Bài viết của một học viên tại Đài Loan

[MINH HUỆ 1-11-2006] Tại Đài Loan, theo luật của chính phủ, thanh niên phải đi quân dịch. Gần đây tôi nhập ngũ và đạt được một sự hiểu biết mới về mục đích của đời người. Mục đích của làm người là tu luyện để trở về bổn lai và trợ Sư phụ trong Chính-Pháp. Vậy mục đích của tôi ở nơi đây là để làm gì? Tôi đã nghĩ về điều này trong một thời gian khá lâu và đã kết luận là: nó chắc chắn là để tu luyện. Sự khác biệt chỉ là con đường và môi trường để tu luyện là khác nhau, và hình thức là khác đối với một môi trường không là quân ngũ. Nhưng, nói về thăng tiến Tâm Tính thì không có gì khác biệt trong nhu cầu nghiêm khắc để thăng tiến.

Vậy tôi phải đối xử với cái gọi là ‘môi trường lính’ đó với các tư tưởng và hành động ra sao? Tư tưởng của tôi lại là ‘làm tốt ba điều’. (Dĩ nhiên, tôi cũng cần làm sao cho hoà hợp với quan niệm cũa người thường về ‘làm một người lính’). Ba điều bao gồm: học Pháp, làm sáng tỏ sự thật và phát chính niệm. Trong lúc giờ nghỉ ăn trưa, tôi học Pháp, và trước khi đi ngủ về đêm tôi cũng học Pháp và tập công. Trong lúc hội họp lính và làm những việc mà không cần nhiều tư tưởng, tôi đọc thuộc lòng Pháp và phát chính niệm. Mỗi ngày tôi điều đọc thuộc lòng Luận Ngữ, ‘Càng về cuối, càng tinh tấn’, và “Hồng ngâm II”. Về giảng chân tượng, tôi không làm tốt lắm và cần phải thêm hơn. Hiện nay, lối duy nhất mà tôi có thể làm sáng tỏ sự thật là nói về sự thật của Pháp Luân Công trong khi đàm thoại với bạn bè. Nhưng về phương diện này, tôi vẫn còn làm quá ít và tôi cấp bách phải làm nhiều hơn về mặt này.

Khi ở trong quân đội, nhiều những thiếu sót của tôi đã được phơi bày. Nhiều những thiếu sót của tôi đã được phơi bày trước khi tôi nhập ngũ, nhưng tôi đã lấy quá lâu thời gian để buông bỏ chúng. Ví dụ, trước khi tôi nhập ngũ, tôi chính yếu là tập trung vào việc bảo trì máy tính để phụ trợ giảng chân tượng. Phần lớn thời gian của tôi là để trên đó, và tôi không làm sáng tỏ sự thật mặt đối mặt. Nhưng bây giờ, trong môi trường quân đội, nó là ngược lại. Để làm sáng tỏ sự thật, người ta phải nói đối diện với người khác. Điều này trực tiếp động chạm đến các quan niệm cũa tôi về: ‘cảm thấy e lệ’ và sợ rằng người khác ‘sẽ nhìn tôi khác thường’, ‘có thể nhìn tôi như là một người rất lạ thường’, ‘có thể chụp mũ tôi’, ‘có thể có một quan niệm đối lập’, ‘không muốn nghe’, ‘chống đối với tôi’ và những cái khác. Tôi hiểu rằng đó là những chấp trước về sợ mà tôi cần phải bỏ đi, và tôi cương quyết vượt lên trên nó.

Một thiếu sót khác là, trước khi tôi nhập ngũ, tôi khá biếng nhác và làm mọi việc một cách chậm chạp. Tôi không dọn phòng hoặc bàn viết của tôi cho ra ngăn nắp. Trong quân đội, đó lại là một yêu cầu rằng mọi điều phải được làm rất mau lẹ và thời giờ rất eo hẹp. Thường tôi là người chót đi vào hàng ngũ. Cách như vậy, tôi đã thấy được các thiếu sót của tôi và đã tìm vào bên trong và đang cố thăng tiến.

Ngoài ra tôi cũng để ý thấy được nhiều thiếu sót và chấp trước khác. Ví dụ, các bạn lính của tôi thường dùng lời lẽ thô tục và hút thuốc. Thật có rất ít người như vậy nơi chỗ tôi ở trước kia. Tôi rất khó chịu về điều đó và cả cảm thấy bị động bởi tư cách của họ. Sau này tôi hiểu ra rằng tôi phải không nên để bị động bởi những lời lẽ thô tục hoặc mùi thuốc lá, và đó cũng là một vấn đề công phu.

”Tâm bất tại yên — Dữ thế vô tranh.”
(“Đạo trung” từ Hồng Ngâm)

Đây là cái tiêu chuẩn mà tôi phải đạt được. Ngoài việc không để cho bị động, tôi còn phải đối xử với những người mà hút thuốc hoặc la lối người khác một cách cho công bằng. Tôi phải liên lạc và làm bạn với họ, và làm sáng tỏ sự thật với họ. Đó là điều tôi nghĩ tôi phải làm nhưng vẫn chưa thực hiện được.

Tôi cũng có chấp trước về ngủ. Bây giờ tôi dùng thời gian ngủ ban đêm để học Pháp và tập ngồi thiền định. Lúc đầu tôi làm khá tốt. Nhưng sau này, khi tôi học Pháp xong, tôi đi ngủ thay vì tập công. Cũng giống như vậy, sau khi tập công xong, tôi đi ngủ thay vì học Pháp. Tôi hiểu rằng tư cách như vậy là vì tinh thần tôi không cương quyết đủ. Tình trạng này cũng có trước khi tôi nhập ngũ, nhưng nó chỉ rõ ràng phơi bày sau khi tôi đã nhập ngũ. Nếu tôi cương quyết học Pháp và tập Công tốt, các thiếu sót đó sẽ bị tiêu trừ mau lẹ, kể cả sự không cương quyết, chấp trước của tôi về sự ngủ nghỉ, cái sợ mệt của tôi v.v. Nếu chúng ta không học Pháp và tập thiền định bây giờ, vậy thời gian còn lại để học Pháp và tập công mỗi ngày sẽ rất hạn hẹp.

Khi tôi học Pháp trong đêm nơi đây, tôi chỉ có thể dùng một cái đèn bấm và phải ở trong vị thế không thoả mái chút nào và chúi nhủi khiến cho vai tôi rất đau. Trong đêm, tôi chỉ có thể tập bài công thứ năm trên giường, và trong lúc ban ngày, rất khó mà tìm được thời giờ rảnh để tập các bài công đứng. Hơn nữa, để tập các bài công pháp trong quân đội, tôi không thể nghe nhạc tập công hoặc các lời chỉ dẫn của Sư phụ. Tất cả các điều này làm cho tôi hiểu được càng sâu xa sự quí báu của môi trường học Pháp và tập công trước khi tôi nhập ngũ. Cái đau không thể học Pháp hoặc tập Công là khó chịu vô cùng.

Cái đau thể chất hoặc làm một việc gì vô nghĩa là không đau như khi không thể đắc Pháp! Tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm này với các bạn tu và như vậy tất cả chúng ta biết quí trọng thời gian để học Pháp và tập công.

Cũng có nhiều cơ hội cho tôi khi mọi người đều nghỉ ngơi và xem truyền hình hoặc phim ảnh. Đó là một khảo nghiệm để xem tôi có thể tự kềm chế và không nhìn xem TV hay không, thay vì làm điều mà tôi cần phải làm. Ví dụ trong khi tôi viết bài này, những người khác đều đang xem TV. Đây cũng là một cuộc khảo nghiệm trực tiếp cho tôi để chống lại với sức hút xem cái gọi là ‘giải trí’.

Tôi viết bài này trong trại lính và gửi cho một bạn đồng tu bằng đường thư tín, nhờ anh ta đánh máy dùm tôi và gửi nó cho các bạn đồng tu. Tôi hy vọng nó sẽ giúp được cho các bạn khác tinh tiến. Chúng ta hãy biết quí trọng thời gian học Pháp, tập Công, chia sẻ kinh nghiệm, và học chung Pháp, cũng như thời gian để đi vào mạng lưới (trang Web) Minh Huệ. Các cơ hội đó tất cả đều rất quí báu và vô giá.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2006/11/1/141420.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2006/11/23/80214.html

Đăng ngày: 29-12-2006; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share