Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-01-2021] (Tiếp theo Phần 2)

Biệt giam và tra tấn tại Nhà tù nữ Sơn Đông

Nỗ lực ban đầu nhằm chuyển hóa bà Khương đã thất bại

Khi đến nơi, bà Khương bị đưa vào Khu vực số 11, Phòng giam số 207. Phòng giam rộng 10m2, kích thước bằng một chiếc xe SUV. Bà bị theo dõi bởi tù nhân Ngô Mạn Bình (từ Long Khẩu) và Thôi Lị Lị (từ Lai Châu). Hai người họ nói với bà Khương rằng bà phải viết đơn yêu cầu để có thể mua những đồ dùng cần thiết hàng ngày như một cốc đựng và một cuộn giấy vệ sinh. Khi bà Khương phản đối, bà đã bị họ đấm đá và không được phép sử dụng nhà tắm. Bà cũng bị bắt đứng trong một thời gian dài.

Sau khi thức dậy lúc 5 giờ sáng ngày hôm sau, Ngô và Thôi được thay thế bởi hai tù nhân khác. Hai ca trực của các tù nhân đã giám sát bà Khương suốt ngày đêm. Mục tiêu chính của họ là cố gắng khiến bà Khương từ bỏ đức tin vào Chân-Thiện-Nhẫn. Bà bị buộc phải xem các chương trình tuyên truyền vu khống và phỉ báng Pháp Luân Công. Khi bà Khương phản đối, bà bị bắt ngồi trên một chiếc ghế đẩu nhỏ cả ngày. Bà không được phép làm bất cứ điều gì, ngay cả việc sử dụng phòng tắm. Sau đó, bà cũng phát hiện ra rằng các tù nhân giám sát bà đã bỏ thuốc cao huyết áp vào trong thức ăn của bà.

Để bắt bà Khương viết đơn từ bỏ Pháp Luân Công, tù nhân Lý Vĩ (đang thụ án 10 năm vào thời điểm đó, đã được thả), Lý Hà, Cường Bình và một số người khác đã tấn công bà Khương vào ngày 18 tháng 1. Họ đẩy bà xuống đất, túm và kéo tóc bà trong khi Lý Vĩ cạy răng bà bằng thìa. Răng cửa của bà trở nên lung lay và chảy máu. Tất cả đều nằm dưới sự giám sát của lính canh Vu Kiến Hoa, người đang làm nhiệm vụ ngày hôm đó.

Bắt ngồi trong thời gian dài và bị ngược đãi bởi các tù nhân

Sau khi nỗ lực ban đầu để khiến bà Khương từ bỏ đức tin của mình không thành công, các lính canh đã bố trí những kẻ phạm tội bị kết án nặng, bao gồm cả những kẻ giết người để giám sát bà Khương một đối một.

Tù nhân Vương Văn Lệ (bị kết án vì tội hối lộ và lạm dụng quyền lực) bắt bà Khương “ngồi thẳng lưng và đứng thẳng”. Khi ngồi trên một chiếc ghế đẩu nhỏ, bà Khương phải luôn giữ thẳng lưng và cổ, hai tay đặt trên đầu gối như tư thế trong quân đội. Sau khi ngồi ở tư thế này trong một thời gian dài, mông của bà Khương bị bỏng rát. Chân bà bị đau do máu lưu thông kém nhưng bà không được phép dịch chuyển. Sau cả một ngày ngồi ở tư thế này, chân và bàn chân của bà đã bị sưng tấy.

Tù nhân Thang Vĩ Vĩ (đang thụ án 19 năm vì tội lừa đảo) ban đầu giả vờ tỏ ra thân thiện và hỏi thăm bà Khương về gia đình. Khi bà Khương tỏ ra không muốn trở thành bạn thân, Thang đã lập tức thay đổi thái độ. Bà ta đưa ra một giới hạn nghiêm ngặt về lượng nước mà bà Khương có thể uống và chỉ cho phép bà sử dụng phòng vệ sinh hai lần một ngày. Bà Khương cũng không được phép cử động khi ngồi trên một chiếc ghế đẩu nhỏ.

Tù nhân Trương Diệu Quân (bị kết án vì tội lừa đảo) nói với bà Khương rằng cô ta đã học xong phổ thông và đang ở trong tù vì đã phạm tội giết người. Cô ta kể cho bà Khương nghe câu chuyện cuộc đời mình và cố gắng “cải tạo” bà bằng cách tiếp cận mềm mỏng. Khi kế hoạch của cô ta không thành công, cô ta bắt đầu chửi rủa và có thái độ thù địch.

Trương bắt bà Khương ngồi thẳng lưng, nhìn thẳng cả ngày mà không được nhúc nhích. Bất cứ khi nào bà dịch chuyển dù chỉ một chút, Trương sẽ mắng bà vì đã ngủ gật và mở cửa sổ mặc dù đang là mùa đông. Trương đã từng dội một chậu nước lạnh vào đầu bà Khương.

Trương đã từng bóp các ngón chân của bà Khương cho đến khi chúng bị bầm tím nặng. Cô ta quyết tâm tìm mọi lý do có thể để trừng phạt bà Khương. Cô ta khiến bà Khương phải đứng trong tư thế quân đội trong thời gian dài và không để bà Khương được tắm rửa. Đôi khi Trương bắt bà Khương ngồi trên một chiếc ghế đẩu nhỏ hàng giờ sau khi tất cả các tù nhân khác đã đi ngủ.

Bà Khương từng yêu cầu được đi ngủ vào khoảng 10:30 tối nhưng đã bị Trương từ chối. Lo sợ rằng những người khác sẽ nghe thấy lời phản đối của bà Khương, Trương đã nhét rẻ lau nhà bẩn vào miệng bà Khương. Khi Trương lao về phía bà Khương, theo bản năng bà đã đưa tay lên để bảo vệ mình và cuối cùng đã làm xước cổ tay của Trương. Trương nói với lính canh vào ngày hôm sau rằng bà Khương đã đánh cô ta.

Bị nhốt và bị đánh đập trong phòng tắm

Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2018 của Trung Quốc, một đợt tra tấn đối với các học viên Pháp Luân Công kiên định đã bắt đầu vào ngày 4 tháng 3. Trưởng khu vực số 11 là Lý Huệ Cúc và phó quản giáo là Từ Ngọc Mỹ với mục đích duy nhất là gây ra đau đớn cho các học viên Pháp Luân Công trong khu trại giam.

Một số tù nhân, bao gồm cả Vi Bình, đã đẩy bà Khương vào phòng tắm ngày hôm đó. Phòng tắm là một nơi đáng sợ. Theo một tù nhân, chỉ một vài học viên kiên định mỗi năm bị nhốt trong phòng tắm và không được phép rời đi trừ khi họ viết bản cam kết từ bỏ Pháp Luân Công.

Bà Khương bị bắt đứng cả ngày lẫn đêm trong nhà tắm nhưng không được phép sử dụng nhà vệ sinh. Các tù nhân đã mở cửa sổ và để không khí lạnh tràn vào. Tù nhân Thang Vĩ Vĩ và Khương Tú Liên đã ngược đãi bà Khương vào ban ngày và vào ban đêm Trương Diệu Quân và một tù nhân khác đã phối hợp và đảm nhận ca trực.

Trương đánh bà Khương vào đầu và đá vào cằm và miệng cho đến khi bà ngã xuống sàn. Các tù nhân bịt miệng bà để giữ cho bà không la hét và kéo bà đứng lên. Sau một đêm bị đánh đập, bà Khương được tạm tha một thời gian ngắn trên tấm gỗ.

Tuy nhiên, bà Khương không thể nghỉ ngơi vì bà cần sử dụng phòng tắm. Ngay khi quay lại vì cảm thấy khó chịu, bà đã phải đứng dậy và tiếp tục đứng. Sau vài ngày bị đối xử vô nhân đạo như vậy, bà Khương được đưa trở lại Phòng giam số 207.

Biệt giam và lần đầu tiên bị “Giám sát đặc biệt”

Bà Khương bị giam trong phòng giam nhỏ của mình trong nhiều ngày mà không được tiếp xúc nhiều với bên ngoài. Cuối cùng, bà bị tẩy não tăng cường suốt cả ngày cho đến tận ban đêm. Các lính canh đã cố gắng bắt bà viết “báo cáo tư tưởng” chống lại đức tin của bà và nói với các học viên Pháp Luân Công khác. Bà Khương đã từ chối hợp tác. Lính canh Lưu Phi và các đội trưởng khác thay nhau gây áp lực với bà, nhưng bà không hề dao động.

Vào ngày 13 tháng 6, lính canh Triệu Lệ Vân và Lưu Phi đã hỏi lại bà Khương xem bà có viết báo cáo tư tưởng hay không. Bà Khương trả lời rằng không. Các lính canh đã kêu gọi “chuyên gia” Lưu Hồng Nham tham gia cùng họ. Lưu nổi tiếng là người đã “chuyển hóa” thành công các học viên Pháp Luân Công. Ngay khi đến đó, Lưu đã hét vào mặt bà Khương một cách điên cuồng: “Tôi có thể tự mình xử lý tất cả các người.”

Bà Khương bị đưa vào khu vực “giám sát đặc biệt” trên tầng hai. Lưu và một số người khác vặn tay bà ra sau lưng, nắm lấy tay còn lại và cạy các ngón tay để ép bà cầm bút. Khi họ chửi rủa, họ siết chặt và di chuyển tay của bà Khương để viết những điều phỉ báng Pháp Luân Công và Nhà sáng lập Pháp Luân Công trên một mảnh giấy dưới mông bà.

Sau đó, họ nhét giẻ vào miệng bà Khương, đẩy bà ngã xuống đất và dẫm lên người bà. Họ túm tóc và đập đầu bà vào một chiếc ghế đẩu nhỏ hết lần này đến lần khác. Mỗi lần đầu va vào ghế, bà Khương cảm thấy như sắp ngất đi.

Bà Khương bị bắt ngồi trên một chiếc ghế đẩu nhỏ nhưng chỉ ở mép nhỏ. Nếu bà dịch chuyển dù chỉ một chút, Lưu Hồng Nham sẽ đá bà rất mạnh đến mức bà ngã xuống. Việc ngồi lâu trên mép ghế để lại nhiều vết đỏ đau trên mông của bà Khương.

Bà Khương chỉ được phép uống một cốc nước mỗi ngày và ba lần sử dụng phòng tắm. Khi bà tình cờ gặp Lưu trong phòng tắm một lần, Lưu đã đá bà ngã xuống đất. Sau 20 ngày bị “giám sát đặc biệt”, bà Khương được đưa về phòng giam bình thường nhưng buộc phải tiếp tục nộp “báo cáo tư tưởng” cho lính canh Lưu Phi.

Lần bị ngược đãi thứ hai khi bị giám sát đặc biệt

Vào đầu tháng 8 năm 2018, tù nhân Thôi Lị Lị trở thành trưởng nhóm của phòng giam và Lưu Thụy Tuyết trở thành lính canh phụ trách phòng giam của họ. Lưu Thụy Tuyết rất đạo đức giả và tìm ra những lý do khác nhau để đưa bà Khương trở lại khu vực “giám sát đặc biệt”. Một ngày nọ, phó quản giáo Từ Ngọc Mĩ đang trực trong khi tù nhân Ngụy Vũ Thúy đưa bà Khương đến phòng họp. Các học viên cũ Lý Tuyết và Tôn Kiến Xuân (những người đã phủ nhận đức tin của họ vào Đại Pháp đôi khi giúp các lính canh bức hại và thuyết phục các học viên kiên định) đã gia nhập nhóm Ngụy Vũ Thúy.

Họ đẩy bà Khương xuống bàn, dùng giẻ bịt miệng, túm tóc và vặn tay ra sau lưng. Họ nắm lấy và di chuyển cánh tay còn lại của bà Khương và viết năm câu phỉ báng Đại Pháp và Nhà sáng lập Đại Pháp. Bà Khương không thở được. Bà cảm thấy chân tay yếu ớt và gần như bất tỉnh.

Các học viên cũ Lữ Đa Mĩ và Tống Xuân Mai đã cố gắng thuyết phục bà Khương từ bỏ đức tin của mình bằng cách lặp lại những lời nói dối của ĐCSTQ vu khống Pháp Luân Công. Lữ đã đá bà Khương và không buông tha cho bà. Bà Khương kể từ đó đã trải qua những cơn ác mộng liên tục. Hai cánh tay của bà bị tê liệt và thỉnh thoảng bà có triệu chứng liệt một bên cơ thể. Tù nhân Thôi Lị Lị và Lưu Văn Cần đã gây khó dễ cho bà Khương, họ bắt bà viết báo cáo tư tưởng bổ sung và ra lệnh cho bà nói những điều xúc phạm Đại Pháp và Nhà sáng lập Đại Pháp.

Thêm hai lần bị “Giám sát đặc biệt”

Vào tháng 6 năm 2019, lính canh Lưu Thụy Tuyết đã đưa bà Khương vào “chế độ giám sát đặc biệt” ở một góc phòng giam vì không viết báo cáo tư tưởng. Bà bị bắt ngồi trên một chiếc ghế đẩu nhỏ trong nhiều ngày liên tục và bị Thôi Lị Lị theo dõi.

Hai tuần bị ngược đãi như vậy không thay đổi được suy nghĩ của bà Khương. Lính canh nói với bà Khương rằng họ cần lấy dấu vân tay của bà một ngày nào đó và giữ bà trong phòng giam. Tuy nhiên, thay vì lấy dấu vân tay của bà, lính canh đã để trưởng nhóm và trưởng bộ phận đến và nói chuyện với bà, cố gắng thuyết phục bà viết báo cáo tư tưởng. Họ đề nghị giảm thời hạn tù như một phần thưởng nhưng khi điều đó không hiệu quả, họ đe dọa sẽ đưa bà vào “chế độ giám sát đặc biệt”.

Dù họ có cố gắng như thế nào, bà Khương cũng sẽ không viết báo cáo tư tưởng. Lưu Thụy Tuyết đã rất tức giận. Bà ta cùng với tù nhân Thang Vĩ Vĩ, Chu Hồng Mạn (một kẻ giết người), và một số người khác có kinh nghiệm trong việc tra tấn các học viên Pháp Luân Công và họ cùng nhau kéo bà Khương vào khu vực đặc biệt trên tầng hai và đưa bà vào “chế độ giám sát đặc biệt” lần thứ tư.

Hai học viên cũ đã được chỉ định để khiến bà Khương từ bỏ Pháp Luân Công. Đêm đó, lính canh Lưu Phi đã xem lại đoạn băng camera giám sát và nói với bà Khương: “Nhìn này, Chúng tôi vừa thay thế hệ thống nhưng chưa bắt đầu tải các bản ghi lên. Tôi có thể đặt bà vào ‘chế độ giám sát đặc biệt’ bất cứ khi nào tôi muốn.“

Tù nhân Trương Diệu Quân và Đổng Tuyết vào sau đó. Họ đe dọa bà Khương và đánh đập bà. Đổng Tuyết đã chặn máy ảnh trong khi Trương Diệu Quân đánh vào đầu, mặt và cằm của bà Khương. Bà Khương cảm thấy choáng váng.

Bà Khương không được phép sử dụng phòng tắm và các tù nhân bắt bà dùng tay thay vì dụng cụ để ăn thức ăn. Một nhóm tù nhân sẽ đột nhập ngẫu nhiên vào khu vực đặc biệt và hỏi bà Khương có chịu viết báo cáo tư tưởng hay không. Họ nhét giẻ vào miệng bà, kéo tóc trong khi ấn đầu và dẫm lên chân bà. Họ vặn cánh tay bà ra phía sau và ép tay còn lại của bà viết những câu xúc phạm Đại Pháp và Nhà sáng lập Đại Pháp. Điều này được lặp lại ít nhất ba hoặc bốn lần một ngày, đôi khi thậm chí lên đến chín lần.

Tay của bà Khương bị chảy máu và cánh tay của bà bị đau. Bà không thể di chuyển hoặc thậm chí không thể chạm vào chúng. Bà bị bầm tím dưới cánh tay và khắp người, với những vết xước đau đớn. Bà không được phép sử dụng phòng tắm và thay quần áo bẩn.

Tra tấn vô nhân đạo

Vào ngày 7 tháng 7 năm 2019, bà Khương đã trải qua ngày thứ bảy bị “giám sát đặc biệt” khi phó quản giáo Từ Ngọc Mĩ và lính canh Khương và Hoa Lôi đang làm nhiệm vụ. Bà Khương đã phải chịu sự tra tấn dã man nhất vào ngày hôm đó.

Tù nhân Hứa Miêu Miêu (ở thành phố Truy Bác, thụ án hơn 10 năm) và Đổng Tuyết (ở Long Khẩu) đã đánh bà Khương mà không nghỉ giữa giờ như bình thường giữa mỗi phiên. Các trận đánh diễn ra khốc liệt và nhanh chóng. Hai người trong số họ đã vặn cánh tay của bà Khương cho đến khi các gân trên cánh tay của bà bị rách. Mặc dù người ta không thể nhận ra khi nhìn vào cánh tay, nhưng nỗi đau là tột độ.

Họ tóm tay bà Khương để lấy dấu vân tay trên một số tài liệu và đánh đập bà một cách tàn nhẫn. Bà Khương không thể gượng dậy được và ngã xuống đất. Các tù nhân hét vào mặt bà và bảo bà ngồi thẳng dậy.

Cuộc tra tấn kéo dài đến 9 giờ đêm và bà Khương bị kéo từ phòng giám sát đặc biệt về Phòng giam số 203 và bị ném xuống đất. Tù nhân làm nhiệm vụ tạt nước vào người và kéo bà Khương ngồi dậy trên chiếc ghế đẩu nhỏ dựa vào tường. Bà Khương không trụ được bao lâu thì lại ngã xuống sàn. Một lúc lâu sau, bà cố gắng từ từ bò lên một chiếc hộp gỗ để nghỉ ngơi.

Bà Khương bị bầm tím trên mặt và khắp người. Bà không thể giơ hai cánh tay lên. Vùng da dưới cánh tay của bà bị trầy xước hết cả lên. Bên trong cánh tay phải của bà có một khối máu bị tụ nổi rõ ràng bên dưới da. Cơ thể bà đầy vết bầm tím, vết cắt và vết xước. Người tù nhân đang làm nhiệm vụ không thể chịu đựng được khi nhìn bà trong hoàn cảnh đó.

Bà Khương bị đau bụng dưới dữ dội do bị đánh đập và yêu cầu được gặp quản giáo. Bà muốn nói về sự tra tấn mà bà phải chịu và gặp bác sĩ. Tuy nhiên, một trưởng nhóm mới tên là Giang Bình (có nhiệm kỳ hơn 10 năm vì tội lừa đảo) đã được chỉ định vào sáng hôm sau và yêu cầu của bà Khương đã bị bác bỏ. Y tá Lưu Viên Viên đã phớt lờ yêu cầu của bà Khương, thậm chí còn chửi bới và la mắng bà.

Khi các lính canh đến làm việc vào ngày hôm đó, bà Khương đã đối chất với Lưu Thụy Tuyết: “Bà hiểu biết về luật pháp và biết nên làm gì theo Đạo luật Nhà tù?” Sau đó bà đã được băng vết thương và dùng nước ấm để vệ sinh.

Che đậy việc ngược đãi trong quá trình thăm nom

Vào giữa tháng 7, một tuần sau đợt tra tấn chồng của bà Khương đã đến thăm bà. Lính canh Lưu Thụy Tuyết đã nói với bà: “Nếu chồng bà nhìn thấy những vết bầm tím trên cơ thể, bà phải nói với ông ta rằng bà đã vô tình bị va vào tường.”

Tại phòng thăm nom, bà Khương dùng tay trái cầm điện thoại nhưng không cầm được lâu do bị đau ở cánh tay. Sau khi làm rơi nó một vài lần, bà đã giữ chặt điện thoại bằng đầu. Tuy nhiên, điều đó thật đau đớn, bà giữ kín chuyện này cho riêng mình và không muốn gây thêm lo lắng cho chồng. Bà bắt chuyện và hỏi con trai họ và các thành viên khác trong gia đình đang thế nào. Chồng bà không có tâm trí để nói với bà về tình trạng tinh thần tồi tệ của con trai họ và lầm bầm trả lời một cách mơ hồ.

Chồng của bà Khương đã quay sang lính canh Lưu Thụy Tuyết tại một thời điểm và hỏi: “Bà ấy phải lao động kiểu gì ở đây?” Lưu không nghĩ sẽ bị hỏi và trả lời ứng phó: “Bà ấy không phải lao động ở đây. Bà ấy chỉ xem TV và cải tạo”. Nghĩ về sự tra tấn mà mình phải chịu chỉ một tuần trước, bà Khương không dám nói sự thật với chồng mình.

Bà Khương đau lòng nhìn chồng rời đi sau buổi gặp mặt. Bà không biết rằng đây sẽ là lần cuối cùng bà nhìn thấy ông.

Trên đường trở về khu trại giam, lính canh Lưu Thụy Tuyết nhìn thấy một cái xô đặt dưới bộ phận điều hòa không khí để hứng những giọt nước. Bà ra lệnh cho bà Khương, người thậm chí không thể cầm điện thoại trong khi thăm nom, phải đổ hết nước khỏi xô. Thay vì đổ xuống cống, bà Khương đã tưới một số loại cỏ khô héo bên đường.

Một tuần sau, phó quản giáo Từ Ngọc Mĩ đã chỉ định tù nhân Giang Bình và Lý Hiệp bắt bà Khương viết những điều phỉ báng Đại Pháp và Nhà sáng lập Đại Pháp. Bà Khương đã từ chối tuân thủ.

Lính canh Lưu Thụy Tuyết đã báo cáo sai sự thật với giám đốc và nói rằng bà Khương đang truyền bá Pháp Luân Công. Bà Khương đã bị đưa vào “chế độ giám sát đặc biệt” trong gần hai tháng. Bà Khương sau đó được đưa vào Phòng giam số 206 cùng với các học viên kiên định khác vào giữa tháng Chín. Trong sáu tháng cuối cùng ở Nhà tù nữ Sơn Đông, bà Khương đã bị tù nhân Lưu Tú Cần và Lý Ngọc Khiết đánh đập.

(Còn tiếp.)

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/1/18/418712.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/3/6/191274.html

Đăng ngày 30-03-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share