Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 09-11-2020] Chiến dịch “thanh linh” (thanh trừ về con số không) của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là một nỗ lực phối hợp của chính quyền Trung ương nhằm yêu cầu tất cả các cấp của bộ máy an ninh, bao gồm cảnh sát và nhân viên cộng đồng dân cư, buộc mọi học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc nằm trong danh sách đen của chính quyền phải từ bỏ đức tin của mình.

Khi những nhân viên này đến thăm nhà của một học viên, họ cố gắng bắt các học viên ký cam kết từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Đại Pháp. Nếu các học viên từ chối ký, họ sẽ đe dọa các học viên, nói rằng tương lai của con cái và người thân của họ sẽ bị ảnh hưởng, chẳng hạn như con cái của họ sẽ không thể tốt nghiệp, người thân sẽ không được trả lương hoặc có thể mất việc làm, và những người thân đã nghỉ hưu sẽ bị đình chỉ lương hưu.

Họ cũng dọa đến trường học và nơi làm việc của con cái học viên hoặc các thành viên khác trong gia đình để sách nhiễu họ.

Cảnh sát và nhân viên cộng đồng liên tục quan sát các học viên trong khi nói chuyện với họ, tìm kiếm những thứ họ có thể khai thác, chẳng hạn như nếu một học viên có dấu hiệu sợ hãi hoặc các chấp trước khác. Sau đó, họ sẽ sử dụng nó làm cái cớ tiếp tục đe dọa và gây áp lực thêm. Nếu các học viên không có tâm sợ hãi, thì các nhân tố gây nên sợ hãi cũng không còn, uy hiếp tự diệt.

Không phải tất cả đều bức hại học viên

Chúng ta phải nhận ra rằng chiến dịch sách nhiễu này là tiền đề cho sự tự hủy diệt và loại bỏ của ĐCSTQ, vì vậy chúng ta không nên bị lừa bởi vẻ mạnh mẽ giả tạo thông qua sự đe dọa.

Một số người trong số này sẵn sàng tích cực tham gia bức hại, trong khi những người khác không đồng tình với cuộc bức hại và mong muốn biết chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp. Theo nhận thức của tôi, hầu hết cảnh sát và nhân viên cộng đồng đều miễn cưỡng đóng vai côn đồ bức hại các học viên thay cho ĐCSTQ. Khi họ đến thăm nhà của các học viên, đó thực sự là một cơ hội tốt để giảng chân tướng cho họ.

Hầu hết những người này thực hiện công việc một cách lấy lệ. Ví dụ, khi ĐCSTQ tiến hành các hoạt động “gõ cửa”, tôi đã được thông báo rằng rất nhiều cảnh sát sẽ đến gõ cửa vào ban đêm. Họ không biết rằng hầu hết mọi người sẽ không mở cửa vào ban đêm sao? Tất nhiên họ biết điều này. Họ thực sự lo lắng hơn rằng nếu có ai đó mở cửa, họ sẽ phải hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Trong chiến dịch “thanh linh” này, những người này có thể không thực sự muốn bạn ký các cam kết; phía minh bạch chân tướng của họ cũng mong rằng bạn sẽ không ký.

Một số nhân viên an ninh sử dụng cơ hội này để tìm hiểu chân tướng từ các học viên. Họ thực sự muốn biết về Đại Pháp và sẽ thất vọng hoặc tức giận nếu họ rời đi mà không được các học viên giảng cho họ.

Sư phụ giảng:

“Kẻ e sợ con người biết rõ chân tướng chính là tà ác, chứ không phải đệ tử Đại Pháp.” (Kiến nghị, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Nếu các học viên thực sự bị tâm sợ hãi lôi kéo khi bị đe dọa và ký các cam kết, thì phía biết của các cảnh sát có thể thực sự coi thường họ. Khi bị đe dọa, các học viên phải chống lại những nhân tố tà ác đang kiểm soát những người này và kiên quyết phủ nhận chúng. Hãy nhớ rằng, hết thảy đều là Sư phụ làm chủ, tà ác nói thì không được tính.

Tà không thể thắng chính. Học viên mà có chính niệm kiên định, thì tà ác chính là sợ họ. Những người này sợ bị kiện, bị vạch trần, bị dùng làm con dê thế tội, hoặc bị đứng về phía sai của cuộc vận động chính trị.

Trách nhiệm của một học viên

Chúng ta nên nhớ rằng việc buộc các học viên ký cam kết là một hành vi tội phạm và vi hiến.

Khi các học viên gặp tình huống này, họ nên đảm bảo ghi lại tên của cảnh sát, số hiệu, số điện thoại, v.v.. để có thể phơi bày tội ác của họ trên trang web Minh Huệ.

Nếu các học viên kiên định chính niệm, thì Sư phụ sẽ có thể trợ giúp họ. Cảm giác sợ hãi sẽ giảm bớt hoặc thậm chí biến mất. Có thể Sư phụ đã nâng cao cảnh giới của học viên hoặc tiêu giảm vật chất sợ hãi.

Sư phụ có thể cũng an bài những người này cho bạn cơ hội nêu ra chủ đề và giảng chân tướng cho họ. Các học viên có thể cảm thấy rằng một số từ không phải như những gì họ thường nói, vì Sư phụ có thể ban cho họ trí huệ để giúp cứu người.

Chúng ta phải cho nhân viên an ninh biết rằng khi cuộc bức hại kết thúc, những ai phạm tội ác với Pháp Luân Đại Pháp sẽ phải chịu trách nhiệm. Ai trong số những người bức hại học viên cho ĐCSTQ sẽ có thể trốn thoát?

Trước bức hại thật nghiêm trọng mà các học viên Đại Pháp vẫn đang cố gắng cứu những người phạm tội ác với họ. Điều đó thật từ bi!

Sư phụ giảng:

“Đặc biệt là hôm nay trong hoàn cảnh xã hội thế này, các đệ tử Đại Pháp chịu đựng áp lực lớn ngần này, hễ chư vị buông bỏ tu luyện, [thì] tà ác liền để chư vị trải qua những ngày tháng bình thường; chư vị không buông bỏ tu luyện, thì chư vị phải chịu đựng bức hại, thậm chí bức hại rất tàn khốc. Chư vị có thể vượt qua, có thể đứng vững trước tất cả, có thể bước đi cho tới hôm nay, quả thực rất xuất sắc” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York kỷ niệm 25 năm Đại Pháp hồng truyền [2017])

Một số nhân viên cũng cố gắng khích lệ các học viên ký cam kết với lý do họ có thể sống một cuộc sống bình thường sau khi ký. Liệu tà ác có thực sự mang lại cho các học viên điều gì tốt đẹp không? Nếu ký cam kết, các học viên chính là đang đồng tình với việc bị bức hại, và tự làm hại bản thân mình!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/11/9/414786.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/1/5/189762.html

Đăng ngày 27-02-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share