Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại Phần Lan

[MINH HUỆ 01-02-2021] Từ 9 giờ đến 11 giờ sáng ngày 23 tháng 1, các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức một cuộc kháng nghị ôn hòa trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Helsinki, Phần Lan, sau đó là một lễ thắp nến tưởng niệm tại một trung tâm mua sắm ở trung tâm thành phố từ 3 đến 6 giờ chiều.

Những sự kiện này được tổ chức để ghi dấu Ngày tưởng niệm Holocaust Quốc tế vào ngày 27 tháng 1. Hàng năm, cứ đến dịp này Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) lại tưởng nhớ các nạn nhân của cuộc diệt chủng Holocaust, nhắc lại quyết tâm phản đối phân biệt chủng tộc và bất kỳ sự không khoan nhượng nào có thể dẫn đến bạo lực nhắm vào một nhóm người.

Các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức các hoạt động vào ngày này để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại đang diễn ra của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với môn tu luyện. Khi biết đến cuộc bức hại ở Trung Quốc, nhiều người qua đường đã ký bản kiến ​​nghị nhằm lên án sự tàn bạo này.

4154f8ef5545476175ce05d8ddd46a9c.jpg

Kháng nghị ôn hòa trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Phần Lan vào ngày 27 tháng 1 năm 2021

420d43c0f4e0a92e931146af3eebb671.jpg

Lễ thắp nến tưởng niệm ở trung tâm thành phố Helsinki

f84073a54f0b5312bc894030f02c8194.jpg

a14071d88b3fa25258fa7c85330b613b.jpg

5b9f90a7855b9feccbb0032df786bcb4.jpg

Mọi người ký bản kiến nghị để lên án cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ

1b88e49224ffb45d6f8b4aba4c6e07b6.jpg

Người qua đường nhận tờ thông tin Pháp Luân Công và hoa sen giấy gấp thủ công từ các học viên

Cô Hannele Lohiniva, một cư dân Helsinki, nói với các học viên rằng mọi người có quyền tự do ngôn luận, và rằng văn hóa và tín ngưỡng của một người không đáng bị đàn áp. Cô cảm thấy mình có trách nhiệm đứng về phía công lý. Cô nói: “Mọi người nên ký bản kiến nghị này. Là một cư dân Phần Lan, tôi không nhận ra sự tự do mà chúng tôi có quý giá như thế nào. Đối với tôi, tình hình nhân quyền của Trung Quốc thật khó có thể hiểu được.”

Cô Hannelle nói ĐCSTQ là một mối đe dọa vì nó sử dụng các tổ chức tuyên truyền để đạt được các mục tiêu riêng của mình. Cô nói: “Chúng ta phải chú ý đến mối đe dọa từ ĐCSTQ quyền lực này.”

81f3eeccf3abac0639560c8739568747.jpg

Cô Hannele Lohiniva nhận một bông hoa sen giấy gấp thủ công từ các học viên

Cô Linda Aura, người làm việc tại Tổ chức Ân xá Quốc tế, và em gái là cô Lotta Aura, đã đến ký bản kiến nghị. Cô Linda cho biết cô đã gặp đại diện của Tổ chức Ân xá Quốc tế ở Thụy Điển và làm việc để bắt đầu giải cứu học viên Trần Chân Bình. Cô cho hay cô hiểu rõ điều kiện sống khắc nghiệt mà các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đang phải chịu.

Cô Linda nói: “Chúng ta đấu tranh bên ngoài Trung Quốc. Chúng ta phải làm điều này. Mọi người cần được biết thông tin này. Bên ngoài Trung Quốc, việc thu thập thông tin cá nhân được sử dụng cho mục đích thương mại. Mọi người không cảm thấy nguy hiểm gì. Còn ở Trung Quốc chúng được dùng cho mục đích chính trị.”

Cô cho biết các hoạt động nhân quyền, bao gồm cả việc thu thập chữ ký, là rất quan trọng. Cô cho rằng việc giải cứu cô Trần Chân Bình là một câu chuyện thành công của nỗ lực thu thập chữ ký thỉnh nguyện.

2deaee79e1b96fa9aeee047c5ec419f2.jpg

Cô Linda và cô Lotta Aura nhận tờ thông tin Pháp Luân Công từ các học viên

Một sinh viên tên Oona nói: “Tôi ước chúng ta được sống trong một thế giới tốt đẹp hơn. Tôi muốn trợ giúp. Cuộc bức hại này thật kinh hoàng. Mọi người đáng được đối xử tốt hơn.”

3551bb4b1e8fe1d3bec2ac21221d5e7b.jpg

Cô Oona ký bản kiến ​​nghị

Cô Teija Vallius, một người qua đường khác nói: “Tôi muốn ủng hộ các sự kiện nhân quyền. Bức hại là sai trái. Nạn thu hoạch tạng sống khiến tôi cảm thấy đau lòng và phẫn nộ. Điều này thật kinh hoàng.”

2d82709d24764ef4aa4e86ca837fe937.jpg

Cô Teija Vallius nhận các tài liệu thông tin về Pháp Luân Công

Một cư dân Helsinki khác tên Lotta là thành viên của Tổ chức Ân xá Quốc tế. Cô biết đến cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ thông qua tổ chức này, và cô ủng hộ nỗ lực của các học viên. Cô nói: “Nạn thu hoạch tạng sống thật kinh hoàng và ghê tởm.” Cô cũng nói thêm rằng cộng đồng quốc tế cần tích cực hơn nữa để cải thiện tình hình nhân quyền của Trung Quốc.

Một người đàn ông tên Niko đã đến ký bản kiến ​​nghị vào cuối sự kiện. Anh nói: “ĐCSTQ là một chính quyền độc tài. Người [đưa ra quyết định cho] cả quốc gia. Điều này là không thể chấp nhận được.”

Anh cảm ơn các học viên và hỏi họ khi nào họ sẽ trở lại. Anh nói sẽ dẫn bạn bè của anh đến để tìm hiểu thêm.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/2/1/419381.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/2/7/190302.html

Đăng ngày 10-02-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share