Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 19-09-2020] Tôi vô cùng may mắn vì đã đắc Pháp và tu luyện trong tám năm qua. Suốt những năm này, bởi tôi tu luyện không đủ tinh tấn, nên có nhiều chấp trước tôi cảm thấy thật khó buông bỏ. Một số chấp trước, một khi chúng biểu lộ ra thì rất dễ nhận biết; nhưng một số khác, chẳng hạn như tâm tật đố thì khó nhận diện hơn.

Lãnh đạo của tôi là một người phụ nữ hơn tôi vài tuổi. Cô ấy là một người kén chọn và nóng tính. Nhìn từ giác độ của người thường thì cô ấy chẳng có một ưu điểm nào. Cô ấy khá keo kiệt, sợ bị coi thường, thích nghe lời khen ngợi, tâm tính bất hảo, không có trách nhiệm, tự cao tự đại, cẩu thả, tự tư, không bao giờ tôn trọng người khác và thường hay nghĩ đến việc trả thù. Dường như cô ấy đang sống trong một thế giới đầy thù hận.

Trong vài năm qua, tình hình tài chính của công ty tôi vận hành không được tốt, vì thế nhiều nhân viên kỳ cựu đã rời đi, để lại một người điều hành chưa có kinh nghiệm và tôi. Tâm trạng của sếp tôi rất không ổn định kể từ khi cô ấy trải qua thời kỳ mãn kinh. Thậm chí tâm tính của cô ấy còn trở nên tệ hơn và cô ấy thường xuyên chê bai tôi. Cô ấy sẽ trút hết cơn giận của mình và luôn chỉ trích tôi. Tôi đã rất cố gắng nhẫn nhịn trước những lời chỉ trích của cô ấy, nhưng đôi khi tôi vẫn tranh cãi lại, điều này khiến cô ấy còn giận dữ hơn.

Tôi sẽ luôn cảm thấy hối tiếc vì đã tranh cãi với cô ấy. Tôi thường tự hỏi bản thân: “Tại sao mình không thể nhẫn?” Tôi không chỉ tranh cãi và biện giải với cô ấy, mà sâu trong tâm tôi còn cảm thấy bất bình vì tôi không làm gì sai cả. Có một đoạn thời gian cô ấy gần như ngày nào cũng khiển trách tôi. Đã có lúc tôi muốn nghỉ việc không chỉ vì lương thấp, mà còn vì tôi phải chịu đựng tâm tính của cô ấy mỗi ngày.

Tôi cảm thấy rất băn khoăn, và tôi đã hướng nội suy ngẫm xem mình đã làm gì sai. Nhưng cho dù tôi xem xét vấn đề từ khía cạnh nào, thì tôi vẫn thấy sếp mình mới là người có lỗi.

Khi tôi đưa lá đơn từ chức của mình cho sếp, cô ấy không đồng ý. Rõ ràng là cô ấy và tôi không hoà hợp, vậy tại sao cô ấy lại không để tôi rời đi? Chẳng lẽ cô ấy còn muốn quở trách tôi thêm nữa sao? Đột nhiên tôi nghĩ rằng tất cả những việc này đều là một bài khảo nghiệm dành cho tôi. Làm sao tôi có thể rời đi khi mà chưa vượt quan được?

Vấn đề trực tiếp nằm ở tôi. Là những học viên, chúng ta cần hướng nội vô điều kiện.

Sư phụ giảng:

“Pháp có thể phá hết thảy chấp trước, Pháp có thể phá hết thảy tà ác, Pháp có thể phá trừ hết thảy lời dối trá, Pháp có thể kiên định chính niệm”. (Bài trừ can nhiễu, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

“Là người tu luyện, ‘tìm bên trong’ là một Pháp bảo”. (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington năm 2009, Giảng Pháp tại các nơi IX)

Tôi đã bắt đầu tập trung khi học Pháp và nỗ lực hướng nội. Dần dần tôi đã minh bạch ra bản thân mình có tâm tật đố. Loại tâm này là một nhân tố quan trọng khiến tôi coi thường người khác.

Sư phụ giảng:

“Bởi vì tâm tật đố biểu hiện cực kỳ mạnh mẽ ở Trung Quốc, mạnh mẽ đến mức đã trở thành tự nhiên, bản thân không cảm giác thấy”. (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân)

Khi tôi thấy ai đó có tâm thái bất hảo và trở nên kén chọn, tôi sẽ phản tỉnh bản thân. Tôi có giống với người này không? Tôi sẽ chỉ trích chồng mình khi anh ấy khiến nhà bếp trở nên hỗn độn, khiển trách con gái mình vì quá cẩu thả, hoặc cảm thấy rất khó chịu khi sếp gây ra chuyện lộn xộn ở nơi công cộng.

Khi chứng kiến người khác trở nên keo kiệt và có ý nghĩ trả thù, chẳng phải tôi cũng giống như vậy hay sao? Và khi tôi thấy một người muốn được nghe lời khen ngợi, chẳng phải tôi cũng giống họ vì không thể tiếp nhận lời chỉ trích đó sao?

Tôi nhận ra bản thân mình cũng rất kén chọn và đã chệch khỏi đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ. Tâm tật đố không chỉ là ghen tỵ khi thấy người khác làm tốt hơn mình, mà còn bao gồm cả việc coi thường người khác. Nếu bạn nhìn thấy khuyết điểm của một người nào đó, chẳng phải đó cũng là một cơ hội để tu luyện bản thân sao? Người bình thường có tuân theo tiêu chuẩn của Đại Pháp hay không không quan trọng, thay vào đó tôi nên tập trung vào bản thân và tu chính mình.

Sau khi tôi nhận ra tâm tật đố của bản thân, sếp của tôi không còn chê bai tôi nữa. Đôi lúc cô ấy vẫn còn khiển trách tôi, nhưng tôi sẽ coi đó là một quan mà tôi cần vượt qua thông qua quá trình tu luyện dần dần.

Sư phụ giảng:

“Không thể làm xong ngay một lúc được, chúng ta có thể từ từ mà làm”. (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Tôi vẫn còn nhiều tâm chấp trước chưa buông bỏ được, chẳng hạn như lười biếng, tâm an dật, tâm tranh đấu, tâm oán hận, tâm hiển thị và tâm sắc dục. Tất cả những chấp trước này đều sẽ là trở ngại cho quá trình tu luyện đề cao của tôi.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/9/19/412001.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/9/28/186976.html

Đăng ngày 09-12-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share