Bài của các đồng tu Pháp Luân Đại Pháp tại thành phố Trường Xuân

[MINH HUỆ 13-5-2006] Đồng tu tại thành phố Trường Xuân hồi tưởng những ngày Sư phụ truyền Đại Pháp nơi thành phố quê hương của Ông. Mười bốn năm, ngày kỷ niệm Sư phụ truyền bá Pháp Luân Đại Pháp, họ hồi tưởng lại với những cảm xúc thật sâu xa nhất trong tâm.

Sư phụ trước đây sống tại một nơi ở về phía Tây Bắc giữa con đường Jianshe và lộ Jiefang. Đó là một toà nhà cũ, và Sư phụ sống trong một căn hộ hướng về phía Nam nơi tầng lầu thứ tư (Hình 1). Căn hộ có hai phòng và hẹp hơn 300 m2 (thước vuông). Phòng trong có một cái giường ngủ và một cái kệ tủ, trong khi phòng ngoài có một cái bàn, một cái ghế dựa và một kệ sách. Trên kệ sách có một lư hương, với tro tàn đầy cở phân nửa. Sư phụ đã viết các quyển sách đầu tiên của Ông trong căn hộ nhỏ xíu này – Pháp Luân Công, Pháp Luân Công (Bản soạn lại), Chuyển Pháp Luân, Chuyển Pháp Luân (Quyển II), và Giải thích nội dung của Pháp Luân Đại Pháp. Cũng trong căn hộ nhỏ xíu này, Sư phụ đã ngồi định và đối phó với quỷ ma làm can nhiễu đến Chính Pháp mỗi lần trong hơn mười ngày. Ông cả không có thời giờ cạo râu.


Hình 1

Một lần, Sư phụ ngồi suốt bảy ngày bảy đêm không ăn không ngủ. Con gái Ông nhắc Ông ăn vì lo lắng cho Ông. Sư phụ thở ra và nói với con gái Ông là khoảng một chục năm đã trải qua nơi một không gian kia từ khi nó mở miệng nói ra những lời đó. Từ đó, đứa con gái không bao giờ dám can nhiễu Ông nữa. Những đồng tu lâu năm hiểu điều gì Sư phụ đang làm. Y như lời Sư phụ nói,
“Lúc bấy giờ tôi phải lo đến rất nhiều việc trong khi tôi trở về thành phố. Các học viên đều biết điều này, vì vậy họ cố hết sức để đừng làm phiền tôi. Một cú điện thoại reo lên có thể thật sự làm gián đoạn điều tôi đang làm, vì vậy rất nhiều học viên cả không dám gọi điện thoại cho tôi – tôi biết điều đó.” (Giải thích nội dung của Pháp Luân Đại Pháp)

Nơi phòng ngoài, nhiều bức tranh, do Sư phụ vẽ, được treo trên tường: hình hai Phật bà, Phật A Di Đà, một vị Đạo thần, và một hình ảnh Tôn Ngộ Không (Vua Khỉ). Sư phụ vẽ các tranh bằng bút chì – các tranh xem vô cùng tinh xảo và sống động. Các tranh Phật A Di Đà, vị Đạo thần và Phật bà có được đăng trong tập thi Hồng Ngâm. (Hình 2)


Hình 2

Trong khi Sư phụ đang tham gia Đại hội Sức khoẻ Đông phương tại Bắc Kinh, thì toà nhà nơi Sư phụ lưu trú bị phát hoả. Khi có người nói với Sư phụ về điều đó, Sư phụ để bàn tay mặt của Ông sau đầu, làm một thủ ấn đẹp và nói, “Thử cháy coi!” Sau khi lính cứu hoả dập tắt lửa, họ thấy rằng căn hộ của Sư phụ là cái duy nhất không bị lửa động đến. Người ta nói rằng vì gia đình này tu Phật và có hình ảnh Phật, nên nhà họ được che chở. Nhìn lại sự kiện lúc bấy giờ, các đồng tu hiểu ra rằng đó là can nhiễu từ cựu thế lực. Đúng như Sư phụ đã nói,
“Tôi là một người không thích đấu nhau với người khác, và cũng không đáng đấu nhau với y. Mỗi khi y mang đến tôi những điều xấu, tôi chỉ gạt chúng đi. Sau đó, tôi lại tiếp tục bài giảng Pháp của tôi.” (Chuyển Pháp Luân)

Quảng trường Văn hoá của thành phố Trường Xuân nằm về phía Đông và không xa nơi căn hộ của Sư phụ. Quảng trường là nơi lớn nhất cho các cuộc tụ hợp trong thành phố. Trước khi Sư phụ truyền bá Pháp Luân Đại Pháp, Ông thường dùng nơi đó tập Công. (Hình 3) Nghe nói rằng khi quảng trường được xây cất lại, những gì nguyên thuỷ đều bị phá vỡ đi và xây cất lại mới. Sau đó lại bị sửa đổi, chỉ chừa lại các cây cối về hướng Đông Nam và Tây Nam – đó là nơi mà Sư phụ thường dùng để tập luyện. Trước ngày 20 tháng 7 năm 1999, hơn 10, 000 học viên tập luyện chung tại nơi này mỗi sáng. Phong cảnh thật vĩ đại, bầu không khí trang nghiêm và trường năng lượng hiền hoà cho thấy sự tốt lành của Pháp Luân Đại Pháp, đã thu hút nhiều người hữu duyên đến cũng bắt đầu tập luyện Đại Pháp. (Hình 4)


Hình 3


Hình 4

Phía Bắc của Quảng trường Văn hoá là trường Trung học số 5. Khoá giảng thứ nhất và thứ nhì của Sư phụ truyền bá Đại Pháp đã được tổ chức tại một phòng học nơi đó. Khoá giảng đầu được tổ chức ngày 15 tháng 5 năm 1992, với khoảng 180 học viên đến tham gia. Từ đó, Pháp Luân Đại Pháp được truyền rộng khắp Trung Quốc trong bảy năm ngắn ngủi. Đến 1999, hơn 100 triệu người tập luyện Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Trong vòng 14 năm, Pháp Luân Đại Pháp đã truyền đến khoảng 80 quốc gia, và gần như mọi người trên thế giới đều nghe nói về Pháp Luân Công.


Sư phụ giảng Pháp tại Trường Xuân


Sư phụ giảng Pháp tại Trường Xuân

Khi Sư phụ bắt đầu truyền Pháp Luân Đại Pháp, Ông dùng hình thức ‘Khí Công’. Ông khai mở huyệt và thiên mục cho các học viên và chính Ông thanh hoá cơ thể cho họ. Một lần một bé gái khoảng 16 tuổi khóc lớn không ngừng, vì cô ta bị tà nhập. Nhiều khí công sư khác đã vỗ vào đầu cô ta để làm cô ta ngưng khóc, nhưng đều thất bại. Sư phụ bước xuống bệ giảng và vỗ lên đầu cô ta ba lần, sau đó cô ta ngưng khóc tức khắc. Mọi người trong phòng giảng đều ngạc nhiên. Sau khi hiểu ra, họ vỗ tay kính ngưỡng. Sư phụ cũng đặt để các bộ máy khí nơi bốn gốc phòng học, chúng chiếu sáng một màu đỏ nơi không gian khác. Cả phòng đều tràn ngập một trường năng lượng thanh bình.

Sau khoá học thứ nhì, Sư phụ đi cả vòng thành phố trên chiếc xe đạp cũ của Ông, thanh hoá trường năng lượng cho thành phố Trường Xuân. Ông kêu các học viên hãy tu luyện tốt và đừng lo gì cả.

Vườn Chiến Thắng cũng là một nơi mà Sư phụ thường đến tập luyện. Trong mùa Đông vô cùng lạnh lẽo của miền Bắc Trung Quốc, Ông đã tập luyện lâu hằng giờ mà không có áo khoác ngoài và găng tay. Vào một mùa hè, trong khi mọi người đang tập luyện thì trời bắt đầu mưa nặng hột. Mọi người đều ngưng lại và đi tìm chỗ núp, chỉ trừ Sư phụ. Người đi qua đường đều nói, “Đây mới thật là một người tu!” Một lần khác, vào lúc chiều tối, một học viên đã nhìn thấy Sư phụ đang tập bài công Pháp ‘Pháp Luân Trang Pháp’. Khi người học viên đó trở lại sáng hôm sau, Sư phụ vẫn còn đang nơi đó tập luyện. Sư phụ đã tập luyện như vậy suốt đêm.

Khi Sư phụ lần đầu bắt đầu dạy các bài công Pháp tại Vườn Chiến Thắng, Ông dùng hình thức Khí công để dạy Đại Pháp. Ông đã chữa khỏi bệnh cho người bệnh, trừ tà cho họ và làm thẳng lưng những người gù bằng một cái khoát tay. Sau này, hai nơi tập Công đã được thành lập – một nơi gần cửa trước và một nơi ở cửa sau. Cửa sau vườn được nhắc đến trong Chuyển Pháp Luân:
“Một buổi sáng sớm [khi] tôi đi qua con đường chỗ cổng sau công viên Thắng Lợi tại Trường Xuân. Có ba người từ phía cổng sau nói chuyện ầm ỹ đi ra, trong đó một người nói: ‘Luyện công gì rồi không ăn thịt nữa? Tôi thà sống ít đi mười năm mà được ăn thịt còn hơn!’ Dục vọng này quả là mạnh mẽ. !”
Một số các học viên cũ khi đọc đến đoạn này, họ gần như nhìn thấy hình ảnh của Sư phụ ở những năm đầu đó.

Về phía Đông Bắc Vườn Chiến Thắng là hãng Cung cấp Thóc và Dầu cho thành phố, nơi mà Sư phụ đã làm việc trước đây. Các đồng nghiệp xưa đều biết Sư phụ là một người tốt, giản dị và chân thật. Ông luôn ít nói và mỉm cười, mọi người đều thích Ông. Khi họ yêu cầu Sư phụ trị bệnh cho họ, Sư phụ luôn giúp đỡ họ cho được tốt hơn. Những ngày lễ, Sư phụ gọi những bạn cũ của Ông trong quân đội đến trình diễn âm nhạc và nghệ thuật cho các nhân viên trong Sở Cung cấp Thóc và Dầu. Sư phụ chơi kèn. Nơi sở làm và trong đời sống, Sư phụ cho chúng ta thấy sự tu luyện giữa người thường bằng cách phù hợp tối đa với xã hội và con người. Sư phụ nói về sự tu luyện của Ông trong khi làm việc nơi đó:

“Hồi tôi còn đi làm ở đơn vị [công tác], nhà ăn của đơn vị cứ thua lỗ mãi, sau đó phải đóng cửa. Đóng cửa rồi thì anh chị em phải mang cơm đi. Từ sáng sớm làm cơm, rồi vội vội vàng vàng đi làm rất nhọc sức. Có thời [tôi] mua hai cái bánh bao, một miếng đậu phụ chấm tương. Về lý mà xét thì đó là món rất thanh đạm cũng khả dĩ; [nhưng] cứ ăn thế mãi cũng không được, cũng phải giúp vứt bỏ cái tâm ấy. Chư vị vừa nhìn thấy món đậu phụ, liền cảm thấy buồn nôn; nếu ăn nữa không ăn được; cũng e rằng chư vị sẽ sản sinh tâm chấp trước.” (Chuyển Pháp Luân)

Nhiều người tại thành phố Trường Xuân trước đây là bạn đồng nghiệp, bạn học, bạn láng giềng hoặc bà con bạn bè của Sư phụ. Tất cả đều là duyên phận mà Sư phụ đã an bài để họ được cứu độ. Chúng tôi hy vọng rằng tất cả họ đều có thể hiểu được sự tốt lành của Pháp Luân Đại Pháp và đừng cô phụ những cố gắng của Sư phụ. Trong bài ‘Chính Niệm của đệ tử Đại Pháp là có uy lực, ” Sư phụ nói, “Đại Pháp truyền rộng cứu độ tất cả chúng sinh.” Sư phụ đã cho mỗi chúng sinh nhiều cơ hội để được cứu và tuỳ nơi mỗi người tự chọn lấy tương lai của mình.

Phía Tây Vườn Chiến Thắng là một câu lạc bộ Không Quân, nơi Sư phụ tổ chức khoá học thứ ba của Ông. Lúc bấy giờ, có một người tham gia bị chứng bệnh bại liệt sau khi bị một bao gạo đập vào. Bà đã đi chữa trị nhiều lần nhưng đều vô ích. Gia đình bà mang bà đến trên một chiếc băng ca. Nhiều người bệnh khác từ nhà thương đó cũng đến tham gia khoá giảng. Trước khi khoá giảng bắt đầu, chính Sư phụ thanh hoá cơ thể cho bà. Ông vỗ vào thân bà phía trước và sau, sau đó kêu bà ngồi dậy và bà ngồi dậy. Sau đó Sư phụ kêu bà bước đi vòng quanh bệ giảng, và bà quả thật bước đi quanh! Gia đình bà và các người bệnh khác đều đầy sự biết ơn. Tất cả người gia đình bà đều bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công kể từ đó.

Ngày thứ nhất khoá giảng, Sư phụ đi đến nơi trên một chiếc xe đạp với đứa con gái của Ông. Khi Ông nhìn thấy một hàng xe đạp bị ngã, Ông dựng đứng dậy tất cả. Có một trận mưa nhỏ trong khi Ông làm điều này. Ông là một gương mẫu cho các đồng tu, cả trong những việc nhỏ. “Đầy ắp đại nguyện mà vẫn lưu ý việc nhỏ.” (“Bậc thánh, ” Tinh tấn yếu chỉ). Lúc bấy giờ, có một đồng tu đang chờ đợi Sư phụ nơi trước cửa. Bà định xin Ông chữa bệnh cho một người trong gia đình bà. Sau khi nhìn thấy như vậy, vị đồng tu này rất cảm kích và hối hận. Sư phụ lo toan cho tất cả, sao ta lại có thể lấy hết thời giờ của Ông bằng cách xin Ông chữa bệnh cho người thân của ta? Rồi bà âm thầm trở lại giảng đường, chờ đợi khoá giảng bắt đầu. Lòng từ bi chân chính của Sư phụ đã giải hết mọi điều bất chính và làm thay đổi tâm con người.

Thính phòng của Hội đồng Tỉnh nằm phía bên kia đường Vườn Chiến Thắng. Sư phụ tổ chức khoá giảng thứ tư và thứ năm tại nơi đó. Trong lúc khoá giảng thứ tư, Sư phụ kêu nhiều đồng tu đứng trên bực giảng. Một người trong họ có một cái bướu (khối u) to nơi bụng. Khi Sư phụ thanh hoá cơ thể cho bà ta, máu mủ chảy dài xuống quần của bà — cục bướu được tiêu trừ và cái khối u nơi bụng của bà tức khắc biến mất. Vô số đồng tu được chứng kiến các sự mầu nhiệm nơi đó.

Sau khoá giảng thứ năm, Sư phụ ngưng chữa bệnh cá nhân cho các đồng tu; thay vào đó, Ông thanh hoá cơ thể của tất cả họ. Và đến cuối khoá thứ năm, Sư phụ ban băng vải Pháp Luân Công cho các đồng tu tại năm địa điểm tập công: Công viên Chiến Thắng, Đại học Cát Lâm, Công viên Trẻ em, Vườn bách thú và Vườn hoa, và Công viên Chaoyang. Sư phụ đã chọn lựa các địa điểm, thanh hoá và đặt tấm khiên chung quanh mỗi nơi tập công. Tại Vườn bách thú và vườn hoa, Sư phụ chỉ định một vùng lớn rộng. Lúc bấy giờ, chỉ có một vài đồng tu nơi đó. Sư phụ nói với họ đừng lo, không bao lâu sẽ có rất nhiều đồng tu mới đến. Quả thật, sau khoá giảng thứ sáu và thứ bảy, càng có nhiều đồng tu đến nơi địa điểm đó tập Công. Sau 1995, địa điểm này trở thành đông đến độ phải thành lập nhiều địa điểm khác tại các nơi khác trong công viên.


Hình 5

Hai khoá giảng kế tiếp được tổ chức ở một thính phòng Minh Phóng Cung của trường Đại học Cát Lâm. Đã qua mười bốn năm kể từ đó. Nhiều toà ốc cũ trong đại học đã bị phá vỡ và xây cất lại, nhưng phòng giảng kiểu cổ Nhật bản vẫn còn đó như một chứng tích ghi lại lịch sử. Điều đó nói lên rằng, “Khi toàn vũ trụ đã đi đến con đường cùng của nó, Sư phụ lớn lao của chúng ta đã đến để truyền bá Pháp Luân Đại Pháp và cứu độ chúng sinh.” Bên trong thính đường, dường như âm thanh lớn và rỏ rệt của Sư phụ vẫn còn đang vang rền. Nhiều hình ảnh của Sư phụ chụp chung với các đồng tu nơi cửa chính. Biết bao nhiêu người đã được chứng kiến những sự mầu nhiệm của Đại Pháp.

Một số đồng tu đã nhìn thấy nhiều vòng kim quang vĩ đại chung quanh Sư phụ nơi một không gian khác. Có tám vị thiên tướng với áo giáp và khí giới đang bảo vệ Sư phụ, mỗi bên bốn vị. Cảnh tượng thật tôn nghiêm mầu nhiệm.

Một ông cụ trước đây bị chứng đứng tim muốn chụp chung một tấm hình với Sư phụ trong khi ông đang ngồi trên chiếc ghế lăn và cầm cây gậy. Sư phụ kêu ông ta bỏ cây gậy và chiếc ghế lăn đi. Ông từ từ đứng dậy và liệng đi cây gậy. Ông bắt đầu bước chân trái đến trước, rồi chân mặt, và cuối cùng bước đi quanh nơi ngoài cửa. Mọi người đều vui mừng và nói, “Thật mầu nhiệm!” Sau này, người vợ của ông viết thư cho Sư phụ. Bà nói rằng bà sẽ tu luyện Pháp Luân Công tinh tấn để trả ơn sự giúp đỡ lớn lao của Sư phụ.

(Còn tiếp)

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2006/5/13/127610.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2006/5/15/73296.html

Đăng ngày: 27-5-2006; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share