[MINH HUỆ 16-11-2001] Tôi và vợ tôi đắc Pháp cùng một ngày vào năm 1997. Cùng một ngày bắt đầu tu luyện, trải qua cùng loại thử thách, luôn luôn cùng nhau trao đổi ý kiến, hay đơn giản mà nóí, chúng tôi cùng nhau đi qua một đoạn đường tu luyện giống nhau.

Nhưng một năm trước tôi đã phát hiện sự chênh lệch giữa chúng tôi càng ngày càng xa.Trước tiên, mười mấy loại bệnh trên mình vợ tôi đã hoàn toàn biến mất. Hai gói lớn thuốc Đông Tây ở trong nhà đã hoàn toàn tặng người ta. Thứ hai là vợ tôi đã mở “Thiên Mục” trong thời gian ngắn. Mọi thứ biến hoá không thể nào tả xiết. Nhưng riêng tôi lại không có chút biến hoá , thể ngộ. Ngược lại sự thể ngộ và biến hoá của vợ tôi khiến tôi tăng cường lòng tin không ít.

Tôi thường tự hỏi thật ra chênh lệch ở chỗ nào? Vợ tôi nói, anh đừng có hấp tấp, có lẽ anh là người có Đại căn cơ. Sư Phụ sẽ mở “thiên mục” cho anh trong giờ phút cuối. Nhưng tôi biết sự thật không phải như vậy. Tôi nhận định rằng, tôi ở ngoài bôn ba mỗi ngày. Gánh nặng chi tiêu của gia đình, những thứ việc người thường ấy đè nặng người tôi khiến tôi không thể tập trung tinh thần và sức lực để học Pháp luyện công. Đây mới là nguyên nhân chính. Nhưng suy nghĩ kỹ lại thì không đúng. Pháp môn của chúng tôi là tu luyện trong người thường. Tôi ở ngoài hoàn cảnh phức tạp, lòng người mâu thuẫn lẫn nhau rất nhiều. Nên thăng cao nhanh hơn vợ tôi mới phải , tôi rất là mê hoặc.

Có một lần tôi bị chấn động trong lúc cùng nhau học Pháp. Chúng tôi cùng nhau học tập Kinh văn mới của Sư Phụ “Giảng Pháp tại Pháp hội Thủ Đô Washington DC” .Chúng tôi cảm thấy thời giờ rất là cấp bách. Không có bao nhiêu nữa. Lúc đó ý nghĩ đầu tiên của tôi là thời gian ít ỏi như vậy, đến giờ kết thúc Sư Phụ có bỏ rơi tôi hay không? Trong lúc ấy câu đầu tiên vợ tôi lại nóí “Thời gian ít như vậy , còn có rất nhiều người không được đắc Pháp và không rõ chân tướng , chúng mình nên nắm vững”.

Trải qua sự việc này , tôi đã tìm được nguyên do hình thành sự chênh lệch giữa chúng tôi. Tôi ngộ ra được, nếu một người lúc nào cũng đặt Đại Pháp ở vị trí trên hết, mỗi ngày đều ở trong trạng tháí tu luyện từ bi, hiền hoà . Như vậy bất kể anh làm công việc người thường, hay là đối xử với người, làm việc nhà, thì đều là ở trong tu luyện. Ngược lại, đi ra khỏi trạng thái này thì sẽ xuất hiện bồng bột, bất an, thờ ơ, cảm thấy việc ở người thường với thời gian học Pháp luyện Công xảy ra xung đột. Ở trong trạng thái như vậy, dù rằng đang làm việc Đại Pháp cũng không phải là tu luyện. Trạng tháí loại thứ nhất là trạng thái của Thần, trong lúc tu luyện bay cao tiến xa. Trạng tháí loại thứ nhì là trạng thái của người , vừa đi vừa ngừng, tiến rồi lại thối lui.

Tôi còn cảm ngộ được là trong thân thể của mỗi người tu luyện tất cả đều có một phưong diện Thần tồn tại, và cũng có một phương diện Ma tính. Mỗi lần gặp phải vấn đề, phương diện bên mặt Thần và bên mặt Ma tính đều xuất hiện đấu tranh, lúc này nếu Chủ Nguyên Thần mê man, tuỳ họ tranh đấu, mặt Thần thắng thì làm ít việc tốt, mặt Ma thắng thì làm việc xấu, loại người như vậy không thể nào tu được tốt. Nếu Chủ Nguyên Thần lúc nào cũng duy trì cảnh giác cao độ, giờ phút nào cũng kiên định mà đứng về phương diện mặt Thần mà thanh trừ phương diện mặt ác , thì sẽ có hy vọng thành công. Trình độ văn hoá của vợ tôi thấp hơn tôi. Tôi luôn luôn phải giải thích ý nghĩa bề mặt của Kinh văn thì vợ tôi mới hiểu rõ. Đối với giảng giải ý nghĩa bề mặt mà vợ tôi cũng vô cùng được ích. Miễn là hiểu rõ ràng là làm được rất tốt, giống như vợ tôi từng nói: tôi chỉ là tin, tin Sư Phụ, tin Đại Pháp. Còn tu luyện thành hay không, Sư Phụ sẽ quyết định sau cùng, tôi không bao giờ suy nghĩ đến. Tôi thầm nghĩ, tôi đã tìm được nguyên do sự chênh lệch ấy, tôi cũng nên dũng mãnh tiến lên rồi.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2001/11/16/19747.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2001/11/26/16217.html

Đăng ngày 2-10-2006; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share