Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc  

[MINH HUỆ 01-11-2020] Ở Trung Quốc Đại lục cuối năm thường phải làm tổng kết công việc của cả một năm đó. Mỗi nhân viên đều phải làm “báo cáo công tác” hay còn gọi là tổng kết công tác cuối năm để trình bày với lãnh đạo. Nhân viên ngân hàng cũng không ngoại lệ. Đa phần những bài báo cáo thường rập khuôn theo văn phong của đảng, với lối nói khoa trương sáo rỗng và cường điệu. Người nói thì thao thao bất tuyệt,… vừa nhạt nhẽo vừa dài lê thê,… khiến người nghe thì ngủ gà ngủ gật.

Một đệ tử Đại Pháp tên Thiệu Huy (hóa danh) đã có báo cáo ngắn ngọn và rõ ràng. Anh nói: “Tôi làm công tác quản lý xe và cũng lái một chiếc xe cho ngân hàng. Chiếc xe tôi đang lái là cũ nát nhất, nhưng lại ít phải sửa chữa nhất. Xe của tôi chạy nhiều cây số nhất, nhưng lại tiêu hao nhiên liệu ít nhất. Tôi cũng là người tự tháo xe ra sửa nhiều nhất”.

Lãnh đạo rất ấn tượng với báo cáo của Thiệu Huy. Khi phát biểu tổng kết buổi báo cáo, lãnh đạo nói: “Nghe người khác báo cáo, tôi không thấy được rốt cuộc là họ đã làm được những gì trong một năm qua. Nhưng khi Thiệu Huy báo cáo, tôi thấy rất rõ ràng anh ấy đã làm những gì trong một năm qua. Anh ấy đã làm việc chăm chỉ nhất và công việc của anh ấy cũng tốt nhất”.

Khi vị đệ tử Đại Pháp này quản lý nhà ăn của ngân hàng thì nhà ăn chi ra ít tiền nhất, nhưng chất lượng bữa ăn lại tốt nhất. Mọi người liên tục biểu dương Thiệu Huy. Một số nhân viên khi đến nhà ăn dùng bữa còn hô lớn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Lãnh đạo nói lúc các cán bộ đảng viên quản lý nhà ăn thì [chất lượng bữa ăn] rất kém, “nhưng từ khi một học viên Pháp Luân Công quản lý nhà ăn, chẳng phải bữa ăn liền được cải thiện, xem ra đây không phải là vấn đề tiền bạc, đó là vấn đề đạo đức.”

Người dân vây lấy người trình báo học viên

Vào Tết Trung thu năm nay, có hai đệ tử Đại Pháp giảng chân tướng và phát lịch để bàn năm 2021 trên đường phố. Cả hai đã bị một người không hiểu chân tướng giữ lại. Anh ta muốn gọi điện báo cảnh sát, đồng thời nói với người dân xung quanh: “Hai người này là học viên Pháp Luân Công, mau bắt họ lại!”

Người này gắng sức giữ chặt một học viên đến nỗi khiến áo của nữ học viên này tụt xuống hở cả áo ngực. Người dân vây quanh người này và nghiêm giọng nói: “Anh làm cái gì vậy? Hãy để người ta kéo áo lên!”. Còn có người hét lớn [với người học viên]: “Chạy mau”, rồi họ che chắn cho nữ học viên đó rời đi.

Người dân vây quanh rất đông khiến người đàn ông đó không làm được gì đành thất vọng lủi đi.

“Thật thần kỳ”

Một buổi sáng nọ, khi tôi từ trên phố trở về nhìn thấy một chị hàng xóm đang ngồi trước cửa nhà, đôi mắt của chị ấy đờ đẫn và vẩn đục. Tôi chuyện trò rồi giảng chân tướng Đại Pháp cho chị ấy. Chị ấy nói: “Chị thấy đầu óc quay cuồng, không ăn được, ngực sưng lên, lưng thì bị đau, không chút sức lực, lòng dạ rối bời. Chị không thể ở lâu trong nhà và không làm được bất cứ công việc gì.” Tôi khuyên chị ấy thành tâm niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân–Thiện–Nhẫn hảo” để được thụ ích. Tôi cũng tặng chị một cuốn sách chân tướng để chị ấy hiểu thêm về Đại Pháp, sau đó tôi về nhà.

Hai ngày sau, tôi ghé qua nhà người hàng xóm đó. Vừa thấy tôi chị ấy liền nói: “Ôi! Thật thần kỳ! Thật thần kỳ! Thật khó tin, không thể tưởng tượng được chín chữ ấy lại linh đến vậy! ”

Chị ấy nói tiếp: “Sau khi em rời đi, chị bắt đầu niệm ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân–Thiện–Nhẫn hảo’, buổi trưa hôm đó chị đã có thể ăn cơm, ngực hết sưng và không còn khó chịu nữa, lưng cũng không đau nữa. Chị còn lấy chiếc quần len vốn đã đan bảy, tám năm chưa xong ra đan tiếp, và còn có thể ở yên trong nhà.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/11/1/七个“最”-413981.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/12/10/188706.html

Đăng ngày 20-01-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share