Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc
[MINH HUỆ 10-01-2021] Từng bị giam cầm 15 năm trong 21 năm qua, một cư dân ở thành phố Hạc Cương bị bắt giữ một lần nữa trong đợt truy quét của cảnh sát vào giữa tháng 12 năm 2020 vì tu luyện Pháp Luân Công.
Trong khi lục soát nhà ông Khương Doãn Kính, cảnh sát đã tìm thấy một chảo vệ tinh ở nhà ông. Sau đó họ đưa ông tới một bệnh viện để kiểm tra sức khỏe và lấy mẫu máu. Ông đang bị giam giữ tại Trại tạm giam Thành phố Hạc Cương và cảnh sát đe dọa sẽ kết án tù ông một lần nữa.
Ông Khương bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn vào năm 1998. Khi đó ông đang phải vật lộn với vấn đề nghiêm trọng về đường ruột và đang ở trong tình trạng sức khỏe tồi tệ. Tuy nhiên, ông đã trải qua sự cải biến thần kỳ sau khi tu luyện Pháp Luân Công được ba tháng và trở thành một người hoàn toàn khỏe mạnh. Tâm tính của ông cũng được đề cao thông qua nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công. Ông không còn tranh đấu hay cạnh tranh với người khác và rất chăm chỉ tại nơi làm việc. Đồng nghiệp của ông rất kinh ngạc về sự thay đổi của ông.
Tuy nhiên, từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, ông Khương đã phải chịu đựng sự bức hại tàn bạo vì kiên định đức tin của mình.
Trước vụ bắt giữ gần đây nhất, ông Khương, 52 tuổi, từng bị kết án hai năm lao động cưỡng bức và 13 năm tù giam vì kiên định đức tin của mình. Cha của ông bị đột quỵ vì quá lo lắng và sợ hãi trước cuộc bức hại đối với ông và đã qua đời vào năm 2001.
Khi bị kết án vào năm 2003, ông Khương mới 35 tuổi và con trai ông chỉ mới 7 tuổi. Việc ông bị cầm tù đã mang lại sự đau khổ vô hạn cho gia đình. Ông đã phải trải qua những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời ở trong tù và con trai ông lớn lên thiếu vắng sự chăm sóc của cha.
Ba lần giam cầm và một lần lao động cưỡng bức
Ngày 23 tháng 7 năm 1999, ông Khương tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền được tu luyện Pháp Luân Công và đã bị cảnh sát bắt giữ ở Quảng trường Thiên An Môn và bị giải về Hạc Cương. Trên chuyến tàu trở về, cảnh sát đã còng tay ông trước mặt những hành khách khác để làm nhục ông. Ông được trả tự do sau 15 ngày tạm giam.
Ngay sau đó, ông bị bắt giữ một lần nữa và bị đưa tới trại tạm giam Số 2 Thành phố Hạc Cương. Bởi ông từ chối từ bỏ đức tin của mình, nên ông đã bị cưỡng chế ngồi trên sàn bê tông lạnh và bị cấm ngủ trong chín ngày. Bất chấp việc bị tra tấn, ông vẫn đối đãi với những tù nhân cùng phòng bằng lòng tốt và nhận được sự tôn trọng của họ.
Sau đó ông Cương bị kết án hai năm lao động cưỡng bức và bị chuyển tới Trại lao động Cưỡng bức Thành phố Hạc Cương. Tù nhân ở đó được lệnh tra tấn ông vì ông từ chối từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Ông từng bị buộc phải nằm xuống đất, bốn chi duỗi thẳng ra và sau đó các tù nhân đã sử dụng tấm gỗ để đánh đập ông.
Ông bị cưỡng bức lao động nặng nhọc như vác gỗ và làm các việc xây dựng, nhưng không được cung cấp đủ thức ăn. Đôi khi vào mùa đông ông chỉ được cung cấp canh bắp cải đông lạnh. Chỉ những ngày làm việc ông mới được cung cấp ba ăn bữa một ngày, những ngày còn lại ông chỉ được cung cấp hai bữa ăn một ngày.
Còn vài tháng cuối trước khi hết thời hạn lao động cưỡng bức, ông Khương bị chuyển tới Trại Lao động Cưỡng bức Tuy Hóa, ở đó ông bị tẩy não hàng ngày. Sau khi thời hạn lao động cưỡng bức kết thúc, ông bị kéo dài thêm hai tháng.
Tuy nhiên, chỉ một ngày sau khi được trả tự do, cảnh sát lại đưa ông đi. Ông tuyệt thực và 15 ngày sau được trả tự do khi mạng sống của ông gặp nguy hiểm.
Tháng 3 năm 2002, Sở Cảnh sát Thành phố Hạc Cương và Sở Cảnh sát quận Hưng Tân bắt giữ ông Khương tại nơi làm việc. Ông đã trốn thoát trong khi đang bị đưa đi và ông đã đi trốn. Tuy nhiên vào tháng 9, cảnh sát đã bắt giữ ông và đưa ông tới Sở Cảnh sát quận Hưng Sơn. Ở đó họ treo ông lên với hai tay còng sau lưng. Sau đó họ đẩy ông xuống đất, đánh và đá ông. Họ không dừng lại cho đến khi ông gần như ngạt thở.
Tiếp đó họ đưa ông Khương tới trại tạm giam Số 1 Thành phố Hạc Cương. Ông bị còng tay, cùm hai chân với nhau bằng một tấm kim loại và bị thẩm vấn trong phòng họp. Đôi khi họ còn dử dụng các dụng cụ tra tấn để treo cổ tay của ông lên trong khi thẩm vấn. Còng tay cắt vào da thịt của ông khiến ông bị đau đớn dữ dội. Kiểu thẩm vấn này kèo dài sáu ngày, sau đó ông được đưa về phòng. Một lính canh đã đấm vào xương sườn ông khiến ông vô cùng đau đớn.
Mô phỏng tra tấn: Cùm hai chân bằng một tấm kim loại
Lính canh vẫn giữ cùm chân ông ba tháng liên tiếp cho đến khi ông tuyệt thực bảy ngày để phản đối. Trong khi tuyệt thực, ông bị bức thực dã man với bột ngô mặn khiến dạ dày của ông bỏng rát.
Cho dù lính canh tra tấn ông tàn bạo như thế nào, ông vẫn đối đãi với họ bằng sự từ bi và không bao giờ đánh lại. Qua ông mà các tù nhân cùng phòng đã biết được sự tốt đẹp của Pháp Luân Công và hai người trong số họ thậm chí đã bắt đầu tu luyện.
Bởi luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công, một trong số các tù nhân đã bị phạt còng tay và cùm chân bằng tấm kim loại nửa tháng. Anh nói: “Tôi từng là một người xấu phạm tội. Nhưng giờ đây tại sao tôi lại bị bức hại vì trở thành người tốt?” Sau khi biết tù nhân quyết định tu luyện Pháp Luân Công, lính canh đã tăng thời gian tra tấn của anh thêm 15 ngày nữa.
13 năm cầm tù
Đầu năm 2003, ông Khương bị kết án 13 năm tù và sau đó bị đưa tới Nhà tù Mẫu Đan Giang. Trong thời gian ở tù, ông từ chối lao động hay điểm danh cũng như đeo thẻ tên tù nhân hay hợp tác trong các phiên tẩy não. Do đó ông bốn lần bị phạt giam trong phòng tối, phòng nhỏ hẹp ẩm thấp, không khí không lưu thông và không có giường ngủ. Hai trong bốn lần, tay của ông bị còng vào một chiếc cùm cố định trên sàn nhà khiến ông không thể ngồi thằng lưng và buộc phải ngồi quay lưng lại. Mỗi lần phạt giam trong phòng nhỏ là 15 ngày.
Theo kế hoạch ông được trả tự do vào tháng 7 năm 2015, nhưng thay vì cho phép ông được về nhà, nhà chức trách đã lừa em của ông ký vào một thỏa thuận. Thỏa thuận cho phép họ đưa ông Khương tới các cơ sở tẩy não trực tiếp từ nhà tù. Ông bị buộc phải xem những video phỉ báng Pháp Luân Công và viết hối quá thư mỗi ngày. Một lính canh còn sử dụng dùi cui điện để sốc điện vào mặt và ngực của ông. Sau đó một tháng rưỡi ông được trả tự do.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/1/10/418341.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/1/14/189904.html
Đăng ngày 29-01-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.