Bài của một học viên Pháp Luân Đại pháp tại Bắc Âu

[MINH HUỆ 11-7-2006] Trong mùa lễ Giáng sinh và đầu năm 1998/1999, hơn 30 học viên sống ở hải ngoại tổ chức một chuyến đi đến Trung Quốc, nơi mà Pháp Luân Đại Pháp xuất phát, để tham dự một đại hội chia sẻ kinh nghiệm và học Pháp với các học viên Trung Quốc.

“Đó là lần cuối mà chúng tôi trở lại quê hương trước khi có cuộc khủng bố. Dù đã nhiều năm qua đi rồi, rất nhiều kỷ niệm vẫn còn tươi thắm và sẽ vĩnh viễn lưu lại trong chúng tôi.” Cô Wang buồn nói thế. Cô Wang là một học viên sống tại Goteborg, Thuỵ điển.

Năm 1995, Sư phụ đến Goteborg, là thành phố lớn hạng nhì tại Thuỵ điển, để tổ chức một khoá học Pháp 7 ngày. Đó là khoá học duy nhất có hệ thống mà Sư phụ tổ chức tại thế giới Tây phương. Nhiều người Tây phương mắt xanh tóc vàng có tiền duyên đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp sau đó. Bị cảm động sâu xa bởi các bài giảng của Sư phụ, các học viên Tây phương đó đã đắc được Pháp ở giai đoạn sớm nhất ấy, đã tỏ ra rất hâm mộ văn hoá truyền thống Trung Quốc và kính trọng sâu xa đối với Trung Quốc, nơi sản sinh ra Pháp Luân Đại Pháp. Họ đối với Trung Quốc như là chính quê nhà của họ. Mỗi kỳ lễ Giáng sinh, nhiều người trong họ sẽ muốn ‘đi về quê hương’ nơi xa để tham gia học Pháp và chia sẻ với các học viên tại Trung Quốc.

Đối với chuyến đi năm 1998, chúng tôi chính yếu là thăm viếng Bắc Kinh và Đại Liên. Cũng có các học viên từ Âu châu và Mỹ quốc. Nhiều học viên là từ Thuỵ điển, Nga uy, Phần lan và Đan mạch tại Bắc Âu. Trong họ, có người Tây phương và Trung Quốc, học viên mới và cũ.

“Ngày mà chúng tôi đến Bắc Kinh là ngày Giáng sinh. Chúng tôi luyện Công tại Điện Văn hoá cùng với nhiều học viên trẻ tuổi. Những sáng hôm sau, chúng tôi đi đến những công viên và đường Changan tại Bắc Kinh để tập Công cùng với các học viên địa phương. Có lúc, chúng tôi nhìn xem băng thâu hình Sư phụ dạy Pháp và mời các học viên Bắc Kinh đển phòng ngủ của chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm. Kỳ thật, bầu không khí đã rất căng thẳng vào cuối 1998. Trước năm đó, chúng tôi đã đến nhà một học viên địa phương để chia sẻ kinh nghiệm. (Năm 1996, Nhật báo Tin tức Quang Minh đã thoá mạ Đại Pháp. Năm 1998, một đài truyền hình Bắc Kinh, dưới sự điều khiển của một vài đảng viên cội Trung cộng, đã tấn công Pháp Luân Đại Pháp.) Chúng tôi mời họ đến khách sạn của chúng tôi để tránh cho họ quá nhiều phiền phức.” Cô Wang nhắc lại.


Tập Công với các học viên trẻ tuổi tại Điện Văn hoá Tập Công với các học viên Bắc Kinh một buổi sáng

1. Tập trung vào học Pháp và tu luyện, tiến bộ cùng nhau, mãi tinh tấn

Nhắc lại những cảnh tượng đó, Cô Wang nói tiếp: “Trong khi tại Bắc Kinh và Đại liên, chúng tôi xem các bài giảng 9 ngày của Sư phụ mỗi ngày, với một bài học Pháp mỗi ngày. Sau đó chúng tôi đi đến những nhóm khác nhau để chia sẻ với các học viên địa phương.”

Tu luyện trong Đại Pháp, mỗi người chúng tôi đều kinh nghiệm nhiều sự thay đỗi cả về vật chất lẫn tinh thần, và mỗi người đều có một câu chuyện cảm động và không bao giờ quên để kể ra.

Nhiều viên chức quân đội và quân nhân từ Đại học Thuỷ quân tại Đại liên đã tu luyện Pháp Luân Công. Trong họ, nhiều viên chức cao cấp xem không khác với những người khác khi họ ăn mặc thường phục. Cũng có sinh viên, giáo sư, nội trợ và những người từ khắp thành phần xã hội. Mọi người đều rất thành thật và muốn chia sẻ kinh nghiệm của họ trong tu luyện. Đó là một môi trường rất bình an.

Một học viên xem rất khoẻ mạnh vạm vỡ, nhưng anh ta đã một lần là bệnh nhân ung thư đến thời kỳ cuối. Trong một tấm hình của anh ta, anh ta xem rất ốm nhom và rất đau đớn. Anh ta đắc được Đại Pháp ngay trước khi mạng sống của anh ta bị chấm dứt. Lúc đầu gia đình anh ta đọc Chuyển Pháp Luân cho anh ta. Dần dần anh ta có thể tự mình đọc và tập các bài công pháp của Pháp Luân Công. Bằng cách học Pháp và tập công, anh ta đã chào biệt ung thư và lại đạt được một đời sống mới trong tu luyện.

Một người đàn bà lớn tuổi đi đến tập Pháp Luân Công trong một buổi sáng sớm. Trời tối, vì vậy bà ta bước chân vào trong một hố cát sâu với một chân trần. Bà ta nghĩ đi tập Công lúc bấy giờ, vì vậy bà ta đứng dậy và bước ra đi không việc gì. Sau khi tập Công xong, bà ta thình lình nhớ lại cái ngã trầm trọng của bà ta và cảm thấy hơi đau nơi đầu gối khi đụng vào. Sau đó đầu gối của bà bắt đầu sưng cho đến bà phải đi nằm. Sau đó khi chia sẻ với các học viên khác, bà hiểu ra rằng không gì xảy ra cho bà ta khi bà ta té vì bà đang có một tinh thần của một người tu. Nhưng khi bà về đến nhà, bà không xem mình như người tu nữa vì bà nghĩ đến cái té của bà trong một hầm hố phải là rất nghiêm trọng. Vì vậy, là một người thường, những phản ứng sưng và đau là bình thường. “Tốt xấu xuất tự một niệm.” Cái chân sưng của bà ta trở lại bình thường hai ngày sau khi bà hiểu ra điều đó.

Một người bệnh mà chúng tôi gặp bị đau tim đã phục hồi lại sức khoẻ của chị ta bằng tập luyện Pháp Luân Công. Có nhiều trường hợp như vậy.

Marja, một học viên Tây phương tại Thuỵ điển, đến Trung Quốc để tham dự học Pháp và chia sẻ kinh nghiệm với các học viên Thuỵ điển khác vài năm trước. Nhưng chị ta không thực hiện được lần này vì chị cần trở về Phần lan, nơi sinh của chị ta, để tổ chức một khoá học 9 ngày học Pháp tại Phần lan. Chị xem băng thâu hình Pháp giảng của Sư phụ và dịch Chuyển Pháp Luân cùng với các học viên địa phương. Dù chị rất muốn đi Trung Quốc, chị chỉ có thể nhắn các học viên khác mang theo lời chào của chị.

Học Pháp chung với các học viên Trung Quốc, nhiều học viên Tây phương bắt đầu hiểu ‘sự tu luyện’, một khái niệm có từ văn hoá Trung Quốc cổ đại, và hiểu được ý nghĩa thâm sâu của Pháp Luân Đại Pháp. Mỗi người đều nói về kinh nghiệm của họ và quá trình buông bỏ chấp trước trong tu luyện. Chia sẻ kinh nghiệm thành thật, mọi người đều cảm động sâu xa và cảm thấy sự tiến bộ của họ trong tu luyện. Tất cả chúng tôi đều cảm thấy rằng đây là thánh địa duy nhất trên trái đất để tu luyện, và tư tưởng của chúng tôi tiến bộ ngày một. Chân bản ngã của chúng tôi được đánh thức bằng cách phủi đi những bụi bậm và dơ bẩn trong tinh thần u mê của chúng tôi có từ lâu.

2. Buổi tiệc đầu năm không bao giờ quên

Ngày 31 tháng mười hai năm 1998 và ngày đầu năm 1999, các học viên Tây phương đi Đại liên để tham gia học Pháp và chia sẻ kinh nghiệm trong ngày đó. Tối hôm đó, có một buổi tiệc để mừng năm mới. Kỳ thật, không có gì được chuẩn bị trước đó. Tất cả các học viên đều hứng lên mà làm. Gao Qioju, người tình nguyện chính của Trung tâm trợ Pháp Đại liên, ca một bài ca cổ nhạc Bắc Kinh mà tự mình sáng tác để tỏ lòng biết ơn đối với từ bi và cứu độ của Sư phụ. Sự biểu diễn hết lòng của chị ta, cùng với âm thanh cảm động của chị, đã diển tả sự kính trọng và biết ơn đối với Sư phụ tự nơi lòng của chúng tôi. Mọi người đều chảy nước mắt vì cảm động.

Một số học viên không có tập nhạc khí từ 3-4 năm, nhưng học vẫn biểu diễn một cách vui vẻ. Anders, một học viên Tây phương người Thuỵ điển, là một ca nhạc sĩ đàn guitar loại pốp. Anh ta ca một bài dân ca Tây phương cho mọi người. Nhiều học viên Tây phương nối đuôi bằng cách ca những bài dân ca của họ. Nhiều học viên Trung Quốc ca những bài ca trẻ con vui vẻ. Ca hát, chơi nhạc và biểu diễn với tất cả tấm lòng của chúng tôi, mọi người đều cảm động dưới bầu không khí trong lành đó và chảy nước mắt vì vui sướng.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2006/7/11/132731.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2006/7/22/75777.html

Đăng ngày 8-8-2006 ; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share