Bài viết của Nhất Xuyên

[MINH HUỆ 04-10-2020] Ngày Tết Trung Thu là ngày các gia đình đoàn tụ, bạn có trở về nhà quây quần bên cha mẹ không? Ngày nay có những người thà xem điện thoại một mình chứ không muốn nói vài câu với cha mẹ. Chẳng trách có người nói: “Ở đâu thể hiện rõ nhất hiếu thuận?” thì câu trả lời rằng: “Ở nhóm bạn bè”.

Đây là người hiện đại tự trào phúng, cũng là sự miêu tả chân thực: Trong nhóm bạn bè, thường bấm ‘like’ đối với cha mẹ. Gửi lời thăm hỏi đến cha mẹ vào những ngày lễ Tết, sinh nhật, chuyển phát nhanh một món quà. Đôi khi cùng cha mẹ đi ăn tiệm đi du lịch cũng đưa lên nhóm bạn bè. Còn thời gian thực sự ở bên cha mẹ thì rất ít, dưỡng lão đã trở thành vấn đề trầm trọng mà cả gia đình và xã hội đều không muốn đối diện.

“Vạn ác dâm vi thủ, bách thiện hiếu vi tiên” (Vạn ác, dâm đứng đầu, trăm nết, hiếu trước tiên). Câu nói xưa này càng ngày càng bị con người quên lãng. Thực ra hiếu thuận với cha mẹ là phẩm đức cơ bản của con người. Khổng Tử nói: “Hiếu bắt đầu từ phụng dưỡng cha mẹ, rồi đến phụng sự quân vương, và cuối cùng là ở lập thân”. Câu này có cùng đạo lý với câu “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Hiếu là cái gốc làm người, không có hiếu thì những đạo đức khác cũng chỉ là nói suông. Thời cổ đại có rất nhiều câu chuyện về đức hiếu, người hiện đại so với người xưa về đức hiếu thì e rằng không bằng một phần vạn.

Giải mã “Hôn nhân với Tiên”

Câu chuyện “Ngưu Lang Chức Nữ” bị người hiện đại coi là câu chuyện tình lãng mạn, thực ra đây là câu chuyện có liên quan đến chữ Hiếu.

Đổng Vĩnh là người Thiên Thặng, Thanh Châu thời triều nhà Hán, thuở nhỏ đã mồ côi mẹ, hai cha con dựa vào nhau mà sống. Đổng Vĩnh thường làm những công việc giúp người khác để mưu sinh. Khi việc nhà nông bận rộn, anh bèn khiêng người cha già yếu nhiều bệnh lên một chiếc xe một bánh, trên xe có chai nước và hộp cơm, sau đó đẩy xe đến dưới gốc cây ở bờ ruộng, như thế anh vừa làm ruộng vừa trông nom phụ thân ở trong xe.

Khi phụ thân qua đời, Đổng Vĩnh không có tiền để an táng, thế là anh bán chính mình, muốn đổi lấy ít tiền an táng cha. Chủ nhân mua Đổng Vĩnh thấy anh trung hậu trọng hiếu nghĩa bèn đưa cho anh một vạn tiền mà không nghĩ để anh hoàn trả.

Lòng hiếu thuận của Đổng Vĩnh rất nổi tiếng vào thời đó. Trên bức tường phía sau đền họ Vũ ở Gia Tường, Sơn Đông có một bức tranh chân dung thời kỳ Đông Hán, bức tranh miêu tả “Đổng Vĩnh dùng xe cút kít chở cha”. Trải qua ngàn năm, bức tranh chân dung trên đá này đã mờ, nhìn không còn rõ nữa, nhưng vẫn còn thấy được đại ý. Năm 1821, Phùng Vân Bằng đã phục chế bức tranh này rất rõ ràng trong sách “Kim thạch sách”. Bộ tranh “Nhị thập tứ hiếu” của Cừu Anh đời Minh vẽ, một trong đó chính là bức tranh “Đổng Vĩnh bán mình an táng cha”. Hiện nay bức tranh này được cất giữ ở Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc. Có thể thấy, Đổng Vĩnh hiếu hạnh là nhân vật tồn tại thực sự.

'董永辘车载父,东汉画像石,出山东嘉祥武氏祠后墙。'
Ảnh: Đổng Vĩnh dùng xe cút kít chở cha, tranh chân dung trên đá thời Đông Hán, trên bức tường phía sau đền thờ họ Vũ ở Gia Tường, Sơn Đông​​​

'董永辘车载父,出汉代武梁祠画像石,1821年冯云鹏《金石索》中的复原图。'
Ảnh: Đổng Vĩnh dùng xe cút kít chở cha, tranh chân dung trên đá ở đền thờ Võ Lương thời Đông Hán. Năm 1921 Phùng Vân Bằng phục chế trong sách “Kim thạch sách”

'明朝仇英《二十四孝》册中的《董永卖身葬父》,台北国立故宫博物院藏。'
Ảnh: Bức tranh “Đổng Vĩnh bán mình an táng cha” trong bộ tranh “Nhị thập tứ hiếu” của Cừu Anh đời Minh, hiện lưu giữ ở Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc

Sau khi thủ hiếu chịu tang cha 3 năm, Đổng Vĩnh liền tìm đến chủ nhân, muốn làm việc cho ông để bồi hoàn một vạn tiền. Trên đường đi, anh gặp một người con gái hiền thục xinh đẹp, cứ nhất định muốn làm vợ Đổng Vĩnh. Đổng Vĩnh bèn dẫn vợ cùng đi đến nhà chủ, chủ nhân nói: “Nếu vợ anh có thể dệt cho tôi một nghìn súc lụa mịn thì sẽ đủ hoàn trả số tiền anh đã vay mượn, hai vợ chồng anh có thể trở về nhà”.

Cô gái ban ngày không làm việc, đến tối khi mọi người đều nghỉ ngơi rồi, cô mới bắt đầu dệt vải, trong chớp mắt đã dệt ra lụa thượng hảo hoa văn vô cùng tươi đẹp, hơn nữa còn lấp lánh ánh sáng. Chủ nhân và Đổng Vĩnh đều vô cùng kinh ngạc.

Đổng Vĩnh hiếu lại có đức nên đã cảm động Trời Đất, mới có quả báo được Thần trợ giúp. Nhận chỉ của Thần hạ phàm, Tiên Nữ trợ giúp Đổng Vĩnh hoàn trả nợ, để không trái với lẽ thường tình thế gian, nên ban đêm ngầm sử dụng Thần thông. Hơn nữa khi duyên phận hết thì hôn nhân cũng lập tức kết thúc. Tiên Nữ không động tâm phàm, bạch nhật phi thăng ra đi, đây là giai thoại thiên cổ con người và Thần cùng chung sống.

Còn Trung Cộng lại căn cứ vào nhu cầu chính trị mà biên tạo mới ra chuyện “Hôn nhân với Tiên”, đem câu chuyện Tiên Nữ phụng chỉ hạ phàm thành tự ý lén xuống phàm trần, còn Phó Viên ngoại chủ động đốt khế ước và tặng bạc cho Đổng Vĩnh thành ác bá gian ác xảo quyệt. Chuyện “Hôn nhân với Tiên” hoàn toàn thay đổi diện mạo được đưa các nhân tố thù hận giai cấp, đấu tranh giai cấp vào, trở thành công cụ thao túng của kẻ cầm quyền, thế mà lại trở thành phim ảnh nghệ thuật nổi tiếng khắp trong và ngoài nước.

Đức hiếu có thể cảm động Trời Đất

Đổng Vĩnh “bán mình an táng cha” là một câu chuyện trong những câu chuyện “Nhị thập tứ hiếu” cổ đại. Tương truyền triều Nguyên có một quan văn thu thập biên tập những câu chuyện đạo Hiếu kinh điển ghi chép trong dã sử hoặc truyền miệng từ thời Nghiêu Thuấn đến thời Tống, rồi tập hợp thành sách. Vì câu chuyện trong mỗi thiên đều dùng thơ ngũ ngôn tuyệt cú ngâm vịnh, rất vần điệu, nên từ thời Minh Thanh đến nay đã trở thành sách ngoại khóa trong các trường tư thục, một mặt để trẻ em biết thêm chữ, một mặt cũng là để trẻ em hiểu được “đạo Hiếu” từ nhỏ.

Trong đó có câu chuyện của thi nhân đời Bắc Tống Hoàng Đình Kiên “Rửa bô cho mẹ” rằng: “Thân làm quan hiển quý, thờ mẹ rất tận tâm. Sáng tối tự rửa bô, làm con tròn bổn phận”. Tương truyền, Hoàng Đình Kiên từ nhỏ đã là người con đại hiếu nổi tiếng, thuở nhỏ thường rửa bô cho cha mẹ, sau này làm quan lớn, vẫn kiên trì đích thân rửa bô cho mẹ. Mỹ đức hiếu hạnh của ông đã cảm hóa cả một vùng.

Câu chuyện “Sữa dê cho cha mẹ” kể về Đàm Tử thời kỳ Xuân Thu, là người có thiên tích vô cùng hiếu thuận. Cha mẹ tuổi cao, hai mắt mù, nghe người ta nói uống sữa hươu sẽ khỏi, Đàm Tử liền mượn một tấm áo da hươu, cải trang thành một con hươu rồi vào rừng sâu, ở lẫn vào bầy hươu để lấy sữa hươu. Thợ săn thấy “con hươu” không động đậy, rút tên ra định bắn, Đàm Tử cuống quýt đứng thẳng người lên, bỏ tấm da hươu ra và lớn tiếng kể lại sự tình với những người thợ săn, mới thoát khỏi nguy hiểm bị tên bắn chết. Những thợ săn vô cùng cảm động, bèn tặng ông sữa hươu. Đàm Tử đen sữa hươu về nhà, hai cha mẹ sau khi uống sữa thi mắt sáng trở lại.

Sau này Đàm Tử làm quốc quân nước Đàm, nước Đàm tuy là một nước nhỏ nhưng dưới sự cai quản của ông mà rất nổi tiếng. Đàm Tử trị quốc coi trọng đạo đức, thực thi nhân nghĩa, bách tính trong tâm vui vẻ tín phục, khiến văn hóa đất Đàm phát triển, phong thái người dân thuần hậu, một số điển chương, chế độ đã được lưu truyền lại, có ảnh hưởng rất sâu rộng đối với đời sau. Các đế vương các thời đại đều coi Đàm Tử là hóa thân của Đức, Tài, Uy, Nhã. Sau khi Đàm Tử chết, người đời sau xây miếu Đàm Tử, mộ Đàm Tử để tưởng nhớ ông.

Trong “Nhị thập tứ hiếu” còn có nhiều câu chuyện “Hiếu cảm động Trời Đất” như Đổng Vĩnh. Ví như chuyện “Khóc tre đẻ măng” kể lại chuyện Mạnh Tông đời Tấn, mẫu thân của ông bị bệnh, mùa đông lại muốn ăn măng tre. Không còn cách nào, Mạnh Tông vào rừng ôm tre mà khóc, đã cảm động Thần linh, đột nhiên đất nứt ra, mọc lên măng tre, mẫu thân Mạnh Tông sau khi ăn măng tre thì bệnh khỏi.

Chuyện “Nằm trên băng cầu cá chép” kể về Vương Tường đời Tấn, vì mẹ kế muốn ăn cá chép nên mùa đông băng giá, ông đã nằm trên băng để cầu cá chép. Băng đột nhiên tự tan, hai con cá chép nhảy vọt lên, ông đem về dâng cho mẹ.

Chuyện “Áo bông lau hiếu thuận mẹ” kể về Mẫn Tổn bị mẹ kế ngược đãi. Mẹ kế dùng bông làm áo bông cho 2 con đẻ, và dùng bông lau làm áo bông cho Mẫn Tổn, Sau khi bị phụ thân phát hiện ra, phụ thân muốn đuổi mẹ kế đi, Mẫn Tổn khóc và nói: “Mẹ ở nhà thì chỉ một con lạnh, mẹ ra đi thì cả 3 con cô đơn”. Mẹ kế nghe vậy thì rất cảm động, từ đó hối cải.

Sách “Tập phúc tiêu tai chi đạo” cũng có ghi chép rất nhiều câu chuyện về đức hiếu, như Thôi Miện hiếu thuận với người mẹ mù và được phúc báo. Thôi Miện thiên tính chí hiếu, mẫu thân bị mù hai mắt, Thôi Miện bèn đi khắp nơi tìm thầy trị chữa, kết quả đều không có hiệu quả. Thế là ông bèn ở bên mẫu thân, phụng sự mẫu thân 30 năm, vô cùng cung kính cẩn thận, thậm chí đêm cũng không bỏ mũ cởi y phục, để tiện bất kỳ lúc nào cũng dậy phụng sự mẹ được.

Mỗi khi gặp lễ Tết hoặc phong cảnh thời tiết đẹp, ông nhất định dìu mẫu thân ra ngoại ô dạo chơi, hoặc đi thăm bạn bè thân thích, trò chuyện vui cười với mọi người, khiến mẫu thân quên đi nỗi thống khổ bị mù. Sau này, mẫu thân qua đời, Thôi Miện đối xử tốt với anh chị, giống như yêu thương mẫu thân vậy, để ai ủi linh hồn của mẫu thân trên trời. Sau này Thôi Miện làm quan đến chức Trung thư thị lang, con trai ông là Thôi Hựu Phủ trở thành tể tướng hiền minh, quả thực là thiện ác hữu báo.

“Chân-Thiện-Nhẫn” cải biến con người

Nhìn lại lịch sử huy hoàng, văn minh rực rỡ của Trung Hoa mấy nghìn năm nay, bạn có nghĩ đến là nền tảng của những huy hoàng đó chính là những nguyên tắc làm người, làm việc mà tiền nhân đã phụng sự như “Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”, trung thành, đạo hiếu, hữu ái…

Sau khi Trung Cộng cướp đoạt chính quyền đã phát động Cách mạng Văn hóa, “phá tứ cựu”, phê phán Khổng Tử, phá hủy tinh thần Nho – Phật – Đạo của truyền thống Trung Hoa, nhồi nhét văn hóa Đảng “Giả – Ác – Đấu” làm biến dị nhân tính, thậm chí khiến con người không còn phân biệt được Thiện – Ác. Còn có những “Ngũ mao” trên mạng phê phán hiếu thuận là “ngu trung”, cho rằng là cặn bã của phong kiến, mà không phải là đức hạnh cơ bản của con người. Rất nhiều thế hệ trẻ chưa trải qua thấm nhuần văn hóa truyền thống, cũng là sau khi nuôi con mới biết ơn cha mẹ. Nhưng cũng có rất nhiều thanh thiếu niên lớn nên trong sự cưng chiều cung phụng của cha mẹ, nên chỉ biết đòi hỏi mà không biết báo đáp, tính cách phản nghịch, lạnh nhạt với tình thân, khiến cha mẹ đau lòng.

Đạo đức xã hội tụt dốc nhanh chóng, làm thế nào mới có thể khiến con người tìm lại được lương tri? Chúng ta cùng xem câu chuyện chân thực dưới đây.

Lưu Chí Phong huyện Loan Bình Hà Bắc là ông chủ một nhà máy thực phẩm, từng là người tính tình nóng nảy, công nhân xưa nay không ai dám nói chuyện nhiều với ông. Hàng ngày ông đều ăn uống với những người bạn trong xã hội, việc nhà máy rất ít khi xem xét đến. Đối với người nhà thì càng không để ý, thường cãi nhau với người nhà, đánh mắng vợ là chuyện thường ngày.

Năm 2012, sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, Lưu Chí Phong giống như biến thành một người khác, nói chuyện ngữ khí hòa nhã, đối với ai cũng cười vui vẻ, công nhân gặp ông cũng đã dám đùa vui với ông. Quan trọng nhất là gia đình hòa thuận, đối với vợ cũng đã tốt rồi, cũng bắt đầu quan tâm đến con cái rồi, hơn nữa đặc biệt hiếu kính với cha mẹ. Cha mẹ có 5 người con nhưng chỉ một mình ông phụng dưỡng, và cũng không hề có lời oán trách. Vợ Lưu Chí Phong là Vương Hải Cần thấy chồng sau khi luyện Pháp Luân Công đã biến đổi lớn như thế này, cảm thấy Pháp Luân Công quá tốt, nên cũng bắt đầu học. Từ đó trong nhà trở nên đặc biệt hòa thuận. Nhưng Lưu Chí Phong chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công làm người tốt mà thời gian trước bị tòa án xét xử phi pháp.

Pháp Luân Công là công Pháp thượng thừa của Phật gia, năm 1992 bắt đầu được truyền ra, người tu luyện lên đến gần 100 triệu người, còn nhiều hơn số đảng viên. Tập đoàn Giang Trạch Dân xuất phát từ tật đố, vào ngày 20 tháng 7 năm 1999 đã bắt đầu phát động cuộc trấn áp tàn khốc đối với Pháp Luân Công, rất nhiều học viên Pháp Luân Công tu luyện Chân-Thiện-Nhẫn như Lưu Chí Phong đã bị bức hại.

Đổng Văn Tú 59 tuổi, học viên Pháp Luân Công khu Hương Phường, Cáp Nhĩ Tân, thời gian trước bị tòa án giao thông đường sắt thành phố Cáp Nhĩ Tân xét xử phi pháp, Đổng Văn Tú khiếu nại lên trên. Những người quen biết bà đều biết rõ, trong mắt người nhà, Đổng Văn Tú là người vợ hiền là người mẹ tốt, là người con dâu hiếu thuận. Từ khi kết hôn, bà luôn ở cùng với mẹ chồng. Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, bà càng chăm sóc mẹ chồng chu đáo như mẹ đẻ, việc trong nhà và bên ngoài đều do bà làm. Khi mẹ chồng bệnh nguy kịch đến bệnh viện cấp cứu, bệnh viện chỉ còn lại một chiếc giường rất đắt, các bác sĩ cân nhắc đến tiết kiệm chi phí cho gia đình nên không khuyến cáo nhập viện. Khi mọi người còn đang do dự thì Đổng Văn Tú lại quả quyết nói: “Giường đắt cũng nhập viện, tính mệnh mà không còn thì giữ tiền lại làm gì?” Người nhà gia đình chồng đều rất cảm động.

Hoàng Ái Hoa, học viên Pháp Luân Công thành phố Phổ Ninh thuộc thành phố Yết Dương Quảng Đông, khi chưa tu luyện thì tính cách cương trực mạnh mẽ, mẹ chồng cũng là người rất mạnh mẽ, mẹ chồng con dâu thường xuyên cãi nhau vì những chuyện nhỏ, chồng cô bị kẹt ở giữa, không dám lên tiếng, thường phải tìm hàng xóm hoặc họ hàng để khuyên can. Cô thường oán trách chồng vô dụng, việc trong việc ngoài đều phải do cô lo liệu. Mẹ chồng thường ngày chỉ thương yêu con trai và cháu nội, coi con dâu như người ngoài, cô làm việc còn bị mẹ chồng bới móc. Khi đó Hoàng Ái Hoa cảm thấy sống vừa mệt mỏi vừa oán hận, bệnh tật đầy thân, cuộc sống quả thực thống khổ không nói nên lời.

Năm 1999, Pháp Luân Công hồng truyền đến địa phương của cô, Hoàng Ái Hoa nghe nói luyện công tốt cho sức khỏe, bèn theo luyện. Quả nhiên thân thể cô dần dần trở nên tốt lên, tâm cùng dần dần thay đổi. Hoàng Ái Hoa trước kia oán trách chồng vô dụng, sau khi tu luyện thì trái lại cô lại vui mừng vì may mắn có chồng thật thà thiện lương. Mẹ chồng cố ý gây sự thì cô coi là để cô tu luyện nâng cao tâm tính. Mẹ chồng dẫu đối xử với cô không tốt ra sao thì cô đều nhẫn được, và còn vui vẻ hầu hạ mẹ chồng. Bà cụ bảy năm trước khi lâm chung phải ngồi xe lăn, và cũng rụng hết răng, Hoàng Ái Hoa ngày ngày tận tâm chăm sóc, nuôi cụ vừa béo vừa trắng. Cô thành tâm chăm sóc nên đã cảm hóa được bà cụ, bà cụ cũng dần dần trở lên hiền từ.

Tháng 8 năm nay (2020), Vũ Tần đang học ở trường Trung học Nghệ thuật Điểu Tùng Đài Loan, cùng hơn 100 học viên Pháp Luân Công tham gia “Trại hè thanh niên Pháp Luân Công Đài Loan”, anh cảm thấy thu hoạch được rất nhiều. Anh nói, thuở nhỏ tính tình nóng nảy, thường cãi lại mẹ, sau khi đi học ở Điểu Tùng, biết cần phải hiếu thuận, phải thiện, thông qua không ngừng học Pháp, anh không còn đối đầu với mẹ nữa, mà rất hòa ái.

'参加青年营的法轮功学员在打坐炼功'
Ảnh: Các học viên Pháp Luân Công tham gia trại hè đang đả tọa luyện công

Khoa học đã chứng minh, đả tọa có thể khiến con người bình tĩnh. Pháp Luân Công dạy con người tu luyện chiểu theo Pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ, gặp sự việc thì hướng nội tìm chứ không chỉ trích người khác, dạy con người “đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu”, làm một người tốt có ích cho gia đình và xã hội. Con người chỉ khi trở về với bản tính Chân-Thiện-Nhẫn thì mới có thể trở về với lý tính, bình tĩnh và hòa ái mà con người cần phải có.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/10/4/413349.html

Đăng ngày 27-10-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share