Bài viết của các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại thành phố Trường Xuân

Phần I: https://vn.minghui.org/article/1723.html

[MINH HUỆ 14-5-2006] Từ 15 tháng 5 năm 1992 đến 10 tháng 5 năm 1994, Sự phụ đã tổ chức tổng cộng là bảy khoá giảng Pháp tại Trường Xuân. Khoá đầu tiên không có hơn 200 người tham dự, nhưng khoá thứ bảy lôi cuốn hơn 3000 người đến từ khắp nơi trong nước. Có người đến bằng đường bay, có người bị bệnh rất nặng được thân nhân của họ khiêng đến phòng giảng, và có những cặp vợ chồng từ các vùng thôn quê đến với con cái của họ trên vai. Tất cả đã đến vì tiền duyên của họ với Đại Pháp. Họ đến để đắc Pháp và sau đó đi trở về với Pháp trong tâm của họ. Như những hạt giống, chúng được gieo trồng bởi Sư phụ, nở hoa và sau đó bắt đầu kết trái. Sư phụ đã chăm sóc ân cần suốt cả quãng đường, hứng nắng sương, che chở mưa gió, và cản trở không cho chuột và sâu bọ ăn cắn chúng. Trong mười bốn năm, Sư phụ đã chờ đợi các đệ tử Đại Pháp trưởng thành và tiên liệu mùa gặt hái cuối cùng.

Ngay tại Trường Xuân này, đại hội chia sẻ kinh nghiệm lần đầu tiên của các đệ tử Đại Pháp đã được tổ chức ngày 20 tháng 11 năm 1994 (Hình 1). Các học viên từ các nơi khác đã đến, cũng như các Giác Giả trong vũ trụ. Một số học viên mà thiên mục đã mở đã nhìn thấy các vị Thần và Phật. Họ đến nhiều đến độ cả các lá cây cũng đều đầy chật. Họ đi vào phòng giảng cùng với các học viên. Có những vị Thần từ những tầng vô cùng cao và họ đến che đậy bằng một lớp mây sắc màu đẹp đẽ và hình dáng tuyệt vời.


Hình 1

Sư phụ đã nói đến đại hội này trong buổi giảng thuyết ‘’Giảng Pháp tại Quảng Châu cùng với một số trưởng nhóm các trung tâm trợ đạo toàn quốc’’, (Pháp Luân Đại Pháp nghĩa giải):
Trường Xuân có thực hiện một băng thâu hình trong đó các học viên đã nói chuyện một cách sống động và các học viên trong khán thính giả cũng rất hứng thú – có người chảy nước mắt. Họ thật hạnh phúc vì buổi họp đã được thực hiện một cách sống động và bầu không khí rất vĩ đại. Cũng giống như điều mà một học viên trong chư vị vừa mới nói đó – là trong bầu không khí đó, không có gì thiếu cả chỉ trừ tôi không có mặt mà thôi. Cũng giống như khi tôi tổ chức khoá học, trường năng lượng rất mạnh. Chư vị có thể nói đó là một buổi họp mặt Pháp Luân Công, và nó cũng giống như một Pháp hội, vậy hiệu năng rất tốt. Khi chúng ta có được một số đông học viên trong tương lai, các học viên có thể làm theo cách như vậy và nói về các kinh nghiệm và sự hiểu biết của họ. Học Pháp cách này rất hữu ích. Các học viên nói về điều mà họ đạt được sau khi học tập môn pháp. Cách này cách khác, điều này càng làm sống động hơn các bài phát biểu của chúng ta.

Đây là lần đầu tiên các học viên họp mặt cùng nhau. Thần Phật chia sẻ kinh nghiệm của họ với chúng ta, ca ngợi Sư phụ đã dìu dắt đệ tử thăng hoa trong một thời gian ngắn như vậy.

Sư phụ nói trong Chuyển Pháp Luân:
Trước đó chúng tôi dạy tại trường Đại học Cát Lâm, có một học viên từ cổng chính Đại học Cát Lâm đi ra; đang dắt xe vừa đến giữa thì hai chiếc xe [ô-tô] đột ngột chạy tới kẹp ngay anh ta vào giữa, trông thấy thì như là đâm rồi; nhưng [vị này] không hề sợ. Thông thường chúng ta gặp những tình huống như thế này đều không sợ hãi; tại đúng tích tắc ấy, [hai chiếc] xe dừng lại, và không xảy ra vấn đề gì.

Có rất nhiều vụ như vậy xảy ra tại Trường Xuân, nhưng kết quả không có gì nguy hiểm cho các học viên. Chúng tôi thật cảm thấy Sư phụ ở bên cạnh chúng tôi luôn luôn và che chở cho chúng tôi.

Ngày 18 tháng 9 năm 1994, tại một thính đường Đại học Cát Lâm, Sư phụ giảng Pháp cho các trợ đạo viên tự nguyện tại Trường Xuân. Sư phụ nhấn mạnh như sau:

Sau cuộc đàm luận chúng ta có thể tìm hiểu sâu hơn về Đại Pháp và tìm sự thông cảm nhau hơn. Tôi nghĩ điều đó sẽ giúp chúng ta được dễ dàng hơn khi trả lời các câu hỏi của các học viên về một số vấn đề. Đó là điều thứ nhất. Lại nữa, có một điều mà tôi chưa nói với nhiều trợ đạo viên trong chúng ta là: có thể nào chúng ta dẫn đầu tại thành phố quê nhà của tôi trong việc tổ chức những nhóm học Pháp chung vào những thời gian ấn định? – Chúng ta không thể chỉ tập công chung mà thôi. Chư vị có thể đọc và bàn cùng nhau từng chương từng đoạn. Ấn định thời gian học Pháp theo cách mà chư vị làm với tập công. Tôi nghĩ điều đó sẽ càng có ích hơn; có thể nói về những đề tài đặc biệt, và nó sẽ giúp chúng ta đi theo Pháp khi chúng ta gặp phải những vấn đề khó khăn thực tế sau này. Chúng ta sẽ làm gương dẫn đầu cho các trung tâm trợ Pháp khác toàn quốc. Vậy sau đó các vùng khác toàn quốc sẽ làm theo. Điều đó sẽ thật có ích trong việc thăng tiến sự hiểu biết của chúng ta. Tôi đề nghị như vậy.” (“Giảng Pháp cho các trợ đạo viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trường Xuân’’, trong Pháp Luân Đại Pháp nghĩa giải)

Kể từ đó các học viên tại Trường Xuân thành lập nhiều nơi học Pháp chung, và họ chép lại Đại Pháp và học thuộc lòng Đại Pháp cùng nhau (Hình 2). Vào đầu năm 1995, Chuyển Pháp Luân được xuất bản, giúp các học viên càng tinh tấn trong sự hiểu Pháp của họ. Các học viên từ các nơi khác đến Trường Xuân chia sẻ kinh nghiệm của họ, và cả học viên từ ngoại quốc cũng tham gia học với chúng tôi. Chúng tôi học và tinh tấn cùng nhau. (Hình 3)


Hình 2: Sách Đại Pháp được các học viên chép lại.


Hình 3: Học viên học Pháp cùng nhau sau khi tập công chung

Để giúp sự truyền bá Đại Pháp tại Trường Xuân, Sư phụ viết một vài lời cho quyển sách ‘’Pháp Luân Đại Pháp tại Trường Xuân’’. Trong đó, Sư phụ viết, ‘’Trường Xuân, trường sinh!’’ Đến ngày kỷ niệm năm thứ ba và thứ năm Sư phụ truyền Pháp tại Trường Xuân, các đồng tu tổ chức hai kỳ triển lãm bút pháp. (Hình 9) Sau khi biết được điều đó, Sư phụ khen tặng nói rằng, “Công đức vô lượng, thật là Công đức vô lượng!


Hình 4


Hình 5


Hình 6


Hình 7


Hình 8


Hình 9

Sư phụ ra ngoại quốc để truyền Pháp và không trở về Trường Xuân trong một thời gian lâu. Ngày 26 tháng 7 năm 1998, Sư phụ trở về Trường Xuân và giảng Pháp cho các phụ đạo viên tự nguyện tại một khách sạn. Ngày nay, đứng trong giảng phòng của khách sạn đó, chúng tôi vẫn còn cảm được sự hiện diện của Sư phụ, nghe tiếng vỗ tay của các học viên, và hít thở được mùi hoa thơm. Lịch sử sẽ luôn ghi nhớ thời khắc đó. Ngày đó, Sư phụ ngồi trên một chiếc ghế chồng lên nhau (để cho những người ngồi phía sau có thể nhìn thấy Ông), và giảng dạy trong 5 tiếng đồng hồ.

Sư phụ nói trong ‘’Pháp Luân Phật Pháp giảng Pháp tại Pháp hội các trợ đạo viên tại Trường Xuân, ”
Sự thật, nhiều người trong các học viên lâu năm tại Trường Xuân đều biết rằng thật không dễ dàng chút nào khi chúng tôi bắt đầu dạy Pháp và công trong những ngày đầu. Chúng tôi đã trải qua một giai đoạn thử thách khó nạn cam go trước khi có thể truyền bá rộng Pháp này và khiến cho nhiều người hơn được biết đến nó. Vậy công việc của chúng tôi thật không dễ dàng lúc đầu. Dù sao thì chúng ta cũng đã vượt qua. Và chính nơi này tại Trường Xuân mà chúng ta lấy bước đầu giới thiệu Pháp này với đại chúng. Điều mà tôi dạy lúc bấy giờ không thâm sâu như những gì tôi dạy ngày nay. Tôi lúc đó chỉ dạy những điều của giai đoạn chuyển tiếp, là giai đoạn đi từ Khí Công đến chân Pháp. Sau này, tôi dần dần thật sự tiết lộ Pháp này và khiến cho nhiều người hơn được biết nó. Nó được thực hiện một cách có hệ thống, nhưng nó không giống như các cách mà người thường chương trình hoá và sắp đặt các việc trong xã hội người thường. Chúng tôi không đi theo các phương pháp hành chính hoặc điều hành dùng trong xã hội người thường, cũng không theo bất cứ hình thức khác nào. Nó giống như mọi điều xảy đến một cách tự nhiên. Nhưng nó đã được an bài đi từ đơn giản đến thâm sâu. Để truyền bá một cái Pháp vĩ đại như thế này là một vấn đề nghiêm túc.
Pháp này vĩ đại như vậy, vì vậy Nó có một sự đòi hỏi cao thượng trong cách mà Nó truyền bá trong xã hội thường nhân. Đó là, hình thức mà nó lấy giữa người thường phải phù hợp với những đòi hỏi của Đại Pháp. Vậy cái hình thức nào phù hợp với đòi hỏi của Pháp vĩ đại này mà được truyền bá trong xã hội thường nhân mà không bị hoen ố? Chỉ có một cách: “Đại Đạo vô hình.” Chúng tôi thực sự đã an bài để làm điều đó. ‘Vô hình’ chúng ta không có bất cứ một hình thức nào của xã hội thường nhân. Nhưng chúng ta khiến cho người ta có thể thật sự tu luyện và thật sự tinh tấn.

Khi Sư phụ bắt đầu truyền Pháp để cứu độ chúng ta, Sư phụ muốn chúng ta có trái tim thao thức thiện lành. Ngày nay, sau khi trải qua vô lượng khó nạn và thử thách, trái tim đó đã trở thành một trái tim vàng ròng thanh trong và chân thật mà có thể bảo vệ cho vũ trụ và trách nhiệm với chúng sinh. Khi nguy hiểm đến, Sư phụ gánh vác mọi điều và hướng dẫn các đệ tử vượt qua khó nạn. Sư phụ truyền Pháp dần dần và có hệ thống. Hình thức tu luyện mà Sư phụ ban cho chúng ta sẽ mãi mãi trường tồn không thay đổi.

Mười bốn năm sau, các đệ tử Trường Xuân không tìm được lời nói lên sự biết ơn sự cứu độ từ bi của Sư phụ. Nhân ngày sinh nhật của Sư phụ và ngày kỷ niệm 14 năm Sư phụ truyền bá Pháp, đệ tử Trường Xuân nơi đây kính dâng lời chúc mừng lên Sư phụ. Chúng con lại một lần nữa nguyện sẽ làm tốt ‘ba điều’ và xứng đáng với những yêu cầu cao thượng mà Sư phụ đã ấn định cho chúng đệ tử.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2006/5/14/127611.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2006/5/17/73390.html

Đăng ngày 8-6-2006; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share