Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 25-10-2020] Một ngày nọ khi tôi đang học Pháp, đột nhiên tôi cảm thấy mọi điều Sư phụ nói với chúng ta đều rất chân thực. Thế giới của Thần và Phật và những nội hàm sâu xa hơn của mọi thứ xung quanh chúng ta được hiển lộ trong quá trình học các bài giảng Pháp. Con mắt thứ ba của tôi không mở, nhưng Pháp thì thực sự là có thật.

Tôi có thể cảm thấy rằng chiều không gian của các vị Thần và Phật chỉ cách nhau một cánh cửa, và bằng cách mở cánh cửa đó, tôi có thể nhìn thấy mọi thứ bằng đôi mắt thịt của mình. Quá trình bước qua hành lang dài đến cánh cửa đó chính là quá trình tu luyện. Mọi thứ đều là có thật, bao gồm toàn bộ quá trình tu luyện.

Khi ngẫm nghĩ về việc tu luyện của mình, tôi đã nhận ra rằng mình thường không nghiêm túc. Sau khi tôi đọc xong một bài giảng của Chuyển Pháp Luân, tôi thường không thể nhớ lại được những gì tôi vừa đọc. Tôi đã ở trong trạng thái “học Pháp nhưng không đắc Pháp”, như một số đồng tu đã nói. Tôi không thể dậy sớm để luyện công vào buổi sáng. Tôi đã ngủ khi đến lúc phát chính niệm vào lúc nửa đêm. Tôi hiếm khi phân phát tài liệu giảng chân tướng, và tôi hiếm khi trực tiếp giảng chân tướng cho mọi người. Làm sao tôi có thể được coi là một đệ tử Đại Pháp đủ tiêu chuẩn đây?

Tôi biết mình cần phải học Pháp một cách nghiêm túc.

Sư phụ giảng:

“Có một nguyên tắc trong vũ trụ này được gọi là “bất thất, bất đắc”. (Bài giảng thứ Nhất, Chuyển Pháp Luân)

Tôi đã đọc sách này nhiều lần trong nhiều năm và nghĩ rằng tôi đã hiểu nó. Có những nguyên lý sâu xa hơn đằng sau mỗi lời mà Sư phụ đã dạy; tôi có thực sự hiểu những gì Sư phụ đã nói và tôi có thể nhớ nó không?

Vận dụng các nguyên lý của Đại Pháp

Khi suy nghĩ về nguyên lý “bất thất, bât đắc”, tôi đã nghĩ về cách tôi kiểm tra các ứng dụng trên điện thoại của mình cùng lời quảng cáo “Quà tặng miễn phí khi mua hàng”, “Yêu cầu giải thưởng của bạn”, v.v. Tôi không thể không nhấp vào chúng . Tôi biết đó là những điều nhỏ nhặt, nhưng tôi không thể kiềm chế bản thân nên đã nhấp vào chúng. Bây giờ tôi biết rằng mỗi khi tôi có được những thứ này, tôi đang đánh mất những gì mà một người tu luyện cần phải có – đức hạnh, năng lượng tu luyện, tầng thứ, cảnh giới, thời gian học Pháp và giảng chân tướng, v.v. Chỉ bằng cách không muốn những thứ này của con người, tôi mới có thể đề cao tâm tính, cảnh giới của mình và đạt đến trạng thái tu luyện thuần tịnh.

Tôi đã biết mình cần phải đột phá trong việc luyện công, phát chính niệm và giảng chân tướng. Để tạo ra một bước đột phá thực sự, tôi cần học Pháp nhiều hơn.

Pháp là có thật. Theo hiểu biết của tôi, có thể không nhất thiết phải phù hợp – thì việc giảng dạy về quy luật vũ trụ của Sư phụ là giống như mô tả một tòa nhà – cấu trúc, vật liệu xây dựng và sự hình thành của nó; những loại sinh vật nào sống ở mỗi tầng và đặc điểm của chúng. Chúng được kết nối với nhau như thế nào và suy nghĩ và hành động ra sao; kết quả cuối cùng sẽ như thế nào … và hơn thế nữa.

Sư phụ đã kể cho chúng ta nhiều câu chuyện ngắn và đưa ra nhiều ví dụ trong Pháp. Trong mỗi câu chuyện có rất nhiều điều chúng ta cần hiểu và hiểu từ các góc độ khác nhau và các cấp độ khác nhau, tất cả đều có thể hướng dẫn chúng ta trong việc thực tu.

Đối với mỗi ví dụ, đều có yếu tố môi trường bên ngoài của người đó, người đó nghĩ gì và hành động như thế nào, người khác nghĩ gì và họ hành động như thế nào, v.v. Sư phụ đã sử dụng một loạt các sự kiện để giải thích những vấn đề mà chúng ta có thể gặp phải trong tu luyện của mình có thể biểu hiện ra sao, tại sao nó xảy ra và cách để chúng ta đề cao tâm tính.

Tôi thấy rằng tôi có thể nhìn thấy chính mình trong hầu hết những câu chuyện đó, từng tính cách và mọi suy nghĩ. Ví dụ, khi so sánh bản thân tôi với đứa trẻ đạt 100 điểm trong một bài kiểm tra, có phải tôi thấy không vui với kết quả của việc nào đó tôi đã làm, và tôi có muốn chia sẻ điều đó với người khác không? Tôi nhận ra đó là do tôi có tâm sốt sắng, thích phô trương, hoặc thậm chí là chấp trước vào danh. Và rồi sau đó, chính một người có tâm tật đố trong câu chuyện đó đã nói: “Có gì là ghê gớm thế, được 100 điểm? Sĩ diện! Ai chưa từng được 100 điểm kia chứ! “(Bài giảng thứ Bảy, Chuyển Pháp Luân). Khi tôi ngẫm lại bản thân, mặc dù tôi không nói vậy, nhưng chẳng phải tôi cảm thấy khó chịu khi người khác làm tốt, thay vì cảm thấy mừng cho họ sao?

Một ví dụ khác là vị sư trụ trì và tiểu hòa thượng được mô tả trong mục “tâm tật đố”. Tôi đã nghĩ rằng nếu vị tiểu hòa thượng kia không tiết lộ việc mình có công năng, thì những vị khác đã không khó chịu tật đố như vậy. Điều này đã ảnh hưởng đến việc tu luyện của chính tiểu hòa thượng và khuấy động sự tò mò và ngưỡng mộ của các nhà sư khác. Tất cả sự chú ý này đã thúc đẩy tâm tật đố của sư trụ trì, tất cả các loại chấp trước đều được phơi bày ra và xung đột ngày càng gia tăng. Cuối cùng vị tiểu hòa thượng bị đuổi khỏi chùa. Tất cả mọi thứ đều bị chi phối bởi các loại tâm chấp trước. Nếu như các nhà sư khác khi thấy vị này thể hiện thần thông, thay vì ngưỡng mộ anh ta mà nhắc nhở vị này chú ý tu luyện bản thân thì câu chuyện đã có thể đi theo một hướng khác.

Nếu sư trụ trì không nổi tâm tật đố và thực hiện trách nhiệm của mình là dìu dắt các hòa thượng tu luyện thì vị trụ trì đó nên ngăn vị tiểu hòa thượng và các hòa thượng khác trong chùa phô trương bản sự. Vị sư trụ trì nên chỉ ra rằng hành vi của các hòa thượng khác đã ảnh hưởng đến việc tu luyện của họ.

Tuy rằng việc đuổi tiểu hòa thượng kia đi đã kết thúc sự việc, nhưng kết quả cuối cùng không phải là tu luyện. Một kết luận khác là nếu một học viên chỉ muốn giải quyết vấn đề một cách hời hợt hơn là tu tâm, thì kết quả có thể còn tệ hơn. Bề ngoài thì có vẻ như Sư phụ chỉ kể cho chúng ta nghe một số câu chuyện ngắn và cho chúng ta một số ví dụ, nhưng ẩn chứa trong đó là những nỗ lực không ngừng của Sư phụ để điểm hóa cho chúng ta chân chính thực tu.

Những điều tôi chia sẻ trên đây chỉ là một phần rất nhỏ trong nội hàm vô biên của Đại Pháp. Khi chúng ta thăng hoa trong tu luyện, Đại Pháp sẽ triển hiện cho chúng ta thấy nội hàm của Pháp ở tầng tầng thâm sâu hơn.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/10/25/414192.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/12/17/188848.html

Đăng ngày 11-03-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share