Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại Thủ đô Washington
[MINH HUỆ 01-10-2020] Khi Tết Trung thu gần đến, các học viên Pháp Luân Công tại Thủ đô Washington đã tập trung trước Đồi Nghị viện để chúc mừng Tết Trung thu tới nhà sáng lập Pháp Luân Công, Sư phụ Lý Hồng Chí, và bày tỏ lòng cảm ân vì sự từ bi khổ độ của Ngài.
Các học viên Pháp Luân Công từ Thủ đô Washington tập trung trước Đồi Nghị viện để chụp ảnh nhóm hôm 27 tháng 9 năm 2020
Các học viên tập trung trên Đồi Nghị viện để chụp ảnh nhóm vào ngày 27 tháng 9 năm 2020. Sau đó, họ luyện công gần Đài tưởng niệm Washington. Một số học viên tập trung trước Nhà Trắng trong khi những người khác trò chuyện với người xem về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại của chính quyền cộng sản ở Trung Quốc.
Các học viên Pháp Luân Công luyện công tại Đài tưởng niệm Washington
Khách du lịch nhận tài liệu thông tin từ các học viên Pháp Luân Công
Một số học viên tham dự sự kiện này cho biết họ đã hiểu được ý nghĩa thực sự của cuộc sống và sẽ cố gắng hết mình mỗi ngày. Họ cũng có thể bình thản khi đối mặt với khó khăn và thử thách để cố gắng trở thành người tốt hơn. Họ nói rằng họ biết ơn sự chỉ dạy và bảo hộ của Sư phụ, họ mang ơn và kính trọng Sư phụ; chỉ có tu luyện tinh tấn, họ mới có thể báo đáp được Ngài.
Đắm mình trong Đại Pháp, thanh niên sau 9x cảm ân sự chỉ dạy của Sư phụ
Cô Châu Khôi, 27 tuổi, cho biết cô rất biết ơn Sư phụ đã “giúp cô thoát khỏi ảo vọng”. Hiện cô đang làm kế toán cho một công ty công nghệ sinh học quốc tế.
Kiên định trên con đường tu luyện bất chấp cuộc bức hại
Cô Châu Khôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công cùng gia đình từ khi còn nhỏ. Cuốn sách đầu tiên cô đọc là Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Công. Những nguyên lý mà Sư phụ Lý Hồng Chí dạy đã khắc sâu trong trí nhớ của cô và giúp cô đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống.
Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc đàn áp và bức hại Pháp Luân Công trên toàn quốc, mẹ của cô bé Châu đã bị bắt giữ phi pháp nhiều lần. Ở trường, các bạn cùng lớp tránh xa Châu, và giáo viên không cho em làm lớp trưởng nữa. Châu không buồn, bởi em hiểu thầy cô giáo và bạn học không biết sự thật về Pháp Luân Công.
Một hôm, sau khi tan học, hai cảnh sát tới nhà Châu. Hàng xóm đã đưa mẹ em đến một nơi an toàn. Sau đó, cảnh sát bảo Châu nói mẹ em hãy từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Tuy nhiên, Châu đã kể cho họ nghe gia đình em đã được hưởng lợi rất nhiều từ Pháp Luân Công. Ông bà 70 tuổi của em không chỉ tiết kiệm được tiền chữa bệnh, mà còn bắt tay vào trồng trọt trên một mảnh đất lớn. Bà của em, từng bị mù mắt trái, đã nhìn lại được, và cả gia đình sống hòa thuận sau khi em bước vào tu luyện.
Châu hỏi: “Tại sao gia đình cháu không được tu luyện?”
Viên cảnh sát trả lời: “Ở trường, giáo viên của cháu không dạy cháu đâu là tốt, đâu là xấu à?”
Châu Khôi nói: “Các giáo viên trong trường đã nói với cháu rằng Pháp Luân Công là xấu, nhưng đó là bởi chính phủ yêu cầu họ làm. Đó không phải sự thật, không đúng.“
Hai cảnh sát không nói được gì nữa. Lúc đó cô bé Châu Khôi mới chín tuổi.
Nhớ các Pháp lý ở những thời khắc khó khăn nhất
Châu Khôi sang Hoa Kỳ sáu năm trước, và làm công việc bán thời gian tại một nhà hàng Trung Quốc. Cô làm việc sáu ngày một tuần, và bị kiệt sức. Sống đơn độc ở nước ngoài quả là khó. Ở Trung Quốc, cô đã từng là học sinh tiêu biểu, được cha mẹ yêu thương.
Cô chia sẻ: “Trong những thời khắc khó khăn nhất, tôi luôn nhớ các Pháp lý. Tôi sẽ cố gắng hết sức để làm tốt và không ôm giữ nỗi oán trách nào. Tôi xem đau khổ là niềm vui và cố gắng thân thiện với mọi người xung quanh.”
Cho dù cuộc sống khó khăn đến đâu, Châu vẫn kiên trì học các bài giảng của Đại Pháp, luyện công, giảng chân tướng và tham gia các hoạt động của Pháp Luân Công.
Cô cho biết: “Khi đối mặt với mâu thuẫn, tôi cần hướng nội và nghĩ cho người khác trước. Đôi khi tôi thấy rất khó mà làm được vậy, và tôi thấy bất công. Nhưng tôi biết Sư phụ đang đẩy chúng ta về phía trước để có thể làm tốt hơn và trở thành người tuân theo các tiêu chuẩn cao hơn. Tôi vô cùng biết ơn Sư phụ, và Sư phụ cũng rất từ bi. Bất kể chúng ta thực hiện như thế nào trong tu luyện, Sư phụ cũng không bao giờ từ bỏ chúng ta. Ngài luôn chỉ dẫn và ban cho chúng ta những điều tốt nhất.“
Vị trí kế toán của cô Châu Khôi tại một công ty công nghệ sinh học yêu cầu hơn 20 năm kinh nghiệm, nhưng cô mới được đào tạo một năm mà rất có năng lực trong công việc. Tài năng của cô được công ty phát hiện khi cô làm việc tại một công ty kế toán liên kết.
Khối lượng công việc của cô Châu Khôi rất lớn, và đôi khi có những vấn đề mà cô không thể giải quyết. Cô cho biết: “Tối về nhà, tôi cầu Sư phụ giúp đỡ và ban cho tôi trí huệ để có thể giải quyết vấn đề.”
“Đôi khi, có những việc mà tôi không biết phải làm thế nào, nhưng một, hai hôm sau, tôi đã biết đáp án và giải quyết được vấn đề. Sếp của tôi khen ngợi tôi và nói rằng tôi đã làm tốt hơn những người có nhiều kinh nghiệm hơn. Cô ấy rất tự hào về tôi.”
“Một người trẻ luôn tìm kiếm một công việc tốt hơn, danh tiếng và tiền tài. Nhưng, tôi nghĩ tranh đấu vì danh lợi không phải là mục đích cuối cùng. Tại sao chúng ta lại đến thế giới này, và mọi thứ rốt cuộc sẽ được giải quyết như thế nào? Còn có kim chỉ nam ở tầng cao hơn nữa làm chỉ đạo cho chuẩn mực đạo đức của chúng ta. Cuốn sách Chuyển Pháp Luân dạy chúng ta tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Nguyên lý này lại có biểu hiện khác nhau ở các tầng thứ khác nhau. Tôi không muốn bận tâm với của cải vật chất. Tôi muốn tuân theo một tiêu chuẩn đạo đức và mục tiêu cao hơn trong đời mình.“
Hồi tưởng lại quá khứ, Châu Khôi cho biết tất cả những khó khăn mà cô phải chịu đựng đã tạo nên cô ngày hôm nay, và cô biết ơn sự chỉ dạy của Sư phụ. Cô phát biểu: “Tôi biết Sư phụ luôn chăm sóc tôi. Tôi không bị mê mờ, lạc lối vì Sư phụ luôn điểm hóa cho tôi bất cứ khi nào tôi gặp khó khăn, khổ nạn.”
Tìm ra câu trả lời bị bỏ ngỏ
Anh Trương Quốc Vỹ, học viên Pháp Luân Công, bày tỏ lòng biết ơn sự chỉ dạy của Sư phụ
Ở tuổi 30, anh Trương Quốc Vỹ đã thành đạt, nhưng anh thấy cuộc sống chỉ như cái vòng luẩn quẩn, ngày này qua ngày khác đều làm mấy việc như thế. Anh nói: “Nếu có chết, tôi thậm chí cũng không thấy tiếc nuối“. Anh thấy mình còn thiếu gì đó, và đã thử đọc Kinh Phật và Đạo Đức Kinh của Đạo gia. Tuy nhiên, nhưng không cuốn sách nào thỏa mãn những câu hỏi về cuộc sống của anh.
Anh đã được giới thiệu về Pháp Luân Công ở trường trung học và thấy thật tuyệt vời. Anh tự nhủ: “Pháp Luân Công là điều mà tôi hằng tìm kiếm.” Anh Trương nhớ lại: “Sau khi bắt đầu tu luyện Đại Pháp [vào năm 2009], tôi đã thay đổi rất nhiều, chủ yếu là về tâm tính. Đại Pháp đã cho tôi biết các tầng nguyên lý đằng sau mọi sự nơi thế giới này… Đại Pháp đã nói rõ cho tôi nguyên nhân xâu sa của mọi việc và cho tôi thấy một con đường rõ ràng.”
Giờ đây, anh Trương nhìn nhận những rào cản, khó khăn từ một góc độ khác. Anh học cách hướng nội để tìm ra nguyên nhân của những khó khăn đó. Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: “Tướng do tâm sinh”. Từ câu nói này, anh nhận ra mình có mối quan hệ mật thiết đến mọi thứ xung quanh.
Anh Trương làm việc cho một công ty phần mềm quốc tế, và phụ trách một nhóm gồm 50 người. Một hôm, một đồng nghiệp của anh ở bộ phận nhân sự hỏi anh quản lý thế nào để có thể giám sát cấp dưới của mình. Ở các bộ phận khác, mọi người hay phàn nàn về người giám sát của họ, nhưng nhân viên của anh Trương thường khen ngợi anh.
Anh Trương ngạc nhiên, nói anh không làm gì khác thường. Anh nói: “Khi tâm tính của bạn thay đổi theo hướng tốt hơn, môi trường của bạn cũng sẽ thay đổi theo hướng tốt lên.”
Anh Trương chia sẻ, anh thấy mình may mắn vì đã học Đại Pháp và biết ơn Sư phụ Lý Hồng Chí vô hạn. Anh chân thành nói: “Con xin cảm tạ Sư phụ đã chăm sóc cho con.”
Tu luyện tinh tấn và thụ ích từ Pháp Luân Công
Hai học viên Pháp Luân Công từ Thủ đô Washington, bà Cao Mỹ Hà (bên trái) và ông Từ Thiếu Phi (bên phải), bày tỏ lòng cảm ân Sư phụ
Bà Cao Mỹ Hà, tốt nghiệp y khoa từ Trường Đại học Y tế Công đoàn Bắc Kinh, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công để chữa bệnh. Càng tu luyện, bà càng nhận ra Đại Pháp thật rộng lớn, uyên thâm.
Bà Cao cho biết: “Pháp Luân Công không chỉ cải thiện sức khỏe và tinh thần cho tôi, mà còn giúp tịnh hóa tâm hồn tôi và giúp tôi tìm thấy ý nghĩa chân chính của cuộc sống. Tôi cảm thấy rất bình thản và sống với hy vọng mỗi ngày. Tôi vô cùng biết ơn Sư phụ, và tôi đã được thụ ích rất nhiều nhờ sự chỉ dạy của Sư phụ.”
Chồng bà Cao, ông Từ Thiếu Phi, làm việc tại Viện Ung thư Quốc gia. Ông cho biết sau khi bước vào tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1996, ông đã trở thành một người tốt hơn.
“Tôi đã ngộ ra rằng sống trong trần thế không phải chỉ vì để có được nhiều của cải vật chất. Chúng ta cần có đức tin của mình và theo đuổi tâm linh. Tôi tin rằng Chân-Thiện-Nhẫn là những giá trị mà chúng ta cần tuân theo. Đây cũng là điều mà tôi đang theo đuổi.”
Cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ đã khiến ông Từ không thể trở về Trung Quốc. Nhân dịp Tết Trung thu, ông Từ mong các học viên ở Trung Quốc Đại lục cũng có được một môi trường yên bình để tự do tu luyện Pháp Luân Công.
Bà Cao và ông Từ muốn gửi lời chúc chân thành nhất đến Sư phụ Lý: “Sư phụ của chúng tôi không cần được hồi đáp gì. Tôi sẽ nhớ mãi ân huệ này, làm tốt các việc của đệ tử Đại Pháp, và tu luyện tinh tấn.”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/10/1/413004.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/10/3/187662.html
Đăng ngày 08-10-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.