Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở tỉnh Cát Lâm

[MINH HUỆ 22-10-2020] Tôi luôn muốn học thuộc Pháp và đã cố gắng thử vài lần, nhưng mỗi lần như vậy tôi đều bỏ cuộc giữa chừng. Sau đó, tôi đã được truyền cảm hứng bởi bài chia sẻ kinh nghiệm về học thuộc Pháp trên Đài phát thanh Minh Huệ. Vì thế, gần đây tôi đã bắt đầu học thuộc Pháp lại với hai đồng tu lớn tuổi hơn tôi. Chúng tôi khích lệ lẫn nhau lần này nhất định phải kiên trì đến cùng.

Tôi đã có thu hoạch lớn từ việc học thuộc Pháp lần này. Có lần tôi cảm nhận được sự từ bi bảo hộ của Sư tôn và tôi đã bật khóc. Thỉnh thoảng, tôi chợt ngộ ra một tầng Pháp lý khiến cho thân tâm nhẹ bẫng vui sướng. Thoạt tiên, tôi học thuộc từng câu một, sau đó tôi học thuộc nguyên đoạn. Có mấy đoạn Pháp rất khó học thuộc. Tôi khích lệ bản thân mình đọc đi đọc lại đoạn đó. Cuối cùng thì tôi đã có thể ghi nhớ nó, tôi nhận ra mình có thể học thuộc Pháp ngày càng nhanh hơn, và càng học thuộc lại càng muốn học thuộc hơn nữa. Tôi đã đề nghị các đồng tu lớn tuổi học thuộc từng câu một và cứ duy trì như thế, hiệu quả mang lại cũng khá tốt.

Học thuộc Pháp cho phép tôi có thêm trí huệ, tìm ra nhiều tâm chấp trước, thân tâm thăng hoa rất nhanh. Ví dụ như tôi đã tìm ra “tự ngã” sau khi học thuộc Pháp. Học thuộc Pháp giúp tôi thu hoạch được rất nhiều. Một người sẽ không biết được những thu hoạch này nếu như chưa từng đích thân trải nghiệm nó. Tôi thành thật đề nghị với các đồng tu, ai vẫn chưa bắt đầu học thuộc Pháp thì hãy bắt đầu học ngay bây giờ.

Tìm ra “tự ngã”

Thời tiết gần đây trở lạnh, thỉnh thoảng nó khiến tôi không thể thức dậy đúng giờ và ảnh hưởng đến việc luyện công buổi sáng. Một hôm tôi không muốn thức dậy sau khi tiếng chuông báo thức đã tắt. Tôi vẫn không muốn thức dậy ngay cả khi tôi hướng nội tìm và nhận ra chấp trước lười biếng, mong cầu thoải mái và sợ lạnh. Sau đó, một ý nghĩ chợt đến trong đầu tôi: “Tôi phải phá trừ nhân tâm khôn khéo, lười biếng, tham ăn và giảo hoạt”. Lúc đó, tôi liền lập tức tỉnh ngủ. Tôi nhẩm lại nhiều lần ý nghĩ trừ bỏ những nhân tâm này và ngay sau đó, tôi đã thức dậy luyện công buổi sáng.

Về sau, tôi trầm tĩnh hướng nội tìm những cái tâm khôn khéo, lười biếng, tham ăn và giảo hoạt này. Ví như tôi bị chấp trước vào ăn nói khéo léo trong khi giao tiếp với người thường để không làm mất lòng họ; lười biếng và truy cầu thoải mái khi làm các việc; thích ăn đồ cay, chua và ngọt v.v. Tôi hiểu rằng Sư phụ điểm hóa mình vứt bỏ những chấp trước này càng sớm càng tốt. Tôi không ngừng thanh lý những vật chất dơ bẩn này trong tâm trí của mình và không ngừng tự nhắc mình phải “phá trừ khôn khéo, lười biếng, tham ăn và giảo hoạt”. Dần dần, thân tâm tôi trở nên nhẹ nhàng hơn và tôi cũng không còn bị chấp trước bởi mùi vị của thức ăn nữa.

Tôi tiếp tục truy tìm gốc rễ của những tâm chấp trước này: Rốt cuộc ai mới là “khôn khéo, lười biếng, tham ăn và giảo hoạt” nhỉ? Vì sao nó vẫn tồn tại sau khi mình đã tu Đại Pháp rồi? Tôi hiểu ra nó là “cái tôi” hình thành hậu thiên, chính là “tự ngã”. Tôi đã bị kiểm soát bởi “tự ngã” và tôi cần phải thật sự tu bỏ nó đi.

Tôi hiểu rằng nhân tố “tự ngã” cấu thành từ những vật chất dơ bẩn đã được tích lũy trong suốt quá trình “chân ngã” từ trên trời hạ xuống nhân gian. Nó bao gồm ích kỷ, hiển thị, quá khích, tật đố, oán hận, tranh đấu, danh, lợi, sắc dục v.v. “Tự ngã” là một thể sinh mệnh được tạo ra từ hết thảy tâm chấp trước. Nó ẩn giấu trong tâm và kiểm soát tôi.

Đối với người thường thì “tự ngã” là thứ rất mạnh mẽ. Nó đóng vai trò như chủ thể của thân thể này vào mọi thời mọi khắc. Khi người ta khen bạn, “tự ngã” sẽ tạo ra tâm chấp trước vui thích. Khi người ta đánh bạn hoặc là không tôn trọng bạn, “tự ngã” sẽ khiến bạn oán hận và tranh đấu với người khác. Khi bạn gặp người khác giới, “tự ngã” sẽ sinh ra chấp trước sắc dục. Khi bạn nhìn thấy danh lợi, “tự ngã” để cho bạn khát khao và tranh giành lấy nó. Nói tóm lại, “tự ngã” làm cho bạn khóc và cười bất cứ khi nào nó muốn. Nó kiểm soát cảm xúc của người thường; trong khi đó, “chân ngã” của bạn đã bị chôn vùi thật sâu và bị bao phủ bởi những thứ dơ bẩn hình thành hậu thiên. Người thường sống thật đáng thương và khổ sở vì cái “tự ngã” này.

Người tu luyện Đại Pháp khác với người thường. “Chân ngã” của người tu luyện đã được Sư phụ đánh thức. Sư phụ cũng không ngừng tẩy tịnh chúng ta bằng Pháp. “Chân ngã” mới là chủ nhân thật sự khống chế cuộc đời chúng ta. Do đó, các đệ tử chúng ta cần phải thanh tỉnh nhìn rõ “tự ngã” và liên tục loại bỏ nó, thay vì để nó dẫn động chúng ta. “Tự ngã” được hình thành lúc hậu thiên và trí huệ của nó nằm ở tầng của người thường. Những thứ mà nó dẫn động chúng ta làm là những thứ ở tầng thấp, ngu xuẩn và bẩn thỉu. Không có lý do gì để chúng ta bảo hộ cho nó, bởi lẽ nó dẫn động chúng ta thù ghét, tranh đấu, cũng như theo đuổi sắc dục và hưởng thụ. Người tu luyện không muốn những thứ dơ bẩn này. Thay vào đó, chúng ta cần phải không ngừng tu bỏ nó cho đến khi chúng ta hoàn toàn loại bỏ nó khỏi thế giới chúng ta.

Tôi thường hay nghe các đồng tu lớn tuổi nói rằng họ không biết làm thế nào để hướng nội tìm trong các buổi giao lưu chia sẻ. Tôi thường kiên nhẫn kể lại quá trình tư tưởng khi hướng nội tìm và biến hóa tâm lý của mình cho họ nghe. Những trải nghiệm này đã giúp đỡ họ một chút, và tôi cũng nhận được một số lời khen cũng như tán đồng. Có một lần, sau khi nghe xong lời khen, tôi liền cảm thấy vui thích. Tôi liền tự hỏi bản thân: “Mình đang chứng thực ai vậy nhỉ? Có phải là chứng thực ‘tự ngã’ không? ‘Tự ngã’ là thứ thấp kém ngu xuẩn, lẽ nào mình có thể chứng thực nó được chứ? Mình là một đệ tử Đại Pháp, hết thảy chính niệm và hành động của mình là để chứng thực sự vĩ đại của Sư phụ và Đại Pháp, không có quan hệ gì với ‘tự ngã’ cả.” Khi tôi nghĩ như vậy thì những thứ như tâm hiển thị, tâm vui thích chứng thực bản thân ngay lập tức đều biến mất.

Tôi bèn nhớ đến cảnh tượng “Tôn Ngộ Không giao chiến với Lục Nhĩ Mỹ Hầu” trong hồi cuối của bộ tiểu thuyết “Tây Du Ký”. Tôi hiểu ra đó là hình ảnh đại diện cho cuộc chiến giữa “chân ngã” và “tự ngã” (giả ngã). Cuối cùng, Tôn Ngộ Không đã đánh bại Lục Nhĩ Mỹ Hầu. Cũng giống như vậy, cho đến cuối cùng chúng ta cần phải trừ sạch “tự ngã” trong quá trình tu luyện của mình.

Khi tôi không biết làm gì để xử lý vấn đề cho tốt, tôi đã hỏi bản thân mình: “Sư phụ bảo tôi làm gì?” Và tôi đã chiểu theo yêu cầu của Sư phụ để làm. “Chân ngã” phù hợp với tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn. Còn ngược lại với nó chính là “tự ngã”. “Chân ngã” chỉ có thể trở về ngôi nhà thánh khiết cùng với Sư phụ khi chủng vật chất hậu thiên “tự ngã” được tu bỏ hoàn toàn trong thân thể của chúng ta.

Đệ tử cảm ơn Sư phụ đã ban cho con tất cả mọi thứ! Đệ tử nhất định phải học thuộc Pháp nhiều hơn nữa trong quãng thời gian hữu hạn này, tinh tấn thực tu, cứu độ chúng sinh nhiều hơn, cùng Sư phụ quay trở về nhà.

Bên trên chỉ là thể ngộ cá nhân, nếu có chỗ nào chưa thỏa đáng, kính mong quý đồng tu từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/10/22/414052.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/12/25/188989.html

Đăng ngày 04-01-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share