Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Canada

[MINH HUỆ 27-04-2021] Ngày 24 tháng 4 năm 2021, các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Quebec đã tổ chức diễu hành và một số hoạt động tại Montreal để kỷ niệm cuộc thỉnh nguyện lịch sử ngày 25 tháng 4 ở Trung Quốc cách đây 22 năm.

6d3161105aab5d9769ecef1ba7e81755.jpg

92b16dffe501cc5632ca19b4fe602379.jpg

76b9e8c37aa8478cd0a669fa4dc798e3.jpg

35e07bb0049bb8b3d93684640ab3067a.jpg

d7e688eea36bf7dc2989788d03926b60.jpg

0e3ae9129869a8d9023523aa755c90ab.jpg

6d97a65d603043fb5d7c97d2d9f9c95c.jpg

ca47bab301ddff3ddebd1b6a5e25822d.jpg

76ed2eb4db01605c6348b6b876cd4301.jpg

390a851565981723c47a77180a5eb2d0.jpg

150bdd3e0146bb897061d61d6c4cd22b.jpg

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Quebec, Canada, tổ chức các hoạt động ở Montreal đánh dấu lễ kỷ niệm 22 năm diễn ra cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 tại Bắc Kinh.

22a9d3e5565582155bfea77c14e39d96.jpg

Diễu hành xe hơi với các thông điệp về Pháp Luân Đại Pháp.

8f3eef09331a250824adeec388d57665.jpg

7e001d67922c3444d6bd3dca10f0cd0c.jpg

Những người đi bộ ký tên vào đơn kiến nghị kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại.

Vào lúc 2 giờ chiều, dưới ánh nắng đầu xuân rực rỡ, lễ diễu hành bắt đầu từ Quảng trường Cabot, tiến xuống đường Rue Sainte-Catherine ở trung tâm thành phố và đại lộ Boulevard René-Lévesque, một tuyến đường chính ở Montreal, sau đó thẳng tiến về phía Đông.

Xe cảnh sát giao thông đi phía trước dọn đường. Đoàn diễu hành được phân thành nhiều nhóm gồm nhóm rước biểu ngữ, bảng thông tin, xe hơi với những thông điệp về tinh thần của các học viên và cuộc bức hại ở Trung Quốc. Nhiều người xem đã bày tỏ sự ủng hộ bằng cách giơ ngón tay cái tán thưởng và hô lớn “Tiến lên!” và gật đầu cùng thế tay chắp trước ngực.

22 năm phản kháng ôn hòa và bền bỉ

925e493f764a7d8931bd9ccf41e6e3ed.jpg

Bà Hác Ngọc Tú (phải) đã tham gia thỉnh nguyện ở Bắc Kinh vào ngày 25 tháng 4 năm 1999.

Bà Hác Ngọc Tú đã quyết định tới Bắc Kinh thỉnh nguyện vào ngày 25 tháng 4 năm 1999 sau khi chứng kiến các cuộc bắt giữ phi lý các học viên ở Thiên Tân. Bà đã hai lần bị đưa vào trại lao động sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp và bị tra tấn đến suýt chết. Ngày hôm nay, 22 năm sau, bà tham gia diễu hành kêu gọi chấm dứt sự tàn ác này.

Bà nói: “Từ năm 1999 đến nay, các học viên Pháp Luân Đại Pháp vẫn luôn ôn hòa và lý trí. Đó cũng là vì chúng tôi hành xử chiểu theo Đại Pháp. Pháp Luân Đại Pháp chân chính và đức hạnh, và đó là lý do khiến mọi người kiên định với đức tin của mình cho cuộc bức hại tàn bạo đến thế nào.”

Chân-Thiện-Nhẫnvang vọng trong tâmtôi

b7d6214b7e706fe4fa6f073d10c6c01f.jpg

Cô Hélène nói ba chữ Chân-Thiện-Nhẫn vang vọng trong tâm mình.

Cô Hélène, một cư dân Montreal cho biết khi thấy ba chữ “Chân-Thiện-Nhẫn” trong một cuốn thông tin của Pháp Luân Đại Pháp: “Những giá trị này có trong bản tính của con người. Nó làm xúc động trái tim tôi.”

Cô thấy tò mò và nghĩ rằng cuộc diễu hành này không giống như các cuộc diễu hành khác mà cô đã chứng kiến trước đây. Không có tiếng la hét, mà rất yên bình. Cô hết sức xúc động khi biết Pháp Luân Công là một môn tu luyện cổ truyền Trung Hoa với bài công pháp thiền định và các học viên của môn tu luyện này đang bị ĐCSTQ bức hại tàn bạo ở Trung Quốc. Cô không thể hình dung được có người có thể tu luyện trong hoàn cảnh bị đối xử phi nhân tính như vậy. Cô nói: “Những người này thật mạnh mẽ. Tôi không thể thờ ơ với điều này. Tôi sẽ làm gì đó để thay đổi hoàn cảnh này.”

Cô muốn đi phía sau đoàn diễu hành và nói: “Đoàn diễu hành tĩnh lặng này thật có sức mạnh gì đó thật lạ thường. Mọi người dừng lại, đọc các bảng thông tin. Họ hiểu ra điều gì đang diễn ra khi đoàn diễu hành đi qua. Tôi rất yêu mến họ. Tôi nghĩ điều họ đang làm có ý nghĩa hết sức quan trọng. Mong các bạn hãy tiếp tục công việc này.”

Cuộc diễu hành truyền cảm hứng cho người dân, các học viên Pháp Luân Đại Pháp thật can đảm

edbc8431b97ae9dfd70f390943424239.jpg

Ông Jay đến từ Montreal từ lâu đã chú ý tới các báo cáo về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp. Ôngca ngợi và nhận định đoàn diều hành đã truyền cảm hứng cho mọi người dũng khí. Ông ngưỡng mộ các học viên vì lòng can đảm của họ.

Vợ chồng ông Jay cùng con gái đã bày tỏ sự ủng hộ đối với các học viên Pháp Luân Đai Pháp. Ông Jay nói cuộc diễu hành này đã truyền cảm hứng cho người xem. Ông nói: “Tôi tình cờ đi ngang qua và trông thấy đoàn diễu hành. Tôi hoàn toàn ủng hộ phương thức phản kháng này. Hồ sơ nhân quyền của ĐCSTQ rất tệ hại. Người dân sống tại đó không có nhân quyền hay quyền chính trị gì, như người Duy Ngô Nhĩ, các học viên Pháp Luân Đại Pháp và cư dân Hồng Kông. Có quá nhiều cuộc đàn áp, thật đáng buồn và bức xúc.”

Ông tiếp tục: “Tôi đã biết đến Pháp Luân Đại Pháp. Họ đã thỉnh nguyện ôn hòa trong hơn hai thập kỷ qua. Họ rất can đảm. Tôi đã đọc nhiều báo cáo và biết ĐCSTQ đã xúi giục nhiều người theo dõi họ. Chứng kiến họ tụ họp và kháng nghị mới thấy họ thật xuất sắc. Tôi hy vọng mọi người có thế suy nghĩ về điều này. Chúng ta không thể để ĐCSTQ làm những việc như vậy. Tôi ủng hộ các học viên và hy vọng mọi thứ sẽ thay đổi.”

“Chúng ta cần phải phân biệt ĐCSTQ với nhân dân Trung Quốc. Đây là hai đối tượng hoàn toàn khác nhau.”

Tôihết sức khâm phục Pháp Luân Đại Pháp

Ông Lambadas, sống ở Montreal, đứng một hồi lâu bên lề đường để xem cuộc diễu hành. Ông nói: “Tôi không phải tham gia phải để cho vui hay chụp ảnh selfies. Tôi vô cùng tôn trọng họ bởi những điều họ đang làm có ý nghĩa rất quan trọng. Tôi hết sức khâm phục Pháp Luân Đại Pháp. Tôi vui khi thấy mọi người đứng lên và lên tiếng.”

5ef038034d3b63a73bcb48b28449199f.jpg

Ông Lambadas, sống ở Montreal, cho biết cuộc bức hại nhân quyền của ĐCSTQ thật nực cười và làsự ô nhục. Ông cho biết ông tôn trọng các học viên Pháp Luân Đại Pháp.

Ông Lambadas cho biết trước đây, ông không biết tới cuộc bức hại này. Nhưng ông biết ĐCSTQ luôn áp bức người dân Trung Quốc, từ cuộc đàn áp người Tây Tạng và chính sách một con, tới lao động khổ sai trong các nhà tù và hơn thế nữa. Ông nói: “Giống như tất cả các chế độ độc tài, ĐCSTQ ngược đãi người dân của chính nó. Những người dám nói lên sự thật sẽ bị tống giam, thậm chí là bị hành quyết. ĐCSTQ đã tước đoạt tiền của người dân Trung Quốc để đầu tư rất nhiều ở nước ngoài. Nó không quan tâm đến khó khăn của người dân. Chính phủ nào cũng cần phải phản đối chế độ này.

“Xin hãy cho các học viên biết họ đang làm điều đúng đắn. Tôi hết sức khâm phục họ.”

Anh Bala, một sinh viên sau đại học tại Đại học Concordia, sau khi tìm hiểu về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp của ĐCSTQ, đã nhận định rằng tín ngưỡng là một nhân quyền cơ bản. Anh cho biết những gì mà chế độ này đã làm thật “khủng khiếp.” Anh ủng hộ cuộc phản kháng ôn hòa của các học viên. “Không thể đàn áp đức tin của người khác. Mỗi người đều có quyền tự do tư tưởng. ĐCSTQ đã làm quá nhiều việc xấu. Hãy nhìn vào cách mà họ đối xử với người dân Hồng Kông. Sử dụng hệ tư tưởng cộng sản để đàn áp người dân là điều sai trái.”

9499622a73882b5f790efb47e986b8fb.jpg

Bala, một sinh viên sau đại học tại Đại học Concordia, cho biết anh không đồng tình với việc ĐCSTQ bức hại người dân vì đức tin của họ. Anh cảm thấy người dân cần phải đứng lênvì quyền lợi của mình.

Anh Awad, một sinh viên của trường kinh doanh thuộc Đại học Concordia, cho biết: “Tôi chưa bao giờ thấy một cuộc diễu hành nào ôn hòa đến vậy. Hầu hết các cuộc biểu tình đều rất bạo lực và cực đoan. Những người biểu tình thậm chí còn không biết họ đang biểu tình vì điều gì. Nhưng những người tham gia cuộc diễu hành này dường hiểu rất rõ điều mà họ muốn bày tỏ, mà đây lại là một nhóm lớn nữa.”

Sau khi nghe nói về cuộc bức hại ở Trung Quốc, anh nói: “Tôi thích cuộc diễu hành này! Không có một ai hò hét, la ó cả. Họ đã truyền tải những thông điệp của mình bằng cách thật tuyệt vời. Cuộc diễu hành được tổ chức rất tốt!”

b3944cf8b53530ace0aa1d6e8a187c26.jpg

Anh Awad, một sinh viên tại trường kinh doanh thuộc Đại học Concordia, cho biết anh chưa từng thấy một cuộc diễu hành nào ôn hòa đến vậy.

Cộng đồng quốc tế đã không hành động đủ mạnh để chấm dứt cuộc bức hại này

Ông Boutim đến từ Montreal cho biết ông đã đọc rất nhiều về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp sau khi theo dõi cuộc diễu hành này: “Đây là một bi kịch và rất đáng lo ngại. Cuộc diễu hành này là phương thức tuyệt vời để lên án ĐCSTQ.”

Ông cũng cho rằng phải dừng ĐCSTQ lại: “Phải có áp lực từ cộng đồng quốc tế. Chính phủ ở các nước khác, kể cả Canada, không hành động mấy, nếu không, cuộc bức hại này đã không kéo dài tới ngày hôm nay.”

Tham gia diễu hành để chấm dứt cuộc bức hại

Cô Nathalie đã lái xe 160km, từ Sherbrooke tới đây tham gia diễu hành để chấm dứt cuộc bức hại này. Cô nói: “Nhân quyền của mỗi người cần phải được bảo vệ. Nói cách khác, bất kỳ ai cuối cùng cũng có thể trở thành nạn nhân, bởi ĐCSTQ không chỉ bức hại Pháp Luân Đại Pháp. Sự tàn bạo này phải chấm dứt. Đó là lý do tại sao tôi đến đây.”

“Pháp Luân Đại Pháp dạy chúng tôi chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Đối với tôi, đây là những giá trị quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người. Nguyên lý tuyệt vời này đã thay đổi cuộc đời tôi, giúp tôi bình thản, tĩnh tại trong tâm. Hơn 10.000 học viên đã đi thỉnh nguyện ôn hòa vào năm 1999. Họ đã cho thế giới thấy vẻ đẹp của nguyên lý này. Nhưng ĐCSTQ không thể chấp nhận điều tốt đẹp như vậy. ĐCSTQ vô thần, mà nhiều người như thế tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, nhưng ĐCSTQ lại muốn kiểm soát tất cả.”

a4d7fd4c027bd273850cebe1bfe0990e.jpg

Cô Nathalie đã lái xe 160 km để tham gia cuộc diễu hành này. Cô nói nguyên lý mà Pháp Luân Đại Pháp truyền dạy thật tuyệt vời và đã thay đổi cuộc đời cô.

Bối cảnh: Cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 là gì?

Pháp Luân Đại Pha (hay còn được gọi là Pháp Luân Công) lần đầu tiên được truyền xuất ra công chúng vào năm 1992. Không lâu sau đó, đã có gần 100 triệu người trên khắp Trung Quốc tu luyện pháp môn này sau khi trải nghiệm những cải thiện về sức khỏe và đạo đức.

Ngày 23 và 24 tháng 4 năm 1999, cảnh sát ở Thiên Tân, một thành phố gần Bắc Kinh, đã hành hung và bắt giữ hàng chục học viên tụ họp bên ngoài trụ sở của một tòa soạn để trao đổi về những điều sai trong một bài báo mới đăng nhằm công kích Pháp Luân Đại Pháp. Khi tin tức về cuộc bắt giữ lan rộng, nhiều học viên đã tới trao đổi với chính quyền, họ được thông báo phải đến Bắc Kinh khiếu nại.

Hôm sau, ngày 25 tháng 4, khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tự phát tập trung tại Văn phòng Kháng cáo Trung ương tại Bắc Kinh theo chỉ dẫn của các quan chức Thiên Tân. Cuộc tụ họp này hết sức ôn hòa và trật tự. Một số người đại diện cho các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã được mời vào gặp Thủ tướng Chu Dung Cơ và các cán bộ của ông. Chiều tối cùng ngày, những quan ngại của họ đã được giải quyết, những học viên bị bắt giữ ở Thiên Tân đã được thả, nên các học viên liền trở về nhà.

Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo của ĐCSTQ, nhìn nhận sự phổ biến của môn tu luyện này là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của ĐCSTQ và đã ra lệnh cấm Pháp Luân Đại Pháp vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Trang Minh Huệ (Minghui.org) đã xác nhận có hàng ngàn học viên Pháp Luân Đại Pháp đã chết trong 22 năm qua vì bị bức hại; con số thực tế được cho là còn lớn hơn nhiều. Nhiều người đã bị bỏ tù và tra tấn vì đức tin của họ.

Có bằng chứng xác thực rằng ĐCSTQ đã hậu thuẫn cho tội ác thu hoạch nội tạng bằng cách sát hại các học viên bị bắt giữ làm nguồn cung cho ngành công nghiệp ghép tạng.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/4/27/423901.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/4/28/192076.html

Đăng ngày 04-05-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share