Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại New York
[MINH HUỆ 13-05-2020] Bầu trời trong xanh, mặt trời tỏa nắng rực rỡ khi các học viên kỷ niệm 22 năm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới bằng những màn biểu diễn luyện công, âm nhạc và ca múa ở New York.
Ngày 11 tháng 5 năm 2021, một biểu ngữ lớn với thông điệp “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới” được dựng trên Quảng trường Union, một địa danh mang tính biểu tượng ở khu hạ Manhattan. Nhiều biểu ngữ khác với dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” bằng cả tiếng Anh và tiếng Trung cũng đã được trưng bày.
Các học viên tại New York tổ chức các sự kiện trên Quảng trường Union vào ngày 11 tháng 5 năm 2021 để kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới.
Các học viên tại New York kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới trên Quảng trường Union hôm 11 tháng 5 năm 2021 với các màn biểu diễn âm nhạc và ca múa.
Các học viên mở đầu sự kiện bằng màn trình diễn luyện công vào lúc 10 giờ sáng. Những động tác luyện công nhẹ nhàng, khoan thai tạo nên khung cảnh đẹp, bình yên. Tiếp theo, các học viên biểu diễn một số bản nhạc giao hưởng phương Tây, độc tấu và hòa tấu nhạc cụ truyền thống Trung Hoa, trong đó có đàn nhị và đàn tỳ bà. Các tiết mục biểu diễn này là một hình thức để các học viên tri ân nhà sáng lập pháp môn.
Các học viên mở đầu sự kiện bằng màn trình diễn các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp
Nhiều giải thưởng và thư chúc mừng đã được gửi tới từ bốn cấp chính quyền ở New York – liên bang, tiểu bang, thành phố và thị trấn – nhân dịp 29 năm ngày Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền; ca ngợi những lợi ích mà môn tu luyện này mang lại cho cộng đồng; và ghi nhận sự phản kháng ôn hòa kéo dài hàng thập kỷ của các học viên chống lại cuộc bức hại tàn bạo ở Trung Quốc. Những giải thưởng này được trưng bày tại các hoạt động kỷ niệm.
Đề cao cả tâm lẫn thân
Ông Emmanuel Daniel là một thương gia buôn bán các tác phẩm nghệ thuật hiện đang sinh sống tại New York. Ông Daniel đã gặp các học viên tại Quảng trường Union vài năm trước. Năm ngoái, khi virus Trung Cộng (virus corona) bùng phát, ông đã tới Công viên Madison ở gần nhà để học các bài công pháp. Những thương tích từ thời thơ ấu khiến ông bị đau nhức khắp thân. Ông đã tìm đến ba bác sỹ chuyên khoa để điều trị nhưng triệu chứng bệnh vẫn không dứt. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn tu luyện, ông đã bình phục, tiêu chuẩn đạo đức của ông cũng được đề cao hơn nhiều.
Ông Emmanuel Daniel có nhiều thương tích, đã được chữa lành thông qua tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, đã tới Quảng trương Union để kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới.
Hôm nay, ông Daniel phấn chấn tới Quảng trường Union để kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới và sinh nhật của Sư phụ. Ông cho biết ông cảm thấy cuộc đời mình như đã đi hết một vòng tròn và ông đã quay trở lại điểm khởi đầu khi ông biết đến Đại Pháp.
Ông Daniel muốn nói với Sư phụ Lý rằng: “Chúc mừng sinh nhật Sư phụ! Tạ ơn Sư phụ vì Đại Pháp của Sư phụ! Con hy vọng sẽ được gặp Sư phụ vào một ngày nào đó!”
Cô Tatiana Pishchulina, một kế toán viên ở New York đã nói về Pháp Luân Đại Pháp: “Cuối cùng, mùa xuân đã đến rồi!”
Cô Tatiana Pishchulina là một nhân viên kế toán ở New York. Đây là lần đầu tiên cô tham dự lễ kỷ niệm tại Quảng trường Union. Cô chia sẻ cô cảm nhận được bầu không khí vui vẻ ở các học viên và “kỷ nguyên đen tối đã qua rồi!” Quan sát các học viên, cô nói: “Cuối cùng, mùa xuân đã đến rồi. Người dân New York lại đón mừng cuộc sống, lại có âm nhạc và hòa nhạc.”
Cô nói: “Tôi hy vọng Pháp Luân Đại Pháp sẽ mang đến nhiều hơn nữa những điều tốt đẹp và những sự việc tích cực cho mọi người. Bên cạnh người dân Trung Quốc, Đại Pháp cũng mang tới cho nhân dân Hoa Kỳ sức mạnh, vẻ đẹp, và sức sống.”
Họa sỹ Juliette Finley đến từ New York, cùng cha cô, gần đây đã bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Cô Julliette Finley, một họa sỹ ở New York, là một học viên mới. Năm ngoái, cô bắt đầu tu luyện tại Công viên Trung tâm (Central Park ). Cô cho biết cô đã thay đổi rất nhiều, hôm nay, cô đã đưa cha cô, một luật sư, tới tham dự các hoạt động này. Cô thốt lên khi xem các màn biểu diễn của các học viên: “Thật tuyệt vời làm sao! Mà cũng thật yên bình nữa!”
Cô Miashe Barnes, vừa bước vào tu luyện Đại Pháp vào tháng trước, đã tham gia cùng các học viên luyện năm bài công pháp. Cô ngồi lặng yên xem các chương trình biểu diễn từ đầu tới cuối. Cô nói tiêu chuẩn đạo đức cao thượng mà môn tu luyện này truyền dạy đã thu hút cô. Cô nói: “Sự kiện này mang lại cho cô đầy cảm hứng.”
Qua hơn một năm giãn cách và lo sợ vì virus Trung Cộng, người dân New York ngạc nhiên khi thấy các học viên trong trang phục tươi sáng đang luyện những bài công pháp tao nhã và trình diễn các tiết mục nghệ thuật. Một số người đã dừng chân chụp ảnh, một số người còn vỗ tay và hô lớn: “Tôi yêu các bạn!”
Thế giới cần có Chân-Thiện-Nhẫn
Anh Keith Street đến từ Bronx cho biết anh hy vọng sẽ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Anh Keith Street đến từ Bronx vừa mới tan sở, và đã dừng xe đạp để xem các học viên luyện công. Anh nói: “Tôi lập tức bị thu hút trước hoạt động này. Tôi thực sự quan tâm.”
Anh lập tức lấy điện thoại ra và tìm kiếm thông tin về Pháp Luân Đại Pháp. Khi biết nhóm người ôn hòa này đã bị đàn áp hơn hai thập kỷ qua chỉ vì thực hành thiền định, anh nói: “Người Mỹ không thích chủ nghĩa cộng sản. Ai cũng phản đối hệ tư tưởng cộng sản. Tại sao ĐCSTQ lại bức hại Pháp Luân Đại Pháp? Tôi đoán đó là bởi vì ĐCSTQ không muốn người ta có những suy nghĩ độc lập.”
Anh nhìn vào ba chữ “Chân-Thiện-Nhẫn” trên biểu ngữ và cho biết anh muốn học các bài công pháp. Anh nói: “Tôi nghĩ Pháp Luân Đại Pháp là tốt, và môn tu luyện này có thể hữu ích với người Mỹ, và cũng tốt cho tất cả mọi người.”
Đến từ Venezuela, ông Jary là một quan chức chính phủ nghỉ hưu đang sinh sống gần Quảng trường Union. Ông chào đón các học viên trở lại Quảng trường Union và nói rằng mọi người đều biết chủ nghĩa cộng sản là tà ác. Ông nói: “Chân-Thiện-Nhẫn là những giá trị mà cả thế giời cần. Nếu ai ai cũng hành xử theo ba chữ này thì thế giới này sẽ trở thành một nơi tốt đẹp biết bao.”
Anh Alessandro Comai cầm một bông hoa sen mà một học viên tặng và nói: “Thế giới này cần có Chân-Thiện-Nhẫn.”
Anh Alessandro Comai, một nhà tạo mẫu tóc đến từ Ý đã đọc to những dòng chữ “Ngày Pháp Luân Đại Pháp”, “Chân-Thiện-Nhẫn”. Anh nói: “Đây là những điều mà cả thế giới cần, đặc biệt khi đại dịch đang diễn ra. Hiểu được những từ ngữ này là điều vô cùng quan trọng.”
Khi được nghe kể về cuộc bức hại đang diễn ra ở Trung Quốc, anh đã không do dự ký tên vào đơn kiến nghị. Anh nói: “Tôi ký đơn này để thể hiện tôi phản đối ĐCSTQ. Bởi vì tôi không thích người ta bảo tôi cần phải làm gì. Chỉ có cộng sản mới làm thế. Tôi không thích như vậy.”
Anh cũng nói thêm rằng: “Các học viên hợp sức chiến đấu vì công lý, thật xuất sắc. Họ đã tạo ra một hình mẫu cho những người khác. Họ cũng cho chúng ta một cơ hội để biết đến những khổ đau của nhân dân Trung Quốc và đồng cảm với những gì mà họ đã trải qua.
Bà Sally khích lệ các học viên hãy vạch trần cuộc bức hại.
Bà Sallt đến từ Philippines cho biết bà đã thấy các học viên tổ chức nhiều sự kiện trên Quảng trường Union. Bà đồng ý rằng các học viên cần phải chống lại cuộc bức hại của ĐCSTQ. Bà nói: “Các hoạt động của Pháp Luân Đại Pháp là tốt cho thành phố này, đặc biệt là trong những thời điểm như thế này. Tín ngưỡng của họ là ôn hòa. Tôi biết ĐCSTQ đối xử với họ giống như đối xử với người Duy Ngô Nhĩ – một cuộc diệt chủng. Bởi vậy, tôi ủng hộ tất cả những gì họ làm để vạch trần ĐCSTQ.”
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/5/13/425372.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/5/15/193065.html
Đăng ngày 22-05-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.