Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc
[MINH HUỆ 18-12-2020] Một hôm tôi tự hỏi: “Tại sao mình không thể dậy sớm vào buổi sáng để luyện công nhỉ?” và câu trả lời là: “Mình cảm thấy thật thoải mái khi nằm trên giường.” Tôi lại tự hỏi tiếp: “Vậy tại sao mình lại có thể dậy sớm vài ngày hôm sau nhỉ?” Đó là vì mình cảm thấy cơ thể không thoải mái và luyện công sáng sớm khiến mình cảm thấy dễ chịu. Khi nhận ra điều này, tôi đã sốc! Tôi chỉ luyện công để thỏa mãn cái tâm “an dật” của mình chăng? Nếu tôi luyện công để cảm thấy thoải mái cá nhân thì chẳng phải đây là chấp trước rất mạnh sao? Mỗi sáng mà tôi bị lỡ việc luyện công tập thể thì tôi đều cảm thấy khó chịu vì tôi lại rơi vào cái bẫy của chấp trước này.
Hướng nội và tu khứ tâm an dật
Tôi cố gắng đột phá sau khi đã nhận ra vấn đề của bản thân. Tôi mời vài học viên ở lại nhà tôi để chúng tôi có thể khích lệ nhau dậy sớm luyện công. Tuy nhiên, việc này có vẻ như không giải quyết được vấn đề căn bản của tôi.
Sư phụ giảng:
“Vậy luyện công chẳng tăng công có hai nguyên nhân [nói] trên: không biết Pháp tại cao tầng thì chẳng có cách nào tu; không hướng nội mà tu, không tu tâm tính [thì] chẳng thể tăng công. Đó chính là hai nguyên nhân.” (Bài giảng thứ Nhất, Chuyển Pháp Luân)
Tôi nhận ra rằng tôi đang hướng ngoại và rằng tôi sẽ không bao giờ giải quyết được vấn đề.
Tôi bắt đầu tập trung vào việc học Pháp và hướng nội. Ngoài cuốn Chuyển Pháp Luân, tôi bắt đầu đọc các bài kinh văn khác của Sư phụ. Sư phụ giảng:
“Đừng để mất cơ duyên này. Có khó nào đâu? Hãy thử nghĩ, [đó chính là] đối với cơ duyên tu luyện của mình vẫn còn không đủ coi trọng, đối với Pháp cũng không đủ coi trọng, đối với sinh mệnh của chính mình cũng coi trọng không đủ. Thật sự minh bạch ra việc này, thì có thể tu tốt.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San-Francisco năm 2005)
Khi đọc đoạn Pháp này, tôi rất sốc. Tôi có thực sự trân quý Pháp không? Tôi có thực sự trân quý cơ duyên tu luyện hàng triệu năm mới có một lần này không? Tôi không đặt Đại Pháp lên trên hết vì tôi bị tâm an dật cản trở.
Sư phụ giảng:
“Chúng ta là tu luyện chiểu theo nguyên lý diễn hoá của vũ trụ, tu luyện chiểu theo tiêu chuẩn chỉ đạo của đặc tính tối cao của vũ trụ – Chân Thiện Nhẫn. Chúng ta luyện một điều rất to lớn, tương đương với luyện vũ trụ.” (Bài giảng thứ Nhất, Chuyển Pháp Luân)
“Tôi đơn cử một thí dụ cho chư vị, vũ trụ đang vận động, trong vũ trụ có hệ Ngân Hà, có các thiên hà tất cả đều đang vận động, chín hành tinh đang quay quanh Mặt Trời, Trái Đất cũng tự chuyển động. Mọi người thử nghĩ xem, ai đẩy chúng? Ai gia lực cho chúng? Chư vị không thể dùng khái niệm người thường mà nhận thức chúng được, nó là một dạng ‘toàn cơ’ như thế.” (Bài giảng thứ Nhất, Chuyển Pháp Luân)
Sư phụ đã cài một bộ khí cơ cho chúng ta và miễn là chúng ta chiểu theo những “cơ năng” này thì chúng ta đang gia cường chúng. Nếu chúng ta không luyện công tốt thì chúng ta không thể gia cường những cơ chế đó. Chúng ta không nên giải đãi trong việc luyện công. Thực ra, nếu chúng ta không tuân theo những tiêu chuẩn đó thì mọi thứ sẽ ngừng tồn tại.
Trước kia tôi sẽ đoạn chương thủ nghĩa trích Pháp của Sư phụ và chỉ muốn hiểu nghĩa bề mặt của “Pháp luyện người,” “công luyện người,” hoặc “Tu tại tự kỷ, công ại Sư phụ” (Bài giảng thứ Nhất, Chuyển Pháp Luân)
Tôi coi nhẹ việc luyện công. Thực ra đó chính là cái cớ cho tâm an dật của tôi và tôi đã tự tạo khổ nạn cho mình. Tôi cũng mê mờ khi đọc Pháp, luyện công và phát chính niệm. Cơ thể tôi bị các vật chất xấu can nhiễu và tôi cảm thấy thiếu ý nguyện cứu độ thêm chúng sinh. Sư phụ giảng:
“Tâm tính cao bao nhiêu công cao bấy nhiêu, đó là chân lý tuyệt đối.” (Bài giảng thứ Nhất, Chuyển Pháp Luân)
Không thể luyện công thì do tâm tính tôi có vấn đề rồi. Làm sao mà Sư phụ tăng công cho tôi được chứ? Sư phụ đã làm cho tôi quá nhiều điều trong suốt 24 năm tu luyện nhưng tôi vẫn thiếu kiên định và nghị lực.
Sư phụ giảng:
“Xoay lại mà giảng, không tinh tấn cũng là đang học Pháp, cũng biết Pháp rất tốt, nhưng không phải là ở trên Pháp [mà nhận thức], chính niệm không đủ, nhận thức tự nhiên không cao, chính là không thể chân chính lý giải sự trân quý của Pháp; do vậy không thể gắng sức lên được.” (Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006])
Đột phá trong tu luyện
Tôi biết mình cần đột phá trong tu luyện. Một sáng tôi sang nhà một đồng tu tinh tấn hơn để học Pháp. Tôi ngồi ở thế song bàn và bắt đầu đọc cuốn Chuyển Pháp Luân. Trong khi đọc Bài giảng thứ nhất, chân của tôi bắt đầu đau rất nhiều và cảm thấy như tất cả mạch máu đã bế tắc lại. Trươc kia, tôi sẽ tháo chân ra, tuy nhiên, lần này tôi ngộ ra một điều rằng đây là hảo sự vì tôi đang học Pháp với niệm đầu thành kính. Sau khi tôi học gần hết bài giảng đầu tiên thì các mạch máu của tôi cảm thấy rất tốt. Tôi trở nên tập trung hơn và dễ chịu hơn khi học Pháp. Chúng tôi hoàn thành sáu bài giảng lúc 7 giờ tối. Đó là một đột phá lớn đối với tôi.
Những ngày tiếp theo, tôi có thể chiểu theo các Pháp lý và tâm tôi tràn đầy hạnh phúc. Luyện công đối với tôi cũng dễ hơn. Trước kia bất cứ khi nào tôi ngồi ở thế song bàn thì chân trái của tôi luôn rất đau và tôi sẽ luôn cố gắng di chuyển cái chân để cho đỡ đau. Nói cách khác tôi không bao giờ xem “cái đau” như là một hảo sự cả. Khi tôi nhận ra rằng đây là một hảo sự thì chân tôi không còn đau nữa.
Một sáng trong khi luyện bài thiền đả tọa, tôi cảm thấy tĩnh tại hệt như ngồi trong vỏ trứng vậy. Tôi rất xúc động và nước mắt tuôn rơi.
Bản thể của tôi cũng thay đổi sau khi gia cường chính niệm cho việc luyện công. Phần lưng trái của tôi bị đau đã bốn năm rồi, và một năm rưỡi về trước thì tôi phải chịu cơn đau và chân trái bị sưng. Tôi phủ định an bài của cựu thế lực và tiếp tục làm ba việc. Chân trái của tôi không còn bị sưng nữa nhưng tôi vẫn cảm thấy đau ở chân và phần bụng dưới. Sau khi học Pháp với học viên đó, tôi đã có sự đột phá lớn đối với tâm an dật của mình. Tôi cũng có thể học Pháp, luyện công và phát chính niệm với tâm thành kính hơn.
Tôi có thể tu bỏ tự ngã và phối hợp với các học viên khác. Tôi hoàn toàn quên rằng lưng và chân của mình bị đau. Rồi một ngày, chân trái của tôi cảm thấy rất dễ chịu và cái đau bốn năm ở lưng của tôi đã biến mất.
Có lẽ tôi đã đạt được yêu cầu cho tầng tâm tính này nên Sư phụ có thể gỡ bỏ các vật chất màu đen đi cho tôi!
Sư phụ khai sáng cho tôi thông qua cháu trai của tôi
Sư phụ luôn điểm hóa cho tôi để luyện công và thậm chí còn khích lệ tôi bằng cách cho cháu trai tôi kể cho tôi cảnh tượng mà cháu nhìn thấy ở không gian khác. Ba năm trước, khi tôi đang luyện bài công pháp thứ ba thì cháu trai tôi lúc ấy 3 tuổi nói rằng: “Bà ơi, có gì đó đang quay ở bụng của con.” Tôi nói với cháu đó là Pháp Luân đấy. Cháu nói: “Bà có Pháp Luân ở cánh tay của bà và mọi nơi trên cơ thể.” Cháu rất thích thú và hỏi liệu cháu có Pháp Luân không. Tôi nói rằng miễn là cháu luyện công thì sẽ có. Vì thế cháu bắt đầu luyện công với tôi. Khi tôi luyện bài công pháp thứ hai, cháu nói: “Bà ơi, có năm con rồng ở đằng sau bà đấy.”
Một lần khác khi tôi đang ôm bánh xe trên đầu khi luyện bài công pháp thứ hai, thì cháu tôi nói: “Bà ơi, bà đang ôm Pháp Luân trên đầu đấy.” Khi tôi đang ôm bánh xe ở hai bên đầu thì cháu lại bảo: “Có ba Pháp Luân vàng, xanh và tím” khi cháu chỉ lên đầu tôi và ở giữa tai và tay của tôi.
Sáu tháng trước trong khi tôi đang kiểm tra bài tập về nhà của cháu thì cháu nói: “Bà ơi, nhạc luyện công của bà bật rồi đấy.” Sau đó cháu nói: “Có phải Sư phụ đang nói với cháu rằng đã đến lúc luyện công rồi không ạ?” Tôi vui vẻ đồng ý và luyện bài công pháp thứ ba và bốn.
Một lần tôi nói với cháu trai của tôi rằng: “Con nên nghe nhạc Đại Pháp như Phổ độ và Tế thế. Con có nhớ lần trước khi con nghe nhạc Đại Pháp, thì con nhìn thấy hạt đâm trồi và hoa hồng nở không? Con cũng nói rằng con đang ở trên mây đó.” Sau khi nghe nhạc xong, cháu nói rằng cháu nhìn thấy một cánh đồng xanh rất to và Sư phụ đang ngồi thiền ở đó. Sư phụ ngồi cạnh một cái cây to và Ngài gọi cháu đến. Sau đó nhiều học viên khác cũng tham gia cùng cháu. Họ luyện công tập thể với nhau.
Sư phụ đang khích lệ tôi tu luyện tinh tấn hơn bằng việc triển hiện sự thù thắng và mỹ diệu của Đại Pháp cho cháu trai tôi. Tôi cũng sẽ trân quý Đại Pháp và cơ hội được tu luyện. Trước kia, những người tu hành đều đi vào núi sâu rừng già để chịu khổ và tu mà không hẳn đã có công. Chúng ta không cần phải xa rời xã hội này và bằng cách làm theo an bài của Sư phụ thì chúng ta có thể đạt được tầng thứ cao nhất của Phật Pháp. Tại sao chúng ta lại không thể trân quý Pháp chứ?
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/12/18/415753.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/12/24/188978.html
Đăng ngày 26-02-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.