Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 12-02-2020] Sự việc này đã xảy ra hơn bảy năm trước. Vào một buổi chiều, nhóm học Pháp của chúng tôi đã gặp nhau tại nhà mẹ tôi, trong lúc mẹ tôi đi thăm em trai tôi. Vì thế tôi đến đó sớm để dọn dẹp.
Đầu tiên tôi mở cửa sổ để thoáng khí, sau đó tôi quét và lau sàn nhà, dọn dẹp phòng khách và phòng tắm. Tôi mất cả buổi sáng để dọn dẹp nơi này. Cuối cùng, tôi mang thùng rác ra ngoài qua cửa trước. Nhưng khi vừa bước ra ngoài, một cơn gió mạnh đã đóng sập cánh cửa phía sau và tôi bị khóa trái.
Giờ làm sao đây? Tôi chợt nhớ ra rằng mình đã để mở tất cả các cửa sổ hướng ra sân sau. Tôi chỉ cần tìm cách vào sân sau là được. Tôi đi quanh bốn bức tường bao quanh ngôi nhà, và nhận ra lựa chọn duy nhất của mình là trèo qua tường.
Tôi bị gẫy chân
Bức tường gạch chắc chắn và cao hơn hai mét. Tuy nhiên, tôi đã tìm thấy một đoạn dốc ở một bên giúp leo qua tường dễ dàng hơn. Thế là tôi cởi giày, nhảy đến vịn vào đầu tường và đu người lên. Khi đang ở trên cao nhìn xuống sân sau, tôi nhận ra mặt đất bên trong sân thấp hơn nhiều so với bên ngoài — tôi đang cách mặt đất ít nhất hai mét rưỡi. Tôi rất lo lắng nhưng biết rằng mình phải vào nhà ngay vì buổi học Pháp sắp bắt đầu. Tôi đành phải nhảy xuống.
Tôi thu hết can đảm và thực hiện cú nhảy. Gót chân phải của tôi đáp xuống một viên gạch dài và nó đã lăn khỏi đống đất ngay khi tiếp xúc với chân tôi. Tôi bị hụt chân và cố gắng tìm sự cân bằng. Khi ngã xuống đất về phía bên phải, trọng lượng cơ thể dồn xuống bàn chân phải của tôi. Tôi cảm thấy đau nhói trước khi nó trở nên hoàn toàn tê liệt.
Tất cả diễn ra quá nhanh khiến tôi không biết phải nghĩ gì. “Á! Bàn chân của mình!” là những từ đầu tiên thốt ra từ miệng tôi. Sau đó, tôi nhận ra rằng niệm đầu của tôi là không đúng. Lẽ ra tôi nên gọi Sư phụ Lý (người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp) mới phải. Tôi là đệ tử của Sư phụ và với sự bảo hộ của Sư phụ, không có gì phải lo lắng. Tôi sẽ ổn.
Tôi nhanh chóng thu người lại và cố gắng đứng dậy, nhưng cơn đau không thể chịu đựng được khi chân phải chạm đất. Tôi không thể cử động nó được chút nào. Nó bị xoắn ở mắt cá chân và chỉ nối một cách lỏng lẻo với chân tôi bằng da. Bàn chân tôi bê bết máu.
Tôi không hề sợ hãi và tập trung vào nhiệm vụ trên tay. Tôi nhấc người lên và dồn trọng tâm vào bàn chân trái. Từng chút một, tôi nhảy vào nhà và vào được. Ngay khi tôi ngồi xuống chiếc ghế dài để nghỉ 1 chút thì đã 1 giờ chiều.
Sự trợ giúp của chị tôi và các học viên
Không lâu sau, ba học viên đến. Họ chưa bao giờ thấy tôi như vậy và hỏi chuyện gì đã xảy ra. Lúc này tôi đau đến mức toàn thân run rẩy không kiểm soát được. Tôi nói nhỏ với đôi mắt của mình, “Đừng hỏi. Làm ơn hãy phát chính niệm cho tôi.” Các học viên và tôi đã phát chính niệm cùng nhau.
Máu không ngừng rỉ ra và đọng thành vũng nhỏ trên sàn. Một học viên đã mang một chiếc bát nhựa để đặt dưới chân tôi. Đó là lúc tôi nhìn thấy xương gãy đâm xuyên qua mắt cá chân của tôi ở ba nơi khác nhau, và đó là nguyên nhân gây ra máu chảy nhiều. Một chiếc xương có kích thước bằng đầu mẩu thuốc lá thò ra từ trên mắt cá chân của tôi ra bên ngoài, một chiếc khác thò ra ở mu bàn chân. Tôi mở quần ra và thấy chân dưới đầu gối có màu xanh sẫm, tím và sưng tấy.
Vào khoảng 3 giờ chiều thì chị gái tôi đến và hoảng sợ khi nhìn thấy chân tôi: “Trời ơi, chuyện gì thế này!”. Chị ấy muốn đưa tôi đi cấp cứu ngay lập tức nhưng tôi nói với chị rằng tôi sẽ không đi đâu cả. Tôi là một học viên chân chính của Pháp Luân Đại Pháp, và biết đó chỉ là nghiệp chướng. “Đừng lo lắng” tôi bảo đảm cho chị biết rằng Sư phụ đang chăm sóc tôi, và tôi sẽ ổn.
Thấy tôi cương quyết nên chị tôi cũng không áp lực về vấn đề đó nữa. Chị tìm kiếm những thứ có thể sử dụng để chữa trị vết thương. Một lúc sau, chị tìm thấy một chiếc tạp dề cũ và xé nó thành một vài dải băng dài. Chị ấy xoay bàn chân của tôi về phía trước cho đúng góc và để tôi giữ nó ở vị trí đó. Với sự giúp đỡ của các học viên khác, chị ấy đã cố định một vài thanh gỗ nẹp ở bên trong và bên ngoài mắt cá chân cùng với mu bàn chân của tôi. Phần xương gãy gần như đã ổn định với việc băng bó tối thiểu, nhưng vết thương không được khử trùng và không làm gì để cầm máu.
Khi làm xong, chị hỏi tôi dự định làm gì. Tôi nói với chị ấy: “Em không thể về nhà ngay bây giờ”, “Em không thể để chồng em phát hiện ra, không thì anh ấy sẽ đưa em đến bệnh viện mất.” Tôi dự định rằng có thể ở nhà mẹ vài ngày và nhờ mẹ đi lấy đồ ăn cho tôi. Chị ấy ở lại với tôi sau khi các học viên rời đi, và sắp xếp nơi đó sao cho tôi đi lại dễ dàng hơn.
Máu đã ngừng chảy
Ngay sau khi chị tôi đi thì vợ chồng em trai tôi đến. Sau khi biết chuyện, họ mời tôi đến ở với họ một thời gian để họ chăm sóc cho tôi. Em trai cõng tôi lên xe và chúng tôi đi đến chỗ của em ấy.
Đến 10 giờ đêm mà máu vẫn không ngừng chảy khiến em trai tôi lo lắng. Em ấy gọi cho chị gái tôi và cô ấy đề nghị gọi cho chồng tôi để đưa tôi đến bệnh viện ít ra cũng để cầm máu. Tôi tình cờ nghe được cuộc trò chuyện của họ, tôi yêu cầu được nói chuyện với chị và nói với cô ấy rằng đừng lo lắng: “Mọi thứ sẽ ổn thôi.”
Tôi bảo họ đừng nói cho chồng tôi biết và đảm bảo với họ: “Đừng lo. Khi cái máu cần phải chảy ra đã ra hết thì nó sẽ tự ngừng thôi. Chị vẫn ổn mà.” Ngay khi tôi vừa nói những lời đó ra, màu liền ngừng chảy. Máu chảy liên tục trong 9 giờ đã dừng lại.
Trước khi tôi đi ngủ, em trai đã kiểm tra vết thương của tôi một lần nữa. Em ấy lấy một miếng vải trắng sạch, xé thành từng dải dài để thay cho chiếc tạp dề đã ố vàng rồi băng lại chân cho tôi.
Hướng nội tìm nguyên nhân của tai nạn
Vết thương đau nhức khủng khiếp đã khiến tôi thức trắng đêm đó. Tôi nằm trên giường và không thể cử động được một chút nào, nhưng đầu óc vẫn thì quay cuồng. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về những gì đã xảy ra. Không có sự trùng hợp ngẫu nhiên nào trong tu luyện – tôi nhất định đã có sơ hở.
Tôi hướng nội và nhớ ra một điều đã xảy ra cách đây không lâu. Lúc đó tôi đang kiểm tra một số thứ ở nhà mẹ và phát hiện thấy nấm mốc đang phát triển trên kinh sách mới của Sư phụ Lý mà bà cất trong ngăn kéo trên ban công, có thể là do độ ẩm bên ngoài cao. Tôi đã phải đốt các kinh sách mới đó. Đó là sự bất kính đối với Sư phụ và Pháp. Tôi cầu xin Sư phụ tha thứ cho tôi vì đã để Ngài thất vọng và hứa rằng điều đó sẽ không xảy ra nữa.
Bàn chân bị gãy gây ra nhiều bất tiện và khó khăn trong sinh hoạt. Thói quen học Pháp và giảng chân tướng hàng ngày của tôi bị gián đoạn. Tôi không thể tự chăm sóc bản thân và cần được giúp đỡ.
Cả ngày hôm sau tôi vẫn nằm trên giường nhưng đến ngày thứ ba thì tôi đã tập đứng bằng một chân và di chuyển xung quanh với sự trợ giúp của một đôi nạng. Tôi đã phát triển một số phối hợp giữa cánh tay và chân trái của mình. Tôi cũng học Pháp và luyện công với mẹ tôi vào ngày hôm đó bằng cách gác chân phải lên một chiếc ghế đẩu nhỏ và đứng trên chân trái.
Chồng tôi muốn ly dị
Khi chồng tôi biết chuyện, anh ấy không những không hỗ trợ gì mà còn khiến tôi thất vọng khi đòi ly hôn. Lý do của anh ấy là vì tôi không cho anh ấy biết ngay lập tức và tôi không tin tưởng anh ấy. Tôi đã tự giải thích và xin lỗi nhiều lần nhưng vô ích. Anh ấy không đến thăm tôi, không muốn gặp tôi hoặc bất kỳ ai trong gia đình tôi, và thậm chí còn gác máy khi tôi điện thoại. Anh ấy đã hoàn toàn cắt đứt tôi ra khỏi cuộc đời anh ấy. Đối với tôi thì đó là một đòn còn tồi tệ hơn so với bàn chân bị thương. Tôi đã bị tổn thương sâu sắc.
Tôi ở với em trai một tháng. Em ấy và vợ đã chăm sóc tôi rất chu đáo, nhưng tôi không thể phụ thuộc vào người khác mãi được. Tôi nhờ em trai đưa về nhà ngay khi có thể dùng nạng tốt hơn, dù việc leo lên xuống cầu thang lên căn hộ tầng 2 của tôi vẫn còn khó khăn. Chồng tôi không nói chuyện với tôi – chúng tôi thành hai người xa lạ sống chung dưới một mái nhà. Tôi vẫn còn rất đau, nhưng tôi đã cố gắng tự chăm sóc bản thân mình.
Để chấm dứt cảnh sống khó xử đó, chồng tôi bắt chuyện rồi lại đưa ra chuyện ly hôn. Lần này, anh ấy thẳng thắn và nói với tôi rằng lý do thực sự khiến anh ấy muốn ly hôn là vì tôi không chịu từ bỏ Đại Pháp trong suốt những năm qua.
Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc(ĐCSTQ) phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, cuộc sống của chúng tôi đã bị gián đoạn và bị đình trệ khá nhiều trong 20 năm qua. Tôi đã bị bắt, bị giam giữ, bị kết án, bị sa thải khỏi công việc và liên tục bị quấy rối ngay cả khi tôi đã được thả. Chồng tôi bị liên lụy, và anh ấy không muốn con gái chúng tôi chịu đựng gánh nặng như vậy. Anh ấy đổ lỗi cho tôi vì đã gây ra cho gia đình chúng tôi quá nhiều đau khổ nên đã đưa ra tối hậu thư – hoặc tôi từ bỏ đức tin của mình hoặc chúng tôi chấm dứt cuộc hôn nhân này.
Nhận thấy mình đang ở trong tình thế khó xử, tôi ngồi xuống và suy nghĩ rất lâu. Tôi tự hỏi bản thân mình nên tiếp cận điều này với thái độ như thế nào. Tôi đã tìm kiếm câu trả lời trong Pháp của Sư phụ:
“Chư vị luôn từ bi, lấy Thiện đãi người, làm việc gì đều luôn luôn cân nhắc đến người khác, mỗi khi gặp vấn đề thì trước hết nghĩ rằng: ‘Việc này đối với người khác có thể chịu được không, đối với người khác có phương hại gì không’; như vậy sẽ không xuất hiện vấn đề gì.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)
Tôi nghĩ đến việc quyết định không nói với chồng khi tôi bị thương, cũng như phản ứng của tôi trước việc anh ấy xa cách và muốn ly hôn. Tôi đã rất đau đớn và không thể chăm sóc bản thân. Khi tôi yếu đuối nhất và cần anh ấy nhất, người chồng đã gắn bó hàng chục năm của tôi lại đòi ly hôn. Càng nghĩ về điều đó, tôi càng căm phẫn anh. Tôi tức giận, buồn bã và cảm thấy bị tổn thương — tôi đang rơi vào vòng xoáy cảm xúc đi xuống và không thể rút mình ra khỏi nó.
Nhưng khi tôi đặt mình vào vị trí của anh ấy và nhìn sự việc từ góc độ của anh ấy, tôi bắt đầu nhận ra những gì anh ấy đã trải qua trong suốt những năm qua và anh ấy đã phải chịu đựng nhiều như thế nào vì tôi.
Kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, hàng chục triệu học viên Đại Pháp ở Trung Quốc đã bị bôi nhọ và phân biệt đối xử. Hàng triệu người đã bị bắt, giam giữ, kết án, tra tấn — một số thậm chí bị tra tấn đến chết. Vô số gia đình đã tan vỡ.
Trong 20 năm qua, gia đình chúng tôi đã không có lấy một ngày bình yên. Chồng tôi thường xuyên lo lắng cho tôi và gia đình chúng tôi luôn sống trong cảnh sợ hãi. Vào ban đêm, anh ấy không thể ngủ được vì áp lực và lo lắng, và điều đó khiến anh rất mệt mỏi. Anh ấy là một người bình thường và chỉ muốn sống cuộc sống của một người bình thường. Anh ấy không muốn sống trong sợ hãi nữa và chỉ muốn bảo vệ bản thân và con gái mình khỏi bị tổn hại, đó là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, tôi lại không thể tưởng tượng được một cuộc sống không có Đại Pháp sẽ như thế nào, mặc cho môi trường xung quanh có thù địch hay áp lực căng thẳng đến mức nào. Tôi không thể thay đổi quyết định của anh ấy nên tôi quyết định tôn trọng sự lựa chọn của anh. Tôi muốn anh ấy hạnh phúc. Khi tôi hạ quyết tâm, nỗi uất hận của tôi dành cho chồng không còn nữa, và lòng tôi cũng bình yên và từ bi.
Tôi không trách anh ấy, vì đó chỉ là một thảm kịch khác do ĐCSTQ tà ác gây ra mà thôi. Không níu kéo bất cứ điều gì, tôi kể cho chồng nghe quá trình suy nghĩ của mình và cách tôi đi đến quyết định đồng ý ly hôn. Anh ngập ngừng, nói một người cần phải có lương tâm, và xin lỗi. Anh ấy nói rằng anh ấy đã đưa ra quyết định hấp tấp vì sợ hãi và đó là lỗi của anh ấy. Anh ấy xin tôi tha thứ cho anh ấy. Cuối cùng thì cuộc hôn nhân của chúng tôi đã được cứu vãn.
Tu bỏ quan niệm người thường
Suốt một thời gian dài, tôi không thể cử động bàn chân phải của mình. Nó rất đau nếu nó chạm đất và tôi không thể đặt bất kỳ trọng lượng nào lên nó. Tâm trí tôi bị choáng ngợp bởi vết thương đó. Tôi đã phải chống lại quan niệm người thường của mình về xương gãy và nhiều lời nhận xét và đề xuất từ những người thường.
Đôi khi tôi nghĩ, “Chân mình bị thương quá nặng, và mắt cá chân đã bị hỏng hoàn toàn. Nếu mình không đến bệnh viện, liệu nó có tự lành không nhỉ?” Hoặc tôi băn khoăn: “Nếu nó không bao giờ lành thì sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu nó bị nhiễm trùng hoặc hoại tử? Điều gì sẽ xảy ra nếu họ phải cắt bỏ bàn chân của tôi và tôi trở thành người tàn tật?” Càng nghĩ về nó, tôi càng sợ hãi.
Nhiều ngày tôi tự nhủ: “Mình chỉ cần đến bệnh viện là ổn thôi. Xương chỉ cần được đặt lại đúng cách và nó sẽ lành. Việc đơn giản mà. Tại sao mình luôn phải làm mọi thứ một cách khó khăn như thế?”. Trong vài ngày tôi còn nghi ngờ: “Liệu nó có thực sự tự lành không? Mình không thể chỉ đợi xung quanh. Mình cần phải suy nghĩ kỹ về điều này”.
May mắn thay, tôi luôn quy chính bản thân và loại bỏ những suy nghĩ, quan niệm người thường như vậy. Vào năm 1993, tôi có vinh dự được tham dự các cuộc hội thảo đầu tiên và thứ ba của Sư phụ ở Quý Dương nên tôi hoàn toàn tin tưởng vào Sư phụ và Pháp khi đắc Pháp. Lúc đó tôi mới 32 tuổi nhưng đã bị viêm khớp mãn tính và các bệnh về dạ dày. Tôi đã hồi phục trong vòng một tuần khi tu luyện trong Đại Pháp.
Tôi cũng đã nghe nhiều câu chuyện về những người khác hồi phục sau những căn bệnh đau đớn và thậm chí cả những căn bệnh nan y. Không cần biết chấn thương nặng như thế nào, tôi biết mình sẽ ổn. Mặc dù trông rất đáng sợ, nhưng tôi tin rằng bàn chân của tôi sẽ tự lành. Đó chỉ là một giả tướng, và một quan để xem liệu tín tâm của tôi vào Đại Pháp có kiên định hay không.
Tôi tự nhắc mình, “Luôn phải bảo trì chính niệm”. Bất cứ khi nào một ý nghĩ tiêu cực xuất hiện, tôi tuyên bố: “Đây không phải là ta. Đó là một quan niệm người thường, một con quỷ. Ta không sợ ngươi và ngươi cũng sẽ không làm ta sợ được. Ta sẽ thanh lý ngươi”. Tôi theo dõi kỹ những niệm đầu của mình và dần dần tôi có ít suy nghĩ tiêu cực hơn cho đến khi chúng hoàn toàn biến mất.
Tôi cố gắng đo lường theo tiêu chuẩn của Pháp và xem chấn thương như một cơ hội tốt để đề cao. Tôi xem nhẹ nó và không để nó ảnh hưởng đến mình. Tôi đã có thể thực sự buông bỏ và cũng không còn nghĩ về việc liệu nó có lành lại hay không.
Bàn chân lành lại
Tôi chưa bao giờ hỏi ý kiến bác sĩ, cũng như không khám hay điều trị y tế. Tôi chỉ làm sạch vết thương và thay băng thường xuyên mà không cần bôi thuốc mỡ. Tôi không dùng bất kỳ loại thuốc, vitamin hoặc canxi nào, cũng không bổ sung vào chế độ ăn uống của mình bất kỳ loại nước hầm xương nào. Tôi chân thành cảm ơn tất cả bạn bè và gia đình mình có ý định tốt nhưng không bao giờ để tâm đến những lời đề nghị và lời khuyên của họ. Tôi thậm chí hầu như không nói về chấn thương và chỉ để nó như vậy.
Các vết thương không bị nhiễm trùng, sưng tấy hay mưng mủ gì hết. Từ từ nhưng chắc chắn, vết thương ngày một tốt hơn và cuối cùng lành hẳn. Ngay khi tôi có thể đi lại mà không cần nạng, tôi đã cùng các học viên địa phương đích thân giảng chân tướng. Tôi đã gặp phải một số vấn đề và khó khăn nhưng nhìn lại, chúng quả thật tầm thường – thời điểm khó khăn nhất đã trôi qua.
Sau tám tháng, bàn chân của tôi đã hoàn toàn lành lặn mà không cần đến bất kỳ sự can thiệp y tế nào hết. Giờ đây tôi đã có thể đi lại như thể không có chuyện gì xảy ra. Cảm ơn sức mạnh của Đại Pháp và nhờ sự bảo hộ của Sư phụ.
Phương diện đề cao
Tôi tự hỏi bản thân rằng tại sao mình phải mất đến 8 tháng để hồi phục và đi đến kết luận rằng vì tôi đã không siêng năng và có nhiều thiếu sót. Ví dụ, mặc dù tôi tiếp tục luyện công hai ngày sau vụ tai nạn, nhưng tôi chỉ luyện các bài động công. Tôi đã không đả tọa luyện tĩnh công trong một thời gian khá dài.
Một số học viên đề nghị tôi làm cả hai, nhưng tôi không thể khoanh chân lại được. Tôi sợ rằng nếu tôi duỗi cổ chân phải của mình để ngồi ở tư thế kiết già, tôi sẽ kéo các xương ra một lần nữa khi chúng đã bắt đầu lành lại. Quan niệm người thường này đã khiến tôi không thể thực hiện cả năm bài công pháp trong một thời gian dài.
Tất cả chúng ta đều đã đọc trên trang Minh Huệ về một học viên bị gãy xương hông nhưng vẫn không ngừng luyện 5 bài công pháp dù chỉ một ngày. Cô nhanh chóng hồi phục. Nếu tôi đặt trọn niềm tin vào Đại Pháp như học viên này, tôi đã có thể đi lại sớm hơn rất nhiều.
Tôi cũng thiếu tự tin rằng bàn chân của tôi sẽ nhanh chóng lành lại. Khi bạn bè và gia đình hỏi về điều đó, tôi luôn nói với họ: “Nó đỡ hơn. Nó đỡ hơn nhiều rồi”, “Nó sẽ tốt hơn. Nó sẽ lành lại” hoặc “Sẽ sớm ổn thôi” nhưng tôi chưa bao giờ trả lời rằng: “Không sao đâu. Tôi đã bình phục ”.
Cũng giống như tôi đã đề cập, từ đầu tiên thốt ra từ miệng tôi sau khi bị ngã gẫy chân là: “Á” chứ không phải “Sư phụ” và suy nghĩ đầu tiên của tôi là “Chân của tôi” chứ không phải “Tôi không sao”. Trong tiềm thức tôi tin rằng có điều gì đó không ổn và quan niệm người thường đã gây ra thương tích.
Khi điều gì đó như thế này xảy ra, niệm đầu của bạn phân biệt bạn là Thần hay người thường.
Sư phụ giảng:
“Chúng ta giảng rằng, tốt xấu xuất tự một niệm của người ta, sai biệt ở một niệm ấy đưa đến hậu quả khác nhau.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)
Tu luyện là chuyện nghiêm túc. Càng nỗ lực tinh tấn, bạn càng đắc được nhiều hơn. Không có ngoại lệ trong quy luật này.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/6/12/407560.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/9/18/186825.html
Đăng ngày 19-11-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.