Bài viết của Hồng Đạt

[MINH HUỆ 25-10-2020] Tết “Trùng Cửu”, còn được gọi là Ngày của Bậc Cao niên, diễn ra vào ngày 9 tháng 9 âm lịch hàng năm, là một ngày lễ truyền thống để xã hội bày tỏ lòng kính trọng đối với người cao tuổi và tôn vinh cuộc sống của bậc cao niên. Năm nay, lễ hội đã được tổ chức vào ngày 25 tháng 10.

Trong khi người cao tuổi ở một xã hội tự do có thể tận hưởng cuộc sống hưu trí hạnh phúc và được kề cận với gia đình của họ, thì những người đồng trang lứa với họ ở Trung Quốc, bao gồm cả những người đã ngoài 90 tuổi, lại luôn phải đối mặt với nguy hiểm khi thực hành đức tin vào Pháp Luân Đại Pháp và đề cao giá trị “Chân, Thiện, Nhẫn.”

Pháp Luân Đại Pháp, còn được gọi là Pháp Luân Công, là một môn tu luyện cả thân và tâm dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại từ tháng 7 năm 1999.

Chỉ trong nửa đầu năm 2020, có ít nhất 623 học viên Pháp Luân Đại Pháp trên 65 tuổi đã bị bắt giữ hoặc sách nhiễu chỉ vì đức tin của họ; 24 người khác bị kết án, và 39 người đã chết do hậu quả của cuộc bức hại.

Khi trở về nhà vào ngày 12 tháng 6 năm 2020, sau thời gian thụ án 3 năm vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, bà Vương Phượng Anh, 78 tuổi, sống tại thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây, đã suy sụp khi biết hơn hai phần ba số tiền trợ cấp hưu trí hàng tháng của mình đang bị chính quyền giữ lại.

Bà Vương hiện đang nhận khoản trợ cấp 800 nhân dân tệ hàng tháng và phần còn lại, 1.800 nhân dân tệ mỗi tháng, đang bị Cục An sinh Xã hội tỉnh Nam Xương giữ lại để bù vào khoảng tiền 70.000 nhân dân tệ mà bà đã nhận trong thời gian bị giam giữ từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 6 năm 2020.

Bà Vương là nhân viên đã nghỉ hưu của Công ty Tạp hóa & Trái cây Nam Xương. Trong 21 năm qua, bà Vương đã nhiều lần bị bắt, giam giữ và bị tẩy não vì đức tin của mình. Chỉ riêng năm 2016, bà đã bị bắt giữ bốn lần. Trong thời gian giam giữ, bà đã bị bức thực, bị bắt lao động không công, bị cấm ngủ, bị bắt đứng suốt nhiều giờ, cũng như bị cho uống các loại thuốc không rõ nguồn gốc.

Việc bà Vương bị bắt giữ và kết án đã gây ra nỗi thống khổ to lớn cho chồng bà là ông Đường Duy Ký. Ông lão 86 tuổi khỏe mạnh này đã bị mất ăn mất ngủ. Sức khỏe của ông suy giảm nhanh chóng và ông đã qua đời vào tháng 6 năm 2019, một năm trước khi bà Vương được trả tự do.

7b43196783c070b22083ef366d9f1d98.jpg

Bà Vương Phượng Anh

Trái ngược với việc bị bức hại ở Trung Quốc, những người cao tuổi bên ngoài Trung Quốc có thể tự do tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và chia sẻ những câu chuyện của họ với người khác.

Mặc dù bản thân là một bác sỹ nhưng ông Hồ Nãi Văn từng mắc một số căn bệnh mãn tính khi mới ngoài 40 tuổi. Sau khi theo học Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1997, ông nhanh chóng nhận thấy bệnh dạ dày của mình đã biến mất. Ông ngày càng tràn đầy năng lượng và thấy trí huệ của mình ngày càng gia tăng. Ông có được hiểu biết sâu sắc hơn về những cuốn sách y học cổ điển vốn được viết bằng một thứ ngôn ngữ cổ xưa khó hiểu.

Dù đã 75 tuổi nhưng bác sĩ Hồ vẫn tràn đầy năng lượng và luôn nở nụ cười trên môi. Ông đã dựng nhiều video về giáo dục y tế, viết sách, và thuyết giảng trong nhiều năm. “Tôi không làm những điều này vì tiền hay danh tiếng,” ông cho biết. “Mọi điều tôi làm là để mọi người tìm thấy sự kết nối với Pháp Luân Đại Pháp và biết Pháp Luân Đại Pháp là tuyệt vời.”

7628bedc9cfad367670cf78342bc02af.jpg

Bác sỹ Hồ Nãi Văn

Bà Angela, 71 tuổi, một cư dân Úc đến từ Malaysia, từng gặp một số vấn đề về sức khỏe: bà thường xuyên bị đau đầu và từng phải phẫu thuật để loại bỏ sỏi mật. Sau khi học Pháp Luân Đại Pháp vào tháng 1 năm 1999, bà cũng được tận hưởng sự thay đổi nhanh chóng về sức khỏe của mình.

c8fdf8bd83d2d533279defe60ff3f55e.jpg

Bà Angela cùng chồng

Năm ngoái, bà Angela đã trở lại Malaysia để đón mừng sinh nhật lần thứ 70 của bà cùng gia đình và bạn bè. Mặc dù người anh trai 74 tuổi của bà đã quá yếu để có thể đi du lịch, nhưng bà Angela vẫn tràn đầy năng lượng như một người trẻ tuổi. Nhiều người thân và bạn bè của bà đã chứng kiến ​​điều này và cảm thấy rất ấn tượng về Pháp Luân Đại Pháp.

Tôn trọng và chăm sóc người cao tuổi là một trong những giá trị truyền thống của văn hóa Trung Quốc. Nhưng đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp, Ngày Của Bậc Cao Niên luôn gợi lên nhiều cảm xúc buồn vui lẫn lộn. Chúng ta hy vọng rằng khi Ngày Của Bậc Cao Niên năm tới đến, cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp đã kết thúc và những học viên cao tuổi này có thể tận hưởng một cuộc sống hạnh phúc mà họ đáng được có.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/10/25/414067.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/10/28/188017.html

Đăng ngày 01-11-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share