Bài viết của Arnaud H.

[MINH HUỆ 11-09-2020] Thời Phục hưng Văn nghệ rực rỡ huy hoàng có thể nói là một thời kỳ quan trọng nhất trong lịch sử nghệ thuật phương Tây, nó có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài, giống như âm điệu nhạc chuông Đại lữ trang nghiêm chính đại trong một chương lịch sử, chấn động thời xưa soi sáng thời nay. Nền mỹ thuật trong nền văn minh nhân loại lần này, vào thời kỳ Phục hưng Văn nghệ đã tiến đến độ chín, đồng thời có ảnh hưởng trực tiếp đến nền nghệ thuật phương Tây trong 200 năm sau đó. Nhưng nhìn từ góc độ lịch sử thì 200 năm sau thời kỳ Phục hưng Văn nghệ lại là giai đoạn mà các loại nhân tố tương sinh tương khắc xung đột kịch liệt mà lại rất vi diệu, sự cân bằng âm dương từng bước bị phá vỡ, các nhân tố có liên quan đến rất nhiều và phức tạp, phạm vi đằng sau của nó rất sâu xa, nó không phải là điều mà người viết có thể nói được rõ qua một vài bài viết được. Vì vậy, loạt bài viết này chỉ là lý giải nông cạn của cá nhân, đàm luận đơn giản từ vài phương diện về tình hình đại thể của nền mỹ thuật phương Tây, và một chút gợi mở cho mọi người về giai đoạn lịch sử này.

Tiếp theo Phần 2

Sự lan tràn của tư tưởng khoa học và sự suy yếu của tín ngưỡng tôn giáo

Sở dĩ phải nói một chút về khoa học là bởi vì trong lịch sử mỹ thuật, bất kể là phát minh chất liệu màu mới, sử dụng dung dịch pha màu, hay là sự cách tân lý luận nghệ thuật, hoặc sự thay đổi chủ đề mỹ thuật đều có liên quan đến khoa học. Trong một thời kỳ rất dài trong lịch sử, sự phát triển của khoa học luôn ở trong tình trạng đình trệ. Bởi vì trong đầu não người xưa phổ biến là không thúc đẩy ý thức phát triển khoa học, cho dù có thì cũng giới hạn trong thiểu số cực ít người, điều này đã tạo thành thế giới vật chất đương thời không tồn tại hoàn cảnh nghiên cứu khoa học giống như ngày nay. Trong những niên đại hòa bình, đại đa số cuộc sống thường nhật của mọi người là sống yên bình, làm các công việc truyền thống và đến giáo đường trau dồi tín ngưỡng…, hoàn toàn không liên quan đến khoa học hiện đại. Nhưng sau khi cải cách tôn giáo, rất nhiều sự tình đã phát sinh những biến đổi.

Tân giáo về giáo lý không theo Tòa Thánh, nhấn mạnh mối quan hệ trực tiếp giữa cá thể và Thượng Đế, do đó tự nhiên hy vọng các tín đồ đều có năng lực tự đọc hiểu Kinh Thánh mà không thông qua các giáo sĩ giảng giải truyền thụ. Nhưng vào thế kỷ 16, các quốc gia châu Âu khắp nơi mù chữ và cũng không có nhiều người có khả năng đọc sách. Vì vậy các quốc gia Tân giáo bắt đầu bắt tay vào giáo dục, dốc sức nâng cao tỷ lệ biết chữ trong dân chúng để họ có thể đọc hiểu Kinh Thánh.

Tỷ lệ quốc dân biết chữ và trình độ văn hóa phổ biến nâng cao đã tạo ra càng nhiều trí thức, mà trong những người này lại có rất nhiều tín đồ thành tín truy cầu tìm kiếm những bí ẩn huyền bí của thiên nhiên, từ đó chứng minh với thế nhân sự sáng tạo của Thần là vĩ đại nhường nào. Thực ra, thái độ hướng ngoại cầu này đã hoàn toàn không giống với nguyên tắc tu nội của Cơ Đốc giáo nguyên thủy, nhưng nó lại dần dần hình thành một trào lưu tư tưởng. Các thế hệ các nhà khoa học vì thế đã nỗ lực không mệt mỏi thúc đẩy khoa học phát triển nhanh chóng.

Trình độ tri thức của dân chúng Tân giáo phổ biến nâng cao tự nhiên khiến Thiên Chúa giáo cảm thấy áp lực gấp bội. Nếu nơi nào cũng có thể thấy những trí thức Tân giáo thao thao bất tuyệt luận thuật Tân giáo xuất sắc như thế nào, thế thì Thiên Chúa giáo làm sao không bị ở thế yếu trên phương diện cuốn hút tín đồ? Thế là dưới ý chỉ của giới chức cao cấp của Thiên Chúa giáo, Hội Chúa Giê-su (Society of Jesus) thành lập vào thế kỷ 16 để đối phó với việc cải cách tôn giáo đã phát huy tác dụng, cũng bắt đầu dốc sức mở trường học, bồi dưỡng những giáo sĩ trung thành với Giáo hội và những trí thức của thế lực Thiên Chúa giáo. Những hành động này cũng đã thúc đẩy sự phát triển của khoa học.

Khi tín ngưỡng ở trạng thái khá thuần chính, bản thân sự phát triển khoa học chưa chắc đã phá hoại tín ngưỡng. Như mọi người đã biết, rất nhiều nhà khoa học lớn nổi tiếng trong lịch sử đều là những tín đồ tôn giáo thành tín, họ hoàn toàn không vì có tri thức khoa học phong phú mà không còn tín Thần nữa. Nhưng khi tín ngưỡng đã bất thuần thì hễ có nhân tố khác trộn lẫn vào thì có thể sẽ tạo thành thêm một bước phá hoại tín ngưỡng. Cùng với sự phát triển của lịch sử, càng ngày càng nhiều kết quả thí nghiệm khoa học được công bố và đăng tải khiến mọi người càng muốn tin vào những thứ tận mắt chứng kiến. Điều này dẫn đến tín ngưỡng chân chính của con người dần dần bị khoa học thay thế, còn tôn giáo thì dần dần bị coi là một loại văn minh nhân loại, là thứ trong khái niệm xã hội học.

Sự thay đổi của nhân tâm và sự suy yếu của tôn giáo cùng với bản thân giáo nghĩa tôn giáo cũng có mối quan hệ trực tiếp. Từ chi tiết có thể phát hiện ra rất nhiều điều mà các nghiên cứu khoa học đương thời lật đổ không phải là tư tưởng trung tâm của Cơ Đốc giáo, mà là những lý luận Thần học phát triển ra trong lịch sử. Lấy ví dụ, trong Thần học Cơ Đốc giáo có không ít lý luận của Aristotle. Khi ở trên tháp nghiêng Pisa đồng thời ném xuống 2 quả cầu trọng lượng khác nhau thì đồng thời tiếp đất, sự thực này đã lật đổ lý luận của Aristotle rằng vật thể có trọng lượng khác nhau thì tốc độ rơi cũng khác nhau, và đã gây ra một số người hoài nghi đối với Thần học, từ đó tiến thêm đến bước chất vấn Thần có tồn tại hay không.

Nhưng những người có chút hiểu biết về lịch sử đều biết rằng, Aristotle không phải là tín đồ Cơ Đốc giáo, ông là nhân vật sống vào thời đại năm 384 TCN – 322 TCN. Sau khi ông qua đời trên 300 năm thì Chúa Giê-su mới giáng sinh, và sau khi Chúa Giê-su qua đời thì các môn đồ mới kiến lập Cơ Đốc giáo. Lý luận của Aristotle là các giáo sĩ thời kỳ đầu đã kết hợp luận chứng triết học cổ Hy Lạp với tính hợp lý của giáo nghĩa Cơ Đốc, được đưa vào trong hệ thống lý luận Cơ Đốc giáo. Nói một cách nghiêm khắc, nó là thứ thuộc về ngoại lai, đã phá hoại sự thuần túy vốn có của giáo nghĩa tôn giáo. Những tư tưởng ngoại lai này trong thời kỳ Phục hưng Văn nghệ đã hiển lộ những tệ nạn của nó trong tôn giáo. Cùng với sự phát triển của thời đại thì tác dụng phụ này cũng càng ngày càng rõ rệt.

Tương ứng với nó còn có một số người phủ định Kinh Thánh. Mọi người đều biết là Kinh Thánh không phải là bút tích của Giê-hô-va, và cũng không phải của Giê-su trước tác, mà là người đời sau ghi chép. Trong quá trình lưu truyền, chuyển thuật, hồi ức, ghi chép và phiên dịch thì có rất nhiều khả năng xuất hiện nhiều sai sót khác biệt, hơn nữa con người cũng khó mà lý giải được nội hàm chân chính mà các Giác Giả ở tầng thứ cao đã giảng, vì vậy trong quá trình sao chép có thể xuất hiện những sai lệch về ngữ nghĩa, thậm chí có tình trạng râu ông nọ cắm cằm bà kia. Ví như “Trời” mà các Giác Giả nói hoàn toàn không phải là khái niệm cùng tầng diện của “Bầu trời” mà các nhà khoa học nghiên cứu. Nhưng vốn trí tuệ thấp của con người về logic hẹp hòi là nếu không phải thế này tức là thế kia, dần dần khoa học và Thần học trở nên đối lập. Khoa học khó mà chứng minh được sự tồn tại của Thần, còn trong tiềm ý thức của mọi người thì dễ bị ngộ nhận là khoa học chứng minh Thần không tồn tại. Cộng thêm rất nhiều giáo sĩ càng ngày càng hủ bại và tác oai tác quái khiến người ta chán ghét, từ đó thúc đẩy sự lan tràn của tư duy lý tính kiểu chủ nghĩa duy vật.

Triết học tự nhiên trong lý luận của Aristotle (Natural philosophy) vào thời Trung cổ bám vào Thần học Cơ Đốc giáo, xuất hiện trước mọi người với diện mạo Thần học tự nhiên (Natural theology), dưới sự ủng hộ của Giáo hội Thiên Chúa giáo nhất quán theo đuổi truyền thống học thuật, Thần học tự nhiên đã phát triển lớn mạnh. Đương nhiên, trong quá trình này cũng có người phản đối Aristotle, nói rằng ông ta là tín đồ dị giáo. Nhưng bất kể là loại học vấn này được đội mũ “Aristotle” hay là một cái tên tùy ý khác thì tinh thần của nó đã sớm như một cây dây leo không ngừng sinh trưởng lan ra.

Khoa học thời kỳ đầu ở các nước trên thế giới đều không phải thuộc về khoa học độc lập, mà là sự kết hợp của các nhân tố như Thần học, Thần bí học, tín ngưỡng… hợp thành nhất thể. Ví như thiên văn học có nguồn gốc từ lý luận tinh tượng và thuật chiêm tinh viễn cổ; hóa học thoát thai từ thuật luyện kim v.v. Trong quá trình kho học phát triển ẩn, thuật luyện kim và chiêm tinh của các khu vực Arab đã phát triển cao độ, cũng được truyền vào châu Âu, đồng thời trộn lẫn một bộ phận những lý luận tôn giáo trong thế giới Hồi giáo, từ đó càng lặng lẽ cải biến Cơ Đốc giáo. Nhìn có vẻ như tri thức khoa học sau này đã thay thế triết học tự nhiên của Aristotle, nhưng con đường của nghiên cứu khoa học lại là từ trong tôn giáo từng bước phát triển nên.

Sau khi cải cách tôn giáo, Tân giáo chủ trương lý luận “tín đồ đều là thầy tu” càng khiến không ít các nhà khoa học Tân giáo coi nghiên cứu khoa học tự nhiên là những hoạt động của thầy tu tìm kiếm Thượng Đế tạo ra vạn vật, thậm chí vào thế kỷ 17 còn hình thành phong trào triết học. Thế là dưới sự tài trợ các phương diện của một số đoàn thể bí mật, khoa học tự nhiên ban đầu đã từng bước thoát thai thành vật lý học ngày nay, khoa học hoàn toàn độc lập với Thần học, đồng thời còn đạp lên trên Thần học.

Các hành vi các phương diện của thế lực tôn giáo cũng trở thành chất xúc tác cho sự chuyển biến tín ngưỡng này. Khi Copernicus phát biểu thuyết nhật tâm năm 1543, đã thách thức thuyết địa tâm của Thần học, Giáo hội đã lựa chọn thái độ khoan dung. Giáo hội La Mã trong thế kỷ 17 không hề ra lệnh cấm trước tác của Copernicus. Sau đó đến Galilei viết sách ra học thuyết thì thái độ của Giáo hội đã hoàn toàn thay đổi rồi. Không giống như Bruno bị thiêu chết, thực ra đây là vụ án hoàn toàn không liên quan đến khoa học, Galilei vào năm 1633 đã bị Giáo hội phán xử giam lỏng chung thân, nó có liên quan đến thuyết nhật tâm mà ông ủng hộ. Không ít các văn bản khoa học liên quan vào đầu thế kỷ 17 cũng bị liệt vào “danh mục sách cấm” (Index Librorum Prohibitorum), nghiêm cấm in ấn, nhập khẩu và tiêu thụ.

Phương thức dùng bạo lực bóp chết này thực sự là trên bề mặt đã duy hộ sự uy nghiêm của Giáo hội, nhưng vào thời đại tư tưởng dân chúng dần dần sôi động thì sẽ dẫn đến dần dần mất lòng người. Tín ngưỡng tôn giáo được kiến lập trên cơ sở con người thực tâm tín phụng, một khi lòng người đã không tin tôn giáo nữa thì chỉ là khuất phục vũ lực mà Giáo hội nắm giữ, buộc phải trái với lòng mình mà phục tùng Giáo hội, thì tôn giáo không còn tác dụng dẫn dắt nhân tâm như nó vốn có ban đầu nữa, tình thế này ắt sẽ dẫn đến sự suy bại của tôn giáo về thực chất. Nhìn từ góc độ thành trụ hoại diệt, âm dương chính phụ thì tất cả đều đang phát triển về hướng phụ diện.

Sự tăng trưởng các nhân tố phụ diện từ tầng diện vật chất cũng có thể thể hiện ra. Do sự phát triển của khoa học, việc phát minh ra súng hỏa mai và súng kíp đã dẫn đến trang phục bảo vệ tốt nhất thời chiến tranh lạnh trong lịch sử nhân loại lần này là mũ áo giáp buộc phải dần vứt bỏ. Từ đó sức mạnh hủy diệt càng ngày càng vượt qua sức mạnh phòng hộ, nhân loại càng ngày càng bước đến hướng hoại diệt rõ rệt.

Còn trong lĩnh vực tư tưởng, sự xuất hiện của Phong trào Khai sáng (The Enlightenment) càng phá vỡ sự cân bằng giữa chính và phụ này trong xã hội trước đó. Với việc lấy sự phát triển khoa học thực chứng làm nền tảng lý luận, những người theo chủ nghĩa Khai sáng tôn sùng tư duy lý tính kiểu chủ nghĩa duy vật bằng tư duy biện luận logic sắc bén và nhanh nhạy của họ đã đả thương quyền uy tôn giáo trong trạng thái không ngừng suy yếu. Nếu nói sự xuất hiện của “Thần luận tự nhiên” (Deism) ở thế kỷ 17 mang khuynh hướng chủ nghĩa duy vật đã khiến cho giới tôn giáo đương thời phải kêu lớn “dị đoan”, thế thì lý luận hóa và hệ thống hóa của thuyết vô Thần càng khiến các phái tôn giáo lớn giận dữ khôn nguôi. Nhưng các thế lực đối địch khi đó đang ẩn mình như Hội cộng tế (Freemasonry), Hội quang minh (Illuminati – cũng được gọi là Quang chiếu bang), Satan giáo (Satanism) và chủ nghĩa Lucifer (Luciferianism) cũng đã lớn mạnh, tôn giáo truyền thống đã không còn năng lực chế ngự tư tưởng đại chúng trong lĩnh vực ý thức nữa. Rất nhiều giáo sĩ bản thân đức hạnh không đủ, sức cảm hóa đạo đức không đủ nên không thể nào khiến người ta tâm phục. Trái lại, còn dẫn đến rất nhiều người phản đối dựa vào đó phát huy, công kích tôn giáo. Ví như Voltare từ nhỏ học trong Hội Chúa Giê-su, sau khi trưởng thành không những không trung thành với Giáo hội, trái lại còn cả đời dựa vào thóa mạ Cơ Đốc giáo mà mặc sức tung hoành trong xã hội thượng lưu, được cả danh và lợi, thậm chí sau khi chết còn được lưu danh sử sách.

Cùng với tư tưởng phản Thần, phản truyền thống càng ngày càng lan truyền rộng, đạo đức con người trong khi vô tri vô giác đã bị phá hoại. Chủ nghĩa Khai sáng tâng bốc tự do cá nhân và lý tính khoa học, bộ phận tự tư tự lợi trong nhân tính liền bùng nổ. Con người không tín Thần thì sẽ không có bất kỳ sự ước thúc tư tưởng nào, chạy theo ham dục, xâm hại người khác cũng không e dè gì. Sự phát hành “Bách khoa toàn thư” (Encyclopédie) trong phong trào Khai sáng càng lấy chiêu bài phổ cập khoa học để bình luận thời sự chính trị, trong từ ngữ đã cài cắm lượng lớn quan điểm phản tôn giáo hoặc tuyên truyền chính trị bằng thủ đoạn phản khách vi chủ. Còn sự giải thích đối với trời đất vạn vật thì cũng là dựa vào trình độ khoa học thấp kém đương thời, đại đa số dùng thuyết vô Thần hoặc duy vật làm tôn chỉ để đặt định nghĩa tùy tiện. Tuy sai sót rất nhiều nhưng nó lại đặt định ra toàn bộ mô thức tư duy của nhân loại hiện đại.

Phong trào Khai sáng là một lần tẩy não lớn nhắm vào những người có tư tưởng truyền thống bình thường đương thời, nó mong muốn dựa vào tri thức khoa học thực chứng và quan điểm của thuyết vô Thần để thay thế tín ngưỡng tôn giáo trên hình thái ý thức, tạo nền tảng để lật đổ trật tự xã hội truyền thống. Dụng ý của nó là thông qua tuyên truyền tẩy não tiêu diệt chính tín của con người, đồng thời một loạt các cuộc cách mạng giết người quy mô lớn mắt đầu được hoạch định từ cuối thế kỷ 18 đã cung cấp sự trợ giúp lý luận. (Chi tiết xem “Công xã Paris lần thứ nhất và mỹ thuật chủ nghĩa tân cổ điển (3)”)

(Còn tiếp)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/9/11/解读文艺复兴之后两百年间的美术(3)-411516.html

Đăng ngày 05-10-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share