Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc Đại Lục
[MINH HUỆ 18-10-2020] Sáng sớm hôm nay, trong não tôi đột nhiên xuất hiện câu Pháp này của Sư phụ: “Tố đáo thị tu” (Thực Tu, Hồng Ngâm). Tôi biết đây là sự điểm hóa của Sư phụ, khiến tôi ngay lập tức ngộ ra được nhiều điều, tôi viết ra thể ngộ của mình để chia sẻ cùng các đồng tu.
Sư phụ giảng:
“Học Pháp đắc Pháp
Tỉ học tỉ tu
Sự sự đối chiếu
Tố đáo thị tu” (Thực Tu, Hồng Ngâm)
Dịch nghĩa:
“Học Pháp được Pháp
So sánh việc học việc tu với nhau
Mọi việc cứ thế mà đối chiếu
Làm đến thế tức là tu” (Tu thật sự)
Cá nhân tôi ngộ rằng, Sư phụ giảng “Tố đáo thị tu”, vậy nếu không làm được đến mức độ ấy thì sao? Chẳng bằng như không tu là gì? Như vậy mình đã thật sự làm được bao nhiêu trong tu luyện của bản thân? Ví dụ, là một người tu luyện Đại Pháp mà nói, thì học Pháp và luyện công là điều căn bản nhất mỗi ngày, vậy liệu bản thân có hoàn thành được việc duy trì số lượng và chất lượng hay chưa? Rất nhiều khi còn trả giá, chỉ có thể nói rằng đã đạt được bao nhiêu phần trăm mà thôi, thế thì coi như chưa đạt tiêu chuẩn ở phần ấy rồi, chẳng khác nào là chưa tu phải không?
Nếu trong tu luyện chỉ dừng lại ở nhận thức và ngộ dựa trên suy nghĩ, nhưng ngộ được mà làm không được, liệu có thể nói đó là tu không? Rõ ràng là không có thực tu.
Ngộ được nhưng làm không được, chỉ dừng lại ở suy nghĩ, không có dùng hành động thực tế để chứng thực thể ngộ của bản thân, như vậy cũng không thể coi đó là tu luyện được. Chỉ có thực sự làm được thì mới tính là tu, mới thật sự đồng hóa với Pháp. Hơn nữa những việc căn bản nhất như học Pháp và luyện công thì không cần phải ngộ, mà Sư phụ yêu cầu chúng ta hiển nhiên phải làm được một cách vững chắc và tốt đẹp nhất.
Vậy vì sao lại không thể làm tốt được nhỉ? Đầu tiên vì tính lười biếng, đây là điều mà người tu luyện nhất định phải khắc phục; thứ hai chính là không có nhận thức ra được.
Chúng ta là người tu luyện, ai ai cũng muốn tinh tấn thực tu, nhưng trên thực tế lại đi trả giá tới lui ở phương diện “làm được mới là tu, mới có thể đồng hóa với Pháp”, then chốt cũng bởi không nhận thức ra được nên mới có suy nghĩ giằng co như thế.
Sư phụ giảng:
“Trong vũ trụ có [Pháp] lý: rằng ai mất thì được, ai luyện công thì đắc công.” (Bài giảng thứ tám, Chuyển Pháp Luân)
Nếu người tu luyện chúng ta không đặt tu luyện vào đúng vị trí vốn có của nó, cũng bằng như không có trách nhiệm với tu luyện của bản thân, thật sự là tổn thất không hề nhỏ trong tu luyện. Tu luyện lâu ngần ấy, làm được bao nhiêu, hay không làm được bao nhiêu, lãng phí bao nhiêu thời gian, nhìn thì có vẻ như đang tu luyện, nhưng thực tế không có chân chính thực tu.
Đệ tử Đại Pháp chúng ta hiện đang trong thời kỳ trợ Sư chính Pháp, tu luyện cá nhân và Chính Pháp của Sư phụ đều có quan hệ liên đới với nhau, cho dù là tu tốt bản thân, phát chính niệm, hay cứu độ chúng sinh, thì đều là đang trợ Sư chính Pháp, đều đang chứng thực Pháp. Vì vậy, đối với ba việc mà Sư phụ yêu cầu, nếu chúng ta đều làm được, làm tốt và làm một cách hết sức thiết thực, thì ý nghĩa ấy to lớn biết nhường nào.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/10/18/浅悟“做到是修”-413886.html
Đăng ngày 19-10-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.