Bài của Minh Lan (bút danh)
[MINH HUỆ, 30-10-2010] Tôi là đệ tử Đại Pháp tu luyện Pháp Luân Công trước cuộc bức hại “20-7-1999”, được lợi rất nhiều từ trong Đại Pháp.
1. Vứt bỏ “tình”, cứu độ người nhà
Tôi làm tài liệu giảng chân tướng đã hơn 7 năm rồi, người nhà đều ủng hộ, chồng còn giúp viết biểu ngữ không keo, câu đối v.v.. Vài năm nay, con cái đột nhiên chống lại, thái độ khác thường, phản đối tôi làm “3 việc”, nói tôi 10 năm trồng kê 8 năm ăn trấu tệ vậy, đổ lỗi tất cả ma nạn trong nhà là vì tôi tu luyện Pháp Luân Công, con trai nói người trong đơn vị chế nhạo nó: Mẹ cậu ngu muội quá, bị bệnh tâm thần v.v… Tôi kiên nhẫn giải thích: Mẹ sai thì mẹ sửa chữa, dù sao cũng không được phép bôi nhọ Pháp Luân Đại Pháp. Trong tâm tôi rất rối, liền học thuộc lòng Pháp Sư Tôn giảng:
“Trong đơn vị công tác, hoặc ngoài xã hội, có người có thể nói chư vị xấu, nhưng chư vị không nhất định đúng là xấu; có người nói chư vị tốt, chư vị lại cũng không nhất định đúng là tốt.” (<<Chuyển Pháp Luân>>).
Tôi dựa theo tiêu chuẩn Chân, Thiện, Nhẫn làm người tốt, khi sai, phát sinh mâu thuẫn phải hướng nội tìm, không thể chỉ tìm nguyên nhân bên ngoài; hiện tượng bề ngoài như có mấy điểm làm tài liệu bị phá hoại, có một số đồng tu bị bắt, đơn vị tuyên bố luyện Pháp Luân Công sẽ bị đuổi v.v.., kỳ thật nhằm vào những tâm này mà tới: Tôi không thực sự buông bỏ “tình”, mức độ giảng chân tướng chưa đủ, chung quy cho rằng người nhà là người thân, đã biết được chân tướng rồi, không giảng chân tướng rõ ràng giống như những người thế nhân.
Sư Tôn đã giảng trong <<Chuyển Pháp Luân>>:
“Người ta nếu nhảy ra khỏi cái ‘tình’ này, thì không ai động chư vị được, tâm người thường không lay động chư vị được; thay vào đó là ‘từ bi’, vốn là điều cao thượng hơn.“
Từ trên Pháp tôi đã cởi được sự rối bời, rất nhiều vấn đề nghĩ không thông thì tìm được câu trả lời trong Đại Pháp, như: Từ nhỏ đến thì con gái không nghiêm khắc yêu cầu bản thân, họ luôn luôn tùy ý tiêu tiền của tôi; bình thường như bề trên lớn tiếng giáo huấn tôi v.v.. Tôi rất bận, tốn thời gian mua vật liệu, giúp đồng tu giải quyết một số vướng mắc, có khi đến thăm không ăn cơm, bản thân không hề một câu oán thán, nhưng người nhà không hiểu. Họ nói tôi như người gần 70 tuổi rồi, số thật là khổ.
Tôi bảo họ, trước khi tu luyện tôi thật sự khổ: Cha là sĩ quan quốc dân đảng, chiến tranh kháng Nhật bắt đầu thì bệnh mà chết, để lại đất đai ít ỏi cho hơn 10 người già trẻ duy trì cuộc sống. Sau khi ĐCSTQ cướp đoạt chính quyền, nhiều lần vận động chính trị, cuộc sống các gia đình không dễ chịu, khi 10 tuổi thì tôi phải kiếm học phí cho mình, cùng với mẹ tôi trèo đèo lội suối, một ngày đi bộ 40-50 km đường đến mỏ than để bán giày và tất thủ công của chúng tôi làm. Để gắng thể hiện mình, đại luyện kiên cường, trồng rau vườn, làm việc thêm, tôi dốc sức làm việc, từ nhỏ thiếu máu, vóc người nhỏ gầy của tôi tranh hơn kém với các bạn học nam, để lên đại học, điều mà họ gọi là “Trọng ở sự thể hiện”. Trên bằng tốt nghiệp, thành tích học tập ngoại trừ ngữ văn là 4 điểm, còn lại tất cả đều là 5 điểm, hơn nữa là cán bộ lớp, thầy cô giáo đều yêu mến tôi. Nhưng khi thi Đại học bị trượt, sau này hiểu rõ rồi. Cả đời dốc sức thể hiện, toàn thân bị bệnh. Sau khi tôi tu luyện Đại Pháp mấy ngày thì ném đi cái ấm sắc thuốc, tư tưởng liên tục thăng hoa, tính khí cũng thay đổi tốt lên, vui với việc giúp đỡ người khác v.v… Nếu không tu luyện Pháp Luân Đại Pháp thì tôi đã sớm không còn trên thế gian. Tôi là người hạnh phúc nhất trên thế giới, tôi không phải làm việc vì Sư Tôn, là làm vì bản thân.
2. Nhìn vào những chỗ tốt của đồng tu
Tại người thường tôi là người phụ nữ mạnh mẽ, ở đâu cũng tranh giành hạng nhất, trong quan niệm coi thường người khác so với mình. Sau khi tu luyện có lúc phản ánh ra. Ví dụ như, đồng tu A thường xuyên không giữ đúng thời gian hẹp gặp. Khi tôi sắp tức giận, tôi sẽ nhớ tới những chỗ tốt của anh, gió mưa không thể ngăn cản anh giảng chân tướng và khuyến khích “tam thoái”, bước nhanh trên đường như bay, tôi cùng anh tới vùng nông thôn phát tài liệu chân tướng, treo biểu ngữ, treo câu đối v.v.. thoáng chốc trong lòng tôi ấm ấp.
Đồng tu B kêu tôi là nên ít để ý vào việc vụn vặt, hãy dành nhiều thời gian học Pháp, không nên như “trợ lý” của tâm. Học Pháp nhiều khẳng định là tốt. Lúc ấy tâm tôi bất bình, hướng sang đồng tu khác nói: Mục đích học Pháp là gì? Ai “trợ lý” tâm người khác thì biết ngay rồi đấy, đồng tu nào không làm kĩ thuật thì sẽ không bận thế này. Qua mấy ngày, tôi càng lúc càng thấy mình sai, đồng tu có lòng tốt, quan tâm tôi. Mặc dù anh cũng có chỗ chưa tốt, nhưng hoàn cảnh tàn khốc thế này mà làm được rất nhiều việc chứng thực Pháp như thế. Thế là tôi hướng sang mấy đồng tu nói: Tôi đã sai rồi, anh nói đúng.
Đồng tu C quản lý tiền bạc, thường quản rất chặt. Có mấy đồng tu có ý kiến, nói thà rằng bỏ tiền túi cũng không lấy. Tôi cũng có cùng cảm xúc, có khi nói vài câu. Tôi đã học Pháp giảng của Sư Tôn trong “Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010”:
“Phải rồi, nhiều học viên ấy, chư vị bảo họ kiếm tiền thì họ không, nhưng tiêu tiền lại thuận tay lắm, (mọi người cười) bao nhiêu tiền cũng dám tiêu, tiêu pha thuận tay phi thường, bất kể hậu quả, không nghĩ xem tiền ấy là từ đâu mà có, cũng chẳng quan tâm rằng chư vị rồi sau này thế nào, không có cái tâm trách nhiệm. Cách làm ấy, cả Thần cũng phẫn nộ mà nhìn những người như thế. Hoang phí tài nguyên của đệ tử Đại Pháp là tương đương với can nhiễu phá hoại Đại Pháp. Tài nguyên chỉ có bấy nhiêu, chư vị tiêu hết rồi, thật sự có thể cứu người thì không còn nữa.“
Tôi hoát nhiên sáng tỏ thông suốt, ô đồng tu nhiều điểm tốt đấy, tôi còn có lời nói sau lưng, quá sai rồi.
Đồng tu D bảo tôi dạy anh làm tài liệu, tôi dạy anh từng bước từng bước, liên tiếp mấy lần đều không thể làm được. Tôi và một đồng tu khác lên tiếng về việc này: “Tôi học máy tính, đánh máy và in ấn, đồng tu giảng một lần rất nhanh, sau đó đều là tự mình mõ mẫm. Ngốc như thế này, dạy như thế nào đây!” Bây giờ hối hận không dứt, tâm hiển thị rất mạnh, cho rằng mình phản ứng nhanh, người khác không bằng mình. Tôi hướng sang đồng tu kia thừa nhận lúc ấy sai. Kỳ thật đồng tu D các phương diện đều làm tốt.
3. Hạn chế tiểu tiết
“Người theo thiên mệnh hành sự cõi này và cõi trên. Bằng uy đức và từ tâm, người đem đến lý tưởng cao quý đồng thời theo sát cả những điểm chi tiết. Bằng tri kiến rộng lớn về luật và nguyên lý, người có thể giải trừ mọi mối nghi. Bằng cống hiến cho xã hội và cứu rỗi nhân loại, người gây dựng công trạng của mình một cách tự nhiên.” (<<Tinh tấn yếu chỉ I>>(Bậc Thánh))
Sư Tôn đã giảng đoạn Pháp lý này, thời khắc tôi nhớ kỹ và đối chiếu bản thân. Khi đọc sách thì nuôi thành thói quen, mỗi ngày học bài công giống như cuốn phim chiếu lại vậy. Bây giờ tôi hay dùng Đại Pháp để cân nhắc từng ý nghĩ của mình. Học Pháp nhóm nhỏ có đồng tu cho rằng nếu đọc xong một lượt xem như không đề cao được. Tôi cho là dựa theo bài (<Thực tu><<Hồng Ngâm>>) mà làm thì sẽ đề cao:
“Học Pháp đắc Pháp
Tỉ học tỉ tu
Sự sự đối chiếu
Làm được là tu“
Tôi nêu mấy ví dụ nói một chút.
Bởi vì có tâm cầu an nhàn, khi học Pháp tôi thường ngồi chỗ tấm tựa, có khi khòm lưng, mùa đông còn dùng chăn phủ, đi đường cong lưng, tạo thành ấn tượng không tốt cho người khác. Những năm gần đây, tôi thường xuyên nhớ kỹ lời Sư Tôn giảng trong khẩu quyết luyện công: “Thân thể bảo trì chính trực”, học Pháp ngồi xếp bằng song bàn hoặc xếp bằng đơn bàn, lưng thẳng đứng, đi đường ngực ngay bụng thu vào. Khi mới đắc Pháp thì đeo kính lão góc 300 độ, gần 2 năm lại đeo kính lên, một đồng tu nói: Ô chị không nên đeo kính mà, nào có vị Thần đeo kính. Tôi lại không đeo kính, học Pháp, làm tài liệu như thường. Có đồng tu tai nghễnh ngãng, bản thân phải kiên nhẫn mới có thể nghe thấy, Thần làm sao tai nghễng ngãng nhỉ? Ôi ý nghĩ sai thì hỏng hết!
Khi làm người thường, lời nói của tôi mang theo “đao kiếm”, sau khi tu luyện nghĩ đến mình là môn đồ Đại Pháp đang bước trên con đường thành Thần, không thể nói những lời thô tục. Nhưng tôi thường nghe được có đồng tu nói tục, tôi nhắc nhở đồng tu phải giống như một vị Thần.
Đi chợ mua thức ăn, không ép giá giống như trước kia, chọn đi chọn lại. Nông dân làm việc cực nhọc vất vả, chúng tôi còn phải đi giảng chân tướng, khuyến khích “tam thoái”, phải giống như dáng của một đệ tử Đại Pháp, quần áo phải gọn gàng sạch sẽ, nói chuyện không nên bắn nước bọt tung tóe khắp nơi, miệng cách xa người khác một chút, người ta mới dễ dàng tiếp nhận.
Khi làm người thường, vốn là từ “đại ca” nhỏ nhỏ vùng sông nước. Một môn đồ Đại Pháp nhất thiết không được phép làm như vậy, đã chiếm tiện nghi phải tổn Đức, rất khó tăng tầng thứ, sẽ bị rớt xuống. Thật sự như nhặt được hạt vừng mất đi dưa hấu.
Bình thường tôi vốn không xem truyền hình của người thường, trong truyền hình truyền bá văn hóa đảng, xem xong chúng ngấm và biến đổi ngầm ở trong đầu não sẽ ngộ độc và hại người. Người thường ở trong thùng thuốc nhuộm lớn có thể không nhiễm những thứ này không? Chúng ta học Pháp thì từng chút từng chút quan niệm cũ sẽ tan chảy đi, làm sao có thể nhiễm vào.
Ngày trước giữ lại nhiều thứ tốt cho mình dùng, bây giờ những thứ mới và còn dùng tốt thì đổi cho đồng tu, mình thì sửa chữa đỗ cũ để dùng.
Chúng tôi làm tài liệu phải tải từ trên Internet xuống, môn đồ Đại Pháp không thể dùng “thẻ ăn cắp” mà người thường cho là phi pháp để lên Internet. Không nên sợ tốn tiền lên Internet hoặc mua không thẻ trực tuyến.
Còn có rất nhiều việc nhỏ, đây là nhận thức của tôi, có điều gì không đúng, kính mời đồng tu góp ý.
4. Tu khẩu
Tại phương diện tu khẩu này tôi làm không tốt, dẫn đến ma nạn trùng điệp. Ví như có đồng tu hỏi tôi làm việc gì đấy, thì tôi nói đến chỗ nào đó để làm gì đó, chỗ này một là không phải tu khẩu, hai là tâm hiển thị: Tôi có nhiều tài, tôi có thể làm việc này việc kia.
Ở chỗ làm tài liệu chúng tôi lần lượt bị tà ác phá hoại, ngoài lý do điểm làm tài liệu đồng tu để lộ ra ngoài, còn có một nguyên nhân là đồng tu không tu khẩu: Ai đang làm tài liệu gần như bộc lộ rõ như ban ngày, điểm tài liệu bí mật trở thành công khai; có người còn lớn tiếng nói mình nhặt được tài liệu ở đâu; có người nói “Tôi tốt với bạn, mới nói cho bạn, bạn đừng nói cho người khác“, có một đồng tu khác lại nói “Tôi tốt với bạn mới bảo bạn, bạn đừng nói với người khác“, kết quả truyền đến truyền đi, dư luận xôn xao, làm cho điểm làm tài liệu của chúng tôi bị cảnh sát theo dõi, kê biên tài sản, đồng tu bị bắt cóc, có người phải trôi dạt khắp nơi, tổn thất nặng nề.
Còn có lúc khi luận bàn với đồng tu, vốn mình khen ngợi ngộ tính của đồng tu nào đó tốt, thế mà có đồng tu truyền lời đi một dạng khác, tạo thành gián cách giữa các đồng tu. Bây giờ tôi đặc biệt chú ý không được bàn tán sau lưng đồng tu, có chuyện thì nói trước mặt.
Vấp ngã rồi vấp ngã, lại đứng lên. Việc của điểm tài liệu, tôi quyết không để cho người thứ ba biết. Lúc đầu hoa nhỏ phải bảo vệ nó, khiến cho nó theo Sư Phụ Chính Pháp đến kết quả.
5. Bỏ tâm e sợ
Đừng xem tôi như người phụ nữ mạnh mẽ, bao giờ cũng cẩn thận từng li từng tí, sợ làm sai, sợ xúc phạm người khác. Đây là hoàn cảnh không may tạo ra, kì thật là tư tâm, để bảo vệ bản thân, để thích hợp với sinh tồn.
Sau khi tu luyện Đại Pháp, tâm e sợ lần lượt vứt bỏ. Từ lúc tự mình bắt đầu viết tài liệu giảng chân tướng, tự mình phát tài liệu thì tim đập ngực thình thịch, mãi về sau này có máy phô-tô-cop-py nhỏ, kết giao cùng với đồng tu đêm đi hơn 10 dặm phát tài liệu chân tướng, dán biểu ngữ không keo, treo câu đối, mấy lần gặp nguy hiểm, đều là được Sư Tôn che chở chuyển nguy hiểm thành an bình.
Một quãng thời gian, điểm làm tài liệu chúng tôi lần lượt bị phá hoại, có đồng tu bị bắt cóc đến “lớp tẩy não”, có đồng tu bị bắt giam phi pháp, có đồng tu trôi dạt khắp nơi. Lúc này là lúc tu bỏ đi tâm e sợ bộc lộ ra. Đứng trước tâm e sợ, mỗi tuần trước khi xuất phát đi ra ngoài làm tài liệu giảng chân tướng đều phát chính niệm, hơn nữa trên đường đều mang theo các kinh văn <<Uy đức>>, <<Sợ điều gì>> v.v.. tâm e sợ theo đó cũng giảm bớt.
Một năm nay, tôi đi ra ngoài phát tài liệu chân tướng, đi xa thì đi xe bus, đi gần thì đi bộ, có thể đến nơi ấy gần như phát khắp. Có mấy lần nguyên cửa khóa, tôi nói “Tôi phải đi tiếp” thì cửa mở. Thế là ôm tâm thái thử lại thì không được, ôi một ý nghĩ sai thì hỏng hết. Kỳ thật là Sư Tôn làm, Sư Tôn che chở thì mới có thể làm được như thể.
Tầng thứ có hạn, kính mời đồng tu chỉ bảo và góp ý.
https://www.minghui.org/mh/articles/2010/10/13/230908.html
https://en.minghui.org/html/articles/2010/10/29/121092.html
Đăng ngày 22-11-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.