. Trên phương diện giảng chân tướng đề cao tâm tính

Tháng 9 năm 2017, tôi cùng đồng tu tham gia hoạt động giảng chân tướng ở Kyoto. Đó là một hội nghị y tế quốc tế, với sự tham gia của các nhân viên nghiên cứu và bác sỹ đến từ khắp nơi trên thế giới. Đồng tu đã thuê một gian hàng ở hội trường, còn có cả đồng tu ở ngoài hội trường phát tờ rơi, đặc biệt là còn có sự giúp đỡ của đồng tu đến từ Đài Loan, hiệu quả giảng chân tướng rất tốt.

Gian hàng của chúng tôi nằm đúng tại khu vực lối đi nên những dòng người tham dự cứ nối đuôi nhau đi qua gian hàng của chúng tôi, hơn nữa rất nhiều người còn đi qua nhiều lần. Khi giảng chân tướng vào buổi trưa, tôi nhìn thấy một người đàn ông người Trung Quốc. Tôi nghĩ, thật là tốt vì ông ấy có thể xem được chân tướng ở Nhật Bản. Vì vậy, tôi đã bước tới giảng chân tướng. Ông ấy không có phản ứng gì, chỉ âm thầm lắng nghe. Vì lượng người lúc đó không nhiều, tôi vừa đi vừa giảng, rất nhanh đã đến cuối đường rồi, đột nhiên ông ấy quay người lại phía tôi rồi đẩy vai tôi một cái. Tôi không có sự chuẩn bị trước, bị ông ấy đẩy lùi đi vài bước, ông ấy lại nói những lời khó nghe, rồi quay người bỏ đi.

Sư phụ giảng:

“…Đi ngoài đường, bị người ta đá một cước, nhưng không ai biết mình là ai, thì cũng có thể Nhẫn được’. Tôi nói rằng vậy không đủ; trong tương lai có khi đang ở trước mặt người mà chư vị không muốn mất mặt nhất thì chư vị bị người ta tát cho hai cái, không cất đầu lên nổi; chư vị đối đãi vấn đề ấy như thế nào, xem chư vị có thể Nhẫn được hay không.” (Chuyển Pháp Luân)

Ngay trong tình huống có nhiều người qua lại như vậy, tôi bị bẽ mặt, trong tâm cảm thấy rất khó chịu, thiếu chút nữa là tôi đã khóc rồi. Tôi nhớ đến đoạn Pháp này của Sư tôn, trong tâm thầm nhẩm đi nhẩm lại đoạn Pháp này, dần dần tôi đã khống chế được cảm xúc đó của mình và tiếp tục giảng chân tướng. Thực ra, phản ứng của đại đa số người nghe chân tướng đều khá lạc quan. Có một vị bác sỹ ở nước ngoài cùng chồng cô ấy sau khi nhận tờ rơi đã dừng chân lại và hiểu được chân tướng. Ông ấy là bác sỹ khoa mắt, vì vậy tôi đã dùng cách thức cấy ghép giác mạc của Trung Cộng làm chủ đề, nói về việc Trung Cộng đã tiến hành kiểm tra mắt của các đệ tử Đại Pháp bị bắt giam phi pháp, mục đích để thu hoạch giác mạc; Trung Cộng còn có hành vi ác độc mổ cướp nội tạng sống trên diện rộng, bức hại các đệ tử Đại Pháp. Ông ấy bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với đệ tử Đại Pháp và đã điền tên lên trang web của tổ chức chống mổ cướp nội tạng. Toàn hoạt động đều có hiệu quả rất tốt. Ngày cuối cùng, chúng tôi đếm số lượng chữ ký của bác sỹ và đạt đến hơn trăm người.

2. Tham gia hạng mục truyền thông, giảng chân tướng cứu người

Tốt nghiệp đại học xong tôi đến làm việc tại một ngân hàng, thời gian làm việc cũng không nhiều, cũng có những quy tắc nhưng tiệc tùng giao tiếp thì lại rất nhiều. Mặc dù không tính là ba bữa nhỏ, năm bữa lớn, ngoài tiệc tiếp đón, tạm biệt ra thì còn có các kiểu tiệc tùng đồng nghiệp, tiền bối, cấp trên. Về đến nhà lại phải chuẩn bị công việc cho sáng mai đi làm, có thể đảm bảo được là một người tu luyện cũng đã là một chuyện khó, giảng chân tướng thì càng không có thời gian rồi.

Tháng 2 năm 2021, đồng tu làm việc trong Đại Kỷ Nguyên gọi điện thoại hỏi tôi có muốn trở thành nhân viên chính thức cho Đại Kỷ Nguyên không? Lúc đó tôi nhớ đến lời giảng của Sư phụ:

“Bởi vì chư vị có rất nhiều việc cần làm, cần làm tốt công tác người thường, cần quản các việc gia đình, đệ tử Đại Pháp còn phải có thời gian học Pháp luyện công, còn phải giảng chân tướng, còn phải tham gia các hạng mục [công việc] Đại Pháp, gồm cả việc của Đại Kỷ Nguyên. Nếu lấy việc giảng chân tướng và việc làm kênh thông tin của đệ tử Đại Pháp hợp lại làm một, thế chẳng phải bớt phần thời gian phải chia tải ra không? Hơn nữa vừa giải quyết vấn đề cuộc sống, giải quyết vấn đề công tác xã hội người thường, làm thế quá hay vậy sao không làm? Tôi cảm thấy [xu] thế ấy là tất yếu.” (Giảng Pháp tại hội nghị Đại Kỷ Nguyên [2009])

Tôi nghĩ, người tu luyện đến thế gian này là vì trợ Sư chính Pháp, chứ không phải vì sống sao cho tốt hoặc chạy theo danh lợi. Cộng thêm sự động viên và khích lệ từ đồng tu người nhà, tôi đã hạ quyết tâm xin nghỉ ở làm ở ngân hàng và chuyên tâm làm cho Đại Kỷ Nguyên.

Đến Đại Kỷ Nguyên, công việc chủ yếu của tôi là biên dịch và biên tập, đối với tôi mà nói thì đây đúng là cầu gì được nấy, nhưng thuận theo sự thay đổi lớn của tình thế hiện nay, những yêu cầu của kênh truyền thông cũng kéo theo đó mà phát sinh thay đổi. Kể từ cuộc tổng tuyển cử Hoa Kỳ năm ngoái, Đại Kỷ Nguyên Nhật Bản cũng có những phát triển đáng kể, lượng người theo dõi tăng gấp nhiều lần so với trước, hơn nữa tổng bộ yêu cầu Nhật Bản phải có phóng viên riêng, phải đưa tin tức trong nước. Chính vì điều này, tôi đã từ người biên dịch trở thành phóng viên, mặc dù ngoài mặt tôi không thể hiện gì nhưng trong tâm thì rất khẩn trương, vì tôi mắc chứng sợ giao tiếp với mọi người.

Sư phụ giảng:

“Chư vị luyện luyện công, luyện nhiều hơn một chút, tay giơ lên phát mỏi, hoặc chân đứng phát run, vậy hỏi có tăng công; chư vị luyện thêm vài giờ hỏi có thể tăng công? Nó chỉ có tác dụng chuyển hoá bản thể thôi, nhưng vẫn cần năng lượng để gia trì; nó không có tác dụng đề cao tầng. ‘Khổ cái tâm chí’ mới là then chốt đề cao tầng thực sự.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi bắt đầu hướng nội, tại sao khi tôi tiếp xúc với người lạ thì tâm tình sẽ mâu thuẫn đây? Tôi đã tổng kết lại và phát hiện tôi có tâm sợ mất thể diện, lòng tự tôn, còn có tâm ân dật v.v.. Vì có những loại tâm này nên khi phỏng vấn sẽ không hiểu được đối phương, hoặc nghĩ mình làm không tốt, từ đó buổi phỏng vấn không có nội dung hay.

Sư phụ giảng:

“Tu luyện cần phải tu luyện trong ma nạn, [để] xem [đối với] thất tình lục dục chư vị có thể dứt bỏ hay không, có thể coi nhẹ hay không.” (Chuyển Pháp Luân)

Nếu đó đã là tâm chấp trước, vậy thì nên loại bỏ chúng xuống, rất nhanh sau đó, cơ hội này đã đến.

Vào đầu tháng 3, đồng tu đã liên lạc với một nghị sỹ có liên quan đến vấn đề nhân quyền và hẹn sẵn thời gian phỏng vấn. Nhưng vì nhiều nguyên nhân khiến đồng tu ấy không thể tham gia được, vì vậy tôi đã nhận nhiệm vụ này. Mặc dù lúc đó tôi mạnh miệng đồng ý, hơn nữa đồng tu cũng giúp tôi thảo luận qua nhưng trong tâm tôi vẫn thấp thỏm bất an.

Đầu tiên, khu vực mà vị nghị sỹ đó ở tôi trước giờ chưa từng đi đến, nên có thể nói là tôi hoàn toàn không biết chỗ đó, hơn nữa trước đó cũng chưa từng nghe nói về ông ấy, trong khi đó tôi phải đi một mình. Lại nghĩ, nhỡ may lúc phỏng vấn mà thất lễ, há chẳng phải sẽ bôi nhọ kênh truyền thông sao? Vào thời điểm đó, tôi chính thức tham gia Đại Kỷ Nguyên mới được hơn 3 tháng, trong lĩnh vực phỏng vấn hoàn toàn là một người mới. Nhưng lại nghĩ, nếu đã bảo tôi đi thì rất có thể đối phương là người hữu duyên với tôi.

Sư phụ giảng:

“Trong tu luyện, dù là hoàn cảnh nào, dù là giai tầng nào, dù chư vị là thân phận gì, chư vị cảm thấy bản thân làm việc nào đó là ngẫu nhiên, hoặc là vận may hoặc là vận rủi, chư vị nếu thật sự nhìn thấy được, thì sẽ phát hiện rằng, đó đều là con đường mà nguyện của chư vị thúc đẩy mà thành, không hề ngẫu nhiên.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014)

Thật đúng như lời mà Sư phụ đã giảng, lần phỏng vấn này cũng không phải là ngẫu nhiên. Buổi phỏng vấn diễn ra vô cùng thuận lợi, tôi cũng có thể cảm nhận được tinh thần chính nghĩa từ vị nghị sỹ này. Ông ấy còn đề cập đến vấn đề đệ tử Đại Pháp bị bức hại, bị mổ cướp nội tạng. Đây là một điều vô cùng hiếm thấy trong tình thế các nghị sỹ Nhật Bản bị Trung Cộng thẩm thấu một cách nặng nề. Sau cùng chúng tôi chụp hình cùng nhau và rất nhanh đã hoàn thành buổi phỏng vấn lần này.

Trong toàn bộ quá trình đó, những tâm trạng lo lắng lúc đầu của tôi đều không xảy ra, hơn nữa kết quả vượt qua sự kỳ vọng của tôi. Tôi nhận thức rõ ràng được những tâm đó đều là can nhiễu, buổi phỏng vấn thành công càng giúp tôi tăng thêm tín tâm. Kể từ đó, tâm sợ hãi cũng không còn phản ứng mạnh mẽ như trước nữa.

Quan hệ giữa tôi và vị nghị sỹ đó luôn rất tốt. Sau khi nhà in của Đại Kỷ Nguyên Hồng Kông bị tấn công, tôi đã gọi điện thoại phỏng vấn ông ấy. Ông bày tỏ thái độ vô cùng tức giận về cuộc tấn công nhắm vào Đại Kỷ Nguyên, cho rằng sự việc như vậy không nên xảy ra. Ông chia sẻ với tôi: “Đúng là quá thần kỳ, anh biết không? Anh gọi điện thoại đúng lúc tôi đang xem đoạn video đó. Đúng là duyên phận mà!”

Ông còn nói sáng sớm ngày hôm đó, khi ông phát biểu trên phố với tư cách là thành viên Quốc hội, một người qua đường đi tới và nói với ông rằng: “Tôi đã đọc một bài báo về ông trên Đại Kỷ Nguyên. Ông thật sự là một người rất chính nghĩa đó, hãy tiếp tục cố gắng nhé!” Vị nghị sỹ nói, lúc đó ông vô cùng cảm động và bày tỏ lòng biết ơn tới Đại Kỷ Nguyên đã đưa tin về những nỗ lực của ông trong vấn đề nhân quyền. Sau khi nghe những lời này, tôi cảm thấy trong tâm như có một dòng điện ấp ám chảy qua và tôi cũng rất mừng cho ông ấy khi ông đã đưa ra một lựa chọn đúng đắn.

3. Thông qua việc lên hình để loại bỏ tâm sợ mất thể diện

Tu luyện trong Đại Pháp quả đúng là tháo gỡ từng nút thắt một. Sau buổi phỏng vấn đầu tiên với vị nghị sỹ đó, người phụ trách hỏi tôi có muốn lên hình không? Lúc đó tôi cảm thấy rất hoảng hốt, không nhận lời ngay lập tức. Đối với việc lên hình, tôi cứ vô cùng mâu thuẫn, chủ yếu là do tâm sợ hãi, sợ mất thể diện, hơn nữa còn không tự tin về ngoại hình của bản thân. Vấn đề thiếu tự tin cũng có thể nói là một tâm bệnh.

Mặt tôi khá đỏ, nói lời dễ nghe thì có chút giống Quan Công. Tuy nhiên, mặt người Nhật nhìn chung khá trắng trẻo nên hồi đại học tôi không tránh khỏi phải nhận những lời chế nhạo. Mặc dù sau khi tu luyện xong mặt tôi cũng không còn đỏ như trước nữa, nhưng rào cản trong tâm lý vẫn chưa vượt qua được. Tôi nghĩ đến bản thảo chia sẻ của một đồng tu người Hàn Quốc viết và đọc được quá trình trăm đắng nghìn cay mà đồng tu đã trải qua để trở thành một biên tập viên xuất sắc. Tôi nghĩ, đồng tu có thể làm được, vậy tôi không có lý do gì mà không đi làm thử xem sao.

Sư phụ giảng:

“Tu luyện cần phải tu luyện trong ma nạn, [để] xem [đối với] thất tình lục dục chư vị có thể dứt bỏ hay không, có thể coi nhẹ hay không. Chư vị chấp trước chính vào những thứ ấy, thì chư vị không tu xuất lai được.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi hạ quyết tâm xem nhẹ những muộn phiền này và loại bỏ những tâm đó. Trong khoảng thời gian đó quả thật là lăn qua lộn lại. Tôi nghĩ tới nghĩ lui, rốt cuộc lên hình có ổn hay không, ngộ nhỡ người thường xem không hài lòng thì sao. Lúc đó, một niệm đã nhảy vào tâm trí tôi: Đại Pháp cần điều gì, muốn tôi làm điều gì?

Trong tâm tôi nghĩ, Sư phụ đã đề cập trong “Chuyển Pháp Luân” về việc các công nhân trong nhà máy sau khi tu luyện xong không kén chọn công việc mà lãnh đạo phân công, vậy chẳng phải tôi cũng nên phối hợp tốt với người phụ trách sao? Lại đào sâu hơn, tôi phát hiện suy nghĩ kiểu “ngộ nhỡ người thường xem không hài lòng thì sao” thực chất là tâm chấp trước đang ẩn sâu trong đó. Tôi quyết tâm, bất luận người khác nói gì, ngay cả những lời các bạn học nói về tôi trước đây, tôi cũng đều không quan tâm. Đúng trong khoảnh khắc đó, tôi cảm thấy lòng mình không còn nặng trĩu nữa, những phiền muộn nhiều năm qua cũng tan thành mây khói. Tôi cảm thấy mình đã vượt qua được những tâm đó, hơn nữa những nhân tố khiến tôi lo lắng giờ cũng không với tới tôi được nữa, vì vậy tôi đã lên hình một lần.

Sau đó đồng tu nói với tôi, phản ứng của người Nhật đều rất tốt, không có ai nói là tôi không đẹp trai, trái lại rất nhiều nói chàng thanh niên này có khí huyết là chuyện tốt, trông rất mộc mạc, rất đỗi thân thuộc. Đây hoàn toàn nằm ngoài sự kỳ vọng của tôi. Kể từ trải nghiệm lần này, tôi không còn chấp trước vào ngoại hình của bản thân và trở nên tự tin hơn. Thật sự tôi vô cùng cảm tạ Sư tôn đã cấp cho đệ tử một cơ hội tu luyện như vậy, giúp tôi loại bỏ chấp trước trong nhiều năm qua.

Lời kết

Mỗi khi tôi hồi tưởng lại quá trình tu luyện của chính mình, trong tâm tôi lại tràn ngập niềm cảm kích vô hạn với Sư tôn. Dưới sự bảo hộ của Sư tôn, tôi đã vượt qua được từng quan ải, đề cao tâm tính, đồng thời nâng cao năng lực cho bản thân.

Bất cứ khi nào tôi gặp phải vấn đề lớn, hay gặp phải những xích mích trong tâm tính mà cảm thấy khó chịu, lời giảng của Sư phụ: “nan nhẫn năng nhẫn, nan hành năng hành” (Chuyển Pháp Luân) sẽ hiện lên trong tâm trí tôi. Đối với một người khá hướng nội như tôi, quá trình giảng chân tướng trực diện có thể nói là không ngừng thử thách. Nhưng tôi dựa vào chính niệm tín Sư tín Pháp, dũng mãnh tinh tấn mà bước đi, để hoàn thành những việc không phải là sở trường của tôi.

Trong thời loạn thế này, tôi rất may mắn gặp được Đại Pháp, đồng thời được tham gia hạng mục cứu chúng sinh. Tôi nhất định sẽ làm tốt ba việc, chiểu theo những yêu cầu của Sư phụ để làm tốt hơn nữa công việc trong kênh truyền thông. Trên đây là thể hội tu luyện của tôi, mượn bài viết này, tôi xin bày tỏ lòng thành kính và biết ơn vô hạn đến Sư tôn từ bi vĩ đại!

Sau cùng, viết tiếp bài thơ “Khứ Chấp” trong “Hồng Ngâm II” của Sư tôn để cùng đồng tu cố gắng nỗ lực hơn nữa:

“Tuy ngôn tu luyện sự

Đắc khứ tâm trung chấp

Cát xả phi tự kỷ

Đô thị mê trung si” (Khứ Chấp, Hồng Ngâm II)

Tạm dịch:

“Tuy nói việc tu luyện

Phải buông chấp trong tâm

Cắt bỏ không phải mình Đều là si trong mê” (Khứ Chấp, Hồng Ngâm II)

Cảm tạ Sư tôn!

Cảm tạ quý đồng tu!

(Pháp hội Quốc tế Trực tuyến năm 2021)

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/6/21/【国际网上法会】突破自我-把不擅长的事做成功-427249.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/6/26/193843.html

Đăng ngày 26-07-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share