Bài của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trường Xuân
[MINH HUỆ 30-1-2006]
Can nhiễu là một vấn đề thông thường khi Sư phụ dạy Pháp. Sư phụ luôn có thể bình tĩnh giải quyết nó và xem sự việc xảy ra như thêm một cơ hội để các học viên tiến bộ.
Tôi được phụ trợ các khoá giảng của Sư phụ tại Trường Xuân năm 1994. Ngay khi ngày thứ bảy của khoá học thứ hai bắt đầu, chúng tôi kinh qua một cuộc cúp điện. Chúng tôi rất lo không biết làm sao để cho lớp học được tiếp tục. Có hơn 1, 600 người trong lớp học. Sư phụ không lo lắng gì hết. Ông bình an nói, “Phải chăng chư vị có máy thâu băng? Chỉ mua một ít pin điện và chúng ta vẫn có thể cho chạy hai máy phóng thanh. Chúng ta hãy thay đổi chương trình ngày hôm nay, dạy Công trước rồi giảng Pháp sau.”
Mọi người trong ban hành chính giảng đường nói rằng chưa bao giờ có sự cúp điện trong ngày như vậy. Chúng tôi biết đó có lẽ là can nhiễu. Các học viên học công trong khi chúng tôi đi mua pin điện. Các nhân viên rất ngạc nhiên là các máy phóng thanh băng thâu lại có thể giúp cho hơn 1, 000 người nghe được pháp. Họ chứng kiến được huyền năng của Pháp Luân Đại Pháp.
Vào một dịp khác, chúng tôi kinh qua một cuộc cúp điện khi tổ chức một lớp xem băng thâu hình giảng Pháp của Sư phụ. Thật là hoàn toàn tối thui trong đêm. Chúng tôi nhớ lại cách Sư phụ xử sự trong trường hợp nêu trên, vậy chúng tôi không hoảng. Một bạn đồng tu đi tiếp xúc với nhân viên hành chính. Tôi trong lúc ấy kể lại vài câu chuyện tu luyện mà các học viên địa phương đã kinh qua. Tất cả đều rất im lặng, và không ai bỏ đi. Chuyên viên điện không bao lâu giải quyết được vấn đề và lớp học êm ả trôi qua.
Các trắc nghiệm về lòng tin nơi Sư phụ và Đại Pháp xảy ra ngay lúc đầu của sự tu luyện. Can nhiễu không đáng sợ và không ảnh hưởng đến những người tu luyện chân chính. Nhưng, chúng có thể làm cho những người mà chấp trước vào truy cầu bỏ mất cơ hội đắc được Pháp.
Năm 1993, một tờ báo nhỏ tấn công Sư phụ và đặt câu hỏi về bằng cấp thượng đẳng ‘’Thầy Khí công’’ của Sư phụ. Sau khi trao đổi ý kiến, các đồng tu cho rằng Sư phụ là Đấng Đại giác, đến để cứu độ chúng sinh, không cần chức tước do con người phong. Một đồng tu từ một nơi tập công khác nói với tôi rằng có một người có vẻ tu khá tốt đã bỏ tu luyện sau khi đọc bài báo đó. Đối với việc này Sư phụ chỉ tỏ ra không quan tâm. Sư phụ nói tờ báo đó là của một cặp vợ chồng đi kiếm quảng cáo với tất cả các khí công sư đến thành phố họ dạy Công. Vì Sư phụ không thuận theo họ, nên họ tấn công Sư phụ. Sư phụ không quan tâm họ, và không bao lâu họ ngưng.
Sư phụ giảng trong bài kinh văn “Tu hành cho ai” (Tinh tấn yếu chỉ 1)
“Nhìn từ khía cạnh khác, tu luyện là siêu thường. Dẫu là ai đi nữa, chẳng phải người đó đã phê phán khí-công theo lối nghĩ của người thường sao? Người đó có quyền gì để bác bỏ Phật Pháp và tu luyện? Liệu các tổ chức của loài người có đứng cao hơn chư Thần và Phật được không? Những người phê phán khí-công kia liệu có ra khả năng ra lệnh cho các vị Phật không. Phải chăng chư Phật trở nên xấu đi chỉ vì người kia tuyên bố là như thế? Hay Phật tự nhiên sẽ không tồn tại nữa chỉ vì người kia tuyên bố là như vậy?”
Sau 20 tháng Bảy 1999, các sự giả dối và thoá mạ Pháp Luân Công và Sư phụ bởi chế độ Trung Công gần như che khuất bầu trời, và những sự giả dối của chúng bao trùm cả đất. Nhưng các đồng tu mà chân chính tu luyện vượt qua tất cả với đức tin kiên định của họ nơi Sư phụ và Pháp.
Chính các học viên cũng tạo một số can nhiễu trong nội bộ. Năm 1993, một tờ báo đăng một quyển tập đặc biệt, diễn tả đời sống của Sư phụ, sự tu luyện và hành trình truyền bá Pháp dưới hình thức văn học. Nhìn thấy nó không phù hợp với Đại Pháp, cũng như với tình thế của Sư phụ, một số đồng tu kêu Hội Pháp Luân Đại Pháp tổ chức một “hoạt động đấu tố” qui mô. Điều đó phản ảnh quan niệm cũa họ theo đường lối của văn hoá Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sư phụ nhiều lần thuyết phục họ đừng làm như vậy. Sư phụ nói mục đích của tác giả là tốt, nhưng vì họ nghe giảng chỉ có hai lần và đến nghe giảng với mục đích viết chuyện, họ không thật sự hiểu Pháp. Hơn nữa, văn chương là dựa trên kinh nghiệm đời sống nhưng có thể hoa hoè thêm hơn đời sống, nên tưởng tượng được phép có. Sư phụ nói với các đồng tu chỉ là đừng xem nó như là Pháp và kêu họ đừng tổ chức cái ‘hoạt động đấu tố’ gì đó. Sư phụ nói về điều này nhiều lần, cả trong lúc và sau các buổi họp, và chỉ sau đó các đồng tu mới thôi. Cách Sư phụ giải quyết vấn đề này đã giúp tôi thấy được lòng từ bi và tinh thần quảng đại của Sư phụ.
Sư phụ thường nói chúng ta tu luyện giữa người thường và đời sống thường, và giảng rằng
“Chư vị phải tu luyện phù hợp với xã hội người thường với mức độ tối đa” (“Đại Pháp viên dung” từ Tinh tấn yếu chỉ II)
Tôi cảm thấy hàm nghĩa của lời giáo lý này bao trùm tất cả! Tôi học đi học lại câu này, và sau đó tôi dần dần hiểu được một số điều mà Sư phụ đã làm.
Sau này tôi nhìn thấy một số đồng tu cho rằng thời Chính Pháp sắp hết. Họ ngưng làm những việc trong xã hội thường mà họ phải làm. Họ chỉ chờ đợi viên mãn, và kết quả làm đời sống của họ vô cùng khó khăn.
Pháp sẽ vĩnh viễn truyền rộng trong tương lai. Những lời và hành động của Sư phụ cả hai đều ảnh hưởng đến nhân loại tương lại. Vì điều đó, Sư phụ rất chú ý đến lời nói và tư cách. Ví dụ, tôi được may mắn ăn cùng bàn với Sư phụ nhiều lần. Tôi để ý thấy rằng Sư phụ không ăn nhiều thịt, chỉ một chút xíu thôi. Theo tôi hiểu thì Sư phụ ăn thịt để cho chúng ta biết rằng nhân loại cần ăn thịt. Ông ăn chỉ một ít thôi vì các người tu chúng ta không nên có chấp trước về thịt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2006/1/30/119769.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2006/2/21/70170.html
Đăng ngày 18-5-2006; Bản dịch có thể chính sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.