Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 06-02-2021] “Mỗi mùa lễ lại nhớ người thân, trùng dương xa cách bái Sư tôn.

Cảm ân Sư tôn ban Pháp duyên, cảm ân Sư tôn giải mê tân.

Cảm ân Sư tôn thường bảo hộ, cảm ân Sư tôn đúc kim thân.”

Bài hát này bày tỏ lòng kính ngưỡng và biết ơn vô song của các đệ tử Đại Pháp đối với Sư phụ Lý Hồng Chí.

Giảng Pháp

Vào ngày 13 tháng 5 năm 1992, khóa giảng Pháp Luân Đại Pháp đầu tiên đã được tổ chức tại Trường Trung học Trường Xuân số 5 ở Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm. Ngay sau khi lớp học bắt đầu, một người đàn ông bị thoát vị nặng được gia đình ông khiêng vào lớp học trên một cái cáng. Sư phụ đã yêu cầu gia đình ông khiêng ông ấy lên sân khấu. Trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, Sư phụ đã làm cho người đàn ông đó, người đã nằm liệt giường và không thể đứng lên hay đi lại, ngồi dậy và đi một vòng. Gia đình ông ấy đã vô cùng biết ơn, còn tất cả những ai chứng kiến việc này đều cảm động sâu sắc.

Ông Lý Dương, một trong các đệ tử đầu tiên của Sư phụ, có lần đã chia sẻ: “Trong thời gian diễn ra các bài giảng Pháp, một buổi tối, hai người đàn ông trung niên đi vào giảng đường cùng một cụ bà, cụ bà này có lưng bị còng, gập xuống một góc gần như 45 độ. Khi Sư phụ nhìn thấy ba người họ, Ngài đã tóm lấy bà cụ từ phía sau, kéo căng lưng của bà, và nói: “Hãy thả lỏng, hãy thả lỏng, đi theo ta.” Sư phụ bắt đầu bước đi và yêu cầu người phụ nữ bước theo Ngài. Ngài vẫn tiếp tục nói với bà ấy: “Hãy thả lỏng, hãy thả lỏng, đi theo ta, đứng dậy, đứng dậy.” Người phụ nữ đó đã từ từ thả lỏng và dần dần thẳng người lên. Chỉ trong vài phút, cơ thể vặn vẹo của bà đã trở lại bình thường. Một trong số mấy người đàn ông, có lẽ là con trai bà, quỳ xuống trước Sư phụ, Ngài đã ân cần bảo anh ấy đứng dậy. Một số người bị liệt khác mà đã được khiêng vào lớp học đã có thể tự mình bước đi ra ngoài. Phép mầu giống như vậy nhiều vô kể.”

Trong vòng bảy năm giới thiệu ra công chúng, Pháp Luân Đại Pháp đã được hàng trăm triệu người tại Trung Quốc theo tập. Vào năm 2012 nó đã được phổ truyền đến 100 quốc gia và khu vực. Thực tế, Pháp Luân Đại Pháp không được phổ truyền bằng phương tiện quảng cáo hay truyền thông mà là khẩu truyền.

Không bỏ phí đồ ăn

Sư phụ đã dạy chúng ta phải vị tha và luôn nghĩ cho người khác trước, Ngài cũng dùng chính ngôn hành của mình để làm gương và giáo dục từng đệ tử Đại Pháp.

Ông Chung Quế Xuân, từng là trưởng phòng An ninh Chính trị thuộc công an Bắc Kinh, là một trong những đệ tử đầu tiên của Sư phụ. Ông ấy nhớ lại hồi ấy khi Sư phụ bắt đầu truyền Pháp, họ chủ yếu ăn mì ăn liền loại rẻ tiền mà có bán khắp nơi tại Bắc Kinh vào những năm đầu ấy-không phải là thứ mì ăn liền có gia vị như ngày nay, mà là thứ mì chiên đơn giản.

Khi Sư phụ đến Quảng Châu, Tế Nam, Bắc Kinh, Vũ Hán, và các nơi khác để giảng Pháp, Ngài và các đệ tử của Ngài không ăn gì khác ngoài mỳ ăn liền. Họ đã ăn quá nhiều mỳ ăn liền đến nỗi cứ nhìn thấy chúng là họ lại thấy buồn nôn. Một lần, mấy học viên không thể chịu đựng thêm thứ mỳ này nữa. Họ đã không ăn hết những gì còn trong bát của họ nên đã bỏ lại. Sư phụ tình cờ đi qua và hỏi: “Các đệ tử của chúng ta đã bỏ lại mỳ này hả? Hãy nói với họ là đừng bỏ phí đồ ăn nữa.”

Một đệ tử khác nhớ lại những ngày đầu tiên đáng nhớ khi ăn thứ đồ ăn rất tệ tại một quán trọ. Họ đã nghĩ không có cách nào để họ có thể ăn hết được nó. Rồi họ thấy Sư phụ cũng gọi cái món đó, ăn hết, rồi đi vào lớp học.

Sư phụ cũng dành sự chăm sóc chu đáo đối với các đệ tử làm việc gần gũi với Ngài. Có lúc Ngài gọi đồ ăn đặc biệt cho các đệ tử của Ngài để cải thiện sinh hoạt. Một lần ông Chung nhìn thấy một bàn ăn đầy những món thơm ngon đang chờ đợi họ, và ông và những người khác đã ngồi xuống và bắt đầu dùng bữa. Sau đó nhìn lên họ thấy khuôn mặt tươi cười của Sư phụ, giống như khuôn mặt của một người cha, đang âu yếm nhìn những đứa con của mình.

Tiết kiệm là một đức hạnh

Một đệ tử khác nhớ lần đến Quảng Châu để tham dự khóa giảng của Sư phụ. Vì tài chính eo hẹp nên họ đã thuê một quán trọ rẻ tiền. Nơi đó rất lụp xụp và thậm chí ban đêm chuột chạy khắp nơi. Khi họ dự định chuyển sang một quán trọ khác, họ đã phát hiện rằng Sư phụ đang ở cùng quán trọ với họ!

Ông Diệp Hạo, một Cựu quan chức cao cấp của Bộ Công an Trung Quốc tại Bắc Kinh, nhớ lại: “Hồi Sư phụ giảng Pháp tại Bắc Kinh, lúc ấy là mùa Hè. Những người bán giày trên phố bán những đôi giày với giá 2 Tệ, 5 Tệ và 10 Tệ. Con gái của Sư phụ cần giày, nên Ngài đã mua một đôi giá 2 Tệ. Trời nóng nên con gái Ngài muốn ăn kem. Sư phụ đã cho cô bé 50 xu để mua một que kem.”

Sư phụ của chúng ta rất chính trực và cao thượng. Học viên của Ngài đến từ tất cả các giai tầng, từ nhân viên chính phủ và quân đội, đến những người bình dân. Dù là ai mời Sư phụ ăn tối, Sư phụ cũng không bao giờ đi. Sư phụ không bao giờ yêu cầu đệ tử của Ngài làm bất kỳ điều gì để chăm sóc cho Ngài. Dù chỉ là việc họ muốn mua vé tàu hay vé máy bay cho Ngài, Sư phụ cũng không cho phép.

Ông Diệp nhớ lại rằng so với các lớp học khí công khác thì Sư phụ thu học phí cho các bài giảng của Ngài là ít nhất. Cho dù sau này phải vật lộn tài chính để tái bản cuốn Pháp Luân Công Trung Quốc, Sư phụ vẫn từ chối tăng học phí cho lớp học và vẫn giữ mức phí thấp hơn cho các học viên có khó khăn tài chính.

Trong hai năm Sư phụ đã giảng Pháp tại Trung Quốc với tổng số là 54 khóa giảng. Sư phụ thường xuyên trên từng cây số và không thể ở cùng với gia đình của Ngài vào dịp năm mới. Sư phụ không bao giờ kể với các đệ tử của Ngài về những khó khăn nhọc nhằn mà Ngài phải chịu đựng khi giảng Pháp. Ngài không bao giờ đòi hỏi dù chỉ một xu, nhưng lại dành cho đệ tử của Ngài mọi thứ.

Cống hiến cho các cá nhân cũng như cho xã hội

Tại Hội Sức khỏe Đông phương năm 1992 và 1993, Pháp Luân Công đã vinh dự là Minh tinh Công phái trong số hơn 2.400 môn phái khí công, và Sư phụ đã được trao tặng danh hiệu khí công sư được yêu thích nhất. Ngoài ra, vì sự cống hiến vô tư của Sư phụ cho công chúng và những hiệu quả diệu kỳ của Pháp Luân Công trong triển lãm, Ban tổ chức và Ủy ban chuyên gia triển lãm đã cùng quyết định công nhận Sư phụ với giải thưởng cao nhất, “Giải thưởng vì Sự tiến bộ của Khoa học liên ngành.”

Tại Hội Sức khỏe năm 1993, Sư phụ đã được mời phát biểu hai bài tại Trường Đại học An ninh Công cộng. Ngài đã quyên tặng toàn bộ 60.000 Tệ từ tiền bán vé cho Tổ chức vì Công lý và Sự can đảm Trung Quốc. Ngài còn quyên tặng toàn bộ 7.000 Tệ có được từ bài phát biểu khác tại thành phố Duyên Biên cho Hội Chữ thập đỏ. Sư phụ cũng đã đóng góp các biện pháp điều trị phục hồi chức năng cho hàng trăm nhà hoạt động và anh hùng vì an ninh công cộng mà bị thương do dao và súng. Những biện pháp điều trị đó có hiệu quả 98%. Bộ Công an lúc bấy giờ đã viết thư cảm ơn Sư phụ.

Tại nhiều lớp giảng Pháp, Sư phụ đã điều chỉnh thân thể của nhiều học viên, vô số họ đã thoát khỏi nỗi đau đớn bệnh tật giày vò.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/2/6/-419499.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/2/9/190340.html

Đăng ngày 01-04-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share