Bài viết của một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 30-05-2020] Tôi là một đệ tử Đại Pháp tu luyện được hơn 20 năm. Ngày 15 tháng 3, trang web Minh Huệ có đăng bài viết “Đừng buông lơi việc đốc thúc tiểu đệ tử làm tốt hơn trong tu luyện”, tôi cảm thấy rất đồng cảm, và có một vài điểm ngộ.

Cháu ngoại của tôi, Tiểu Bảo, bảy tuổi rưỡi, đang học tiểu học. Cháu rất khỏe mạnh và vui vẻ, cháu lớn lên trong phúc âm của Đại Pháp, với nhiều đệ tử Đại Pháp xung quanh. Từ nhỏ đến giờ cháu chưa từng uống một viên thuốc nào, cũng chưa từng tiêm thuốc. Cụm từ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” đã in đậm trong tâm hồn trẻ thơ của cháu, Đại Pháp đã ban cho cháu một thân thể khoẻ mạnh và một tuổi thơ hạnh phúc. Bạn bè thân quyến đều khen cháu là một hài tử ngoan ngoãn rất hiểu chuyện. Tôi muốn chia sẻ cách chúng tôi hướng dẫn, đôn đốc cháu học Pháp tu luyện từng chút một, trong tình hình đại dịch virus Trung Cộng (COVID-19). Tôi xin viết ra để báo cáo với Sư phụ và trao đổi cùng đồng tu.

Học Pháp

Do virus Trung Cộng hoành hành, vào ngày 26 tháng 1, thành phố của chúng tôi đã bị phong tỏa. Trường tiểu học của cháu trai tôi cũng yêu cầu học sinh không đi ra ngoài, và đóng cửa cho đến khi có thông báo mới. Cháu tôi vừa nghe thời gian khai giảng tạm hoãn liền cao hứng kêu to: “Cháu có thể ở nhà thoải mái vui chơi”

Nhưng tiệc vui chóng tàn, không quá ba ngày, bởi vì không được đi ra ngoài, cháu tôi ở nhà chơi chán rồi, tính khí bắt đầu cáu kỉnh, nóng nảy, hay nổi giận. Mặc dù con gái, con rể tôi hết mực chiều chuộng thoả mãn yêu cầu của cháu, nhưng cháu vẫn không vui.

Tôi nhớ hôm đó là ngày mùng 8 tháng 1, cháu trai tôi sập cửa mạnh, rồi đứng trên ghế, như một con gà trống hiếu chiến, miệng không ngừng la hét: “Làm bài tập, làm bài tập! Chẳng lẽ không còn việc gì tốt hơn để làm ư?”

Bố cháu chứng kiến cháu đóng sập cửa, nổi giận nói: “Tiểu Bảo, Đệ tử quy đã giảng ‘hoãn yết liêm, vật hữu thanh’ (vén rèm cửa, chớ ra tiếng). Cháu tức giận nói: “Đệ tử quy cũng giảng: ‘Thoại thuyết đa, bất như thiểu.’ (Nói lời nhiều, không bằng ít).“ Con gái, con rể đều bị cháu làm cho rất tức giận.

Thật sự không còn biện pháp nào, tôi liền nói với cháu: “Ai nói cháu cũng không nghe, thì phải gửi cháu đến nhà trẻ thôi.” Cháu tôi vừa nghe thấy đưa đi nhà trẻ, liền khóc nức nở nói với tôi: “Đi nhà trẻ, thì buổi tối không thể ở nhà học Pháp.” Một câu nói của cháu đã khiến tôi tỉnh ngộ, đúng rồi, trước đây, mỗi lần cháu khóc quấy, đều là lúc chúng tôi phóng túng việc học Pháp. Lần này cháu khóc quấy, chúng tôi chỉ muốn dùng lý người thường để áp chế, cảnh tỉnh cháu. Sao chúng tôi không tận dụng thời gian ở nhà để học Pháp tu luyện nhiều hơn.

Vì vậy, tôi nói với cháu: “Tiểu Bảo, sẽ không đưa cháu đi nhà trẻ nữa, từ hôm nay trở đi, chúng ta gia tăng thời gian học Pháp, mỗi buổi sáng xem một video Sư phụ giảng Pháp, thời gian cụ thể do cháu quyết định, cháu thấy được không?” Cháu như thể được trường học giao cho làm lớp phó, hưng phấn nói: “Tuân lệnh”. Trong nháy mắt cháu quên hẳn nỗi tức giận, cháu cười híp mắt hô: “Ông ngoại, cha, mẹ, chúng ta bắt đầu nghe Sư phụ giảng pháp thôi!”. Nói xong, cháu bật đĩa DVD, mở TV, rồi ngồi đơn bàn cạnh cha cháu trên sàn nhà, tập trung tinh thần nghe Sư phụ giảng Pháp. Tôi nhìn cháu thần sắc rất nghiêm túc, trong tâm tôi vô cùng tự trách mình, tiểu đồng tu thật tốt biết bao, không thể trách cháu, đều là chúng tôi đã không làm tốt.

Nghe xong Sư phụ giảng Pháp, cháu nói với tôi: “Bà ngoại, cháu muốn nhảy dây, bà đếm giúp cháu nhé.” Một phút hai mươi giây, cháu nhảy được hai trăm cái. Tôi giơ ngón tay cái lên: “Giỏi quá, không hổ danh là học sinh cấp 1”. Nghỉ ngơi một lát, cháu tự giác đi làm nốt bài tập toán, tôi nhìn vào khuôn mặt nhỏ nhắn đỏ hồng của cháu, nhớ lại chuyện xưa vẫn rõ mồn một trước mắt. Lúc cháu mới ra đời, bị bệnh vàng da rất nặng, cần phải nằm viện điều trị. Tôi cùng con gái (con gái tôi tu luyện từ nhỏ cùng tôi) và con rể quyết định không để cháu nằm viện nữa. Về nhà mỗi ngày tôi đọc Chuyển Pháp Luân cho cháu nghe, niệm chín chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-thiện-Nhẫn hảo”. Hai mươi ngày sau, cháu đã hoàn toàn bình phục.

Con rể tôi chứng kiến sự thần kỳ của Đại Pháp, sau đó cũng bước vào tu luyện. Ngày Tiểu Bảo đầy tháng, tôi nhìn thấy trên kính chiếu hậu của ôtô nở rất nhiều hoa ưu đàm bà la, tôi biết là Sư phụ đang khích lệ tôi, muốn tôi dẫn dắt thật tốt tiểu đệ tử. Giọng nói vui tươi của cháu ngoại cất lên cắt đứt dòng hồi ức của tôi:

“Ngã hữu nhất cá đích mộng tưởng
Tổng hữu nhất thiên ngã yếu hồi đáo Thiên thượng
Na thị sinh mệnh chân chính đích cố hương” (Thực hiện ngã đích mộng tưởng – Hồng Ngâm IV)

Diễn nghĩa

“Tôi có một ước mơ
Sẽ có một ngày tôi sẽ trở về trời
Đó là quê hương chân chính của sinh mệnh” (Thực hiện ước mơ của tôi – Hồng Ngâm IV)

Xem nghệ thuật biểu diễn Shen Yun

Những năm trước, vào dịp năm mới, chúng tôi xem chương trình Shen Yun, cháu tôi nói là không hiểu, không muốn xem. Năm nay cháu đã 8 tuổi rồi, vẫn nói như vậy. Tôi rất sốt ruột, phải làm thế nào đây, sắp đến Tết Nguyên Tiêu rồi, tôi nghĩ, không thể lại bỏ qua cơ duyên này.

Hôm đó ngày 14 tháng 1, trước khi ngủ trưa (cháu ngủ trưa cùng tôi), tôi cùng cháu ngoại đọc thuộc lòng bài thơ “Quan Thần Vận” của Sư phụ. Tôi cũng giải thích cho cháu về tiết mục “Đạo duyên”, nội dung tiết mục và vũ đạo rất chấn động. Tôi nói về lựa chọn của hai vị tướng quân, về mấy lần khảo nghiệm của vị tướng quân, đặc biệt khảo nghiệm lần thứ tư: Nhảy xuống khe núi theo sư phụ. Vị sư phụ bảo các đệ tử nhảy xuống khe núi, các đệ tử nhìn xuống khe núi sâu không thấy đáy, ai cũng đều kinh hãi, hai chân run rẩy, đều lùi lại về sau. Sư phụ thở dài lắc đầu, đành tự mình nhảy xuống, nhưng vị tướng quân không như vậy, ông thấy sư phụ nhảy xuống, không chút do dự cũng nhảy xuống theo. Nói tới đây, cháu ngoại tôi kích động nói: “Cháu muốn xem Shen Yun, cháu muốn xem Shen Yun, tối nay, cháu nhất định xem thật kỹ.”

9 giờ 20 phút tối, chúng tôi sau khi học Pháp xong, bật máy tính lên. Đúng là kỳ tích xuất hiện, vừa đúng lúc đang phát đến tiết mục “Đạo duyên”. Tôi và con gái đều bất ngờ, sau đó nhìn nhau cười, không hẹn mà cùng nói: “Tạ ơn Sư phụ, Sư phụ luôn ở bên chúng con”.

Cháu tôi vô cùng cao hứng nói: “Thật tốt quá, thật thần kỳ, đúng tiết mục cháu đang muốn xem.” Cháu ngồi ngay ngắn trên ghế, chăm chú xem không dám chớp mắt, sợ lỡ mất tình tiết. Khi xem đến đoạn tướng quân lựa chọn lên núi Võ Đang tu đạo, tay cháu nắm chặt lại, khi xem đến đoạn tướng quân ném kiếm ngọc xuống khe núi, cháu rất xúc động, cuối cùng xem đến đoạn tướng quân nhảy xuống khe núi, cháu hô to một tiếng: “Cháu cũng dám nhảy”. Xem ra cháu đã hoàn toàn bị hấp dẫn bởi tình tiết của câu chuyện. Lần này, cháu không muốn rời đi, cùng chúng tôi xem hết đến cuối. Mặc dù đêm đã khuya, cháu cũng không buồn ngủ, học theo bộ dạng khôi hài, dí dỏm của tiểu hoà thượng, cháu nhìn tôi nói: “Bà ơi, cháu vẫn muốn xem nữa”. Tôi nói: “Chỉ có thể chờ đến sang năm thôi.” Cháu nghiêm túc nói:

“Minh niên tái lai nhật thái trường” (Quan Thần Vận, Hồng Ngâm III)

Diễn nghĩa:

“Đợi sang năm lại tới xem mà cảm thấy lâu quá” (Xem Thần Vận, Hồng Ngâm III)

Làm tài liệu giảng chân tướng

Cháu ngoại tôi tâm hiếu kỳ rất mạnh và thích làm những gì mới mẻ. Trong thời gian cách ly, mỗi khi tôi làm tài liệu, cháu luôn đứng cạnh, chăm chú xem xem tôi làm như thế nào. Tôi liền tỉ mỉ dạy cho cháu, rất nhanh cháu đã biết cách in ấn, cắt, đóng sách và những kỹ thuật đơn giản khác, hơn nữa làm vừa nhanh vừa đẹp. Tôi không ngừng khen ngợi cháu: “Cháu đúng là tiểu đệ tử của Sư phụ, tiểu trợ thủ của bà.”

Nhưng không lâu sau, cháu trở nên chán và lại không muốn làm nữa. Mỗi khi tôi làm tài liệu thì đi ra chỗ khác, bởi vì cháu coi việc làm tài liệu như một việc vui đùa thôi. Tôi tự hỏi làm sao để hướng dẫn cho cháu đây? Chồng tôi thấy tôi sốt ruột liền nói: “Nó mới hơn 7 tuổi, là một tiểu hài tử, không thể yêu cầu quá cao.” Tôi nghĩ, có Sư phụ chăm sóc, có lẽ nên thuận theo tự nhiên.

Vài ngày sau, vào một buổi sáng khi tôi đi siêu thị về nhà, liền vội vã tải xuống Tuần báo Minh Huệ để in ấn. Cháu tôi nhìn thấy liền nói: “Bà ngoại ơi, bà làm sai rồi, đây là bản cũ.” Tôi nói: “Tiểu Bảo, cảm ơn cháu đã nhắc nhở, đây là in cho dì đồng tu A, vì phong toả tiểu khu, nên dì ấy đã lâu không được xem Tuần báo Minh Huệ.” Cháu nói: “Tại sao dì ấy không tự in?” Tôi nói: “Dì ấy không biết làm” Tôi nhìn cháu một cái và nói: “Cháu nhỏ như vậy mà đã biết cách in ấn, có khả năng làm các việc trợ Sư chính Pháp, không đơn giản đâu.” Cháu hình như có chút sở ngộ, liền nói: “À, hoá ra làm tài liệu cũng là tu luyện, vậy bây giờ cháu muốn làm.” Tôi nói: “Được, chúng ta hãy phân công một chút, cháu làm cuốn sách nhỏ về tình hình dịch bệnh, cần tự mình cắt, đóng sách, làm bìa, cháu hãy làm trước một phần để bà xem, phải cẩn thận, tỉ mỉ, lúc in mặt trái, cho giấy vào phải chú ý nhé.” Cháu trả lời một tiếng: “Cháu hiểu rồi ạ!”

Tôi đứng ở bên cạnh cháu, khi thấy cháu dùng chuột máy tính tìm được tuần san về tình hình dịch bệnh: “Virus hiểm ác, làm thế nào để tự cứu?”. Cháu chọn vào in ấn, chọn số trang, xác nhận, máy in nhận được chỉ lệnh, nhanh chóng in ra những hình ảnh đẹp đẽ. Cháu lật qua lại tài liệu, kiểm tra cẩn thận, tránh làm sai. Sau khi in xong, cháu nhìn vào máy in, chân thành nói: “Cảm ơn, ngươi thật giỏi.” Sau đó cháu cắt giấy, đóng sách, dùng bàn tay nhỏ bé nén phẳng, dán bìa, rồi sau đó cho thành phẩm vào một chiếc túi nhựa. Cháu rất cẩn thận ấn xuống để đẩy không khí trong bao ra ngoài. Cuối cùng đưa cho tôi xem, tôi xem một chút, khen không dứt: “Rất tốt, rất tốt, hai quyển cắt rất bằng nhau, rất nghiêm chỉnh, làm còn tốt hơn bà ngoại.”

Con gái tôi tan làm, về nhà chứng kiến Tiểu Bảo tự làm cuốn sách nhỏ, cao hứng nói: “Con giỏi quá, hãy làm cho mẹ 10 bản, tối nay sẽ đi phát, được không nào?” Cháu mừng rỡ nói: “Được ạ.” Tôi lại hỏi cháu: “Làm hai quyển phải dùng 4 tờ giấy, làm mười quyển thì cần bao nhiêu tờ giấy?” Cháu trả lời: “Hai mươi tờ!” Tôi cười nói: “Cháu giỏi quá, không hổ là tiểu tiến sĩ toán học!”

Trong những ngày ở nhà, cháu ngoại không những phụ trách in ấn tuần san tình hình dịch bệnh, mà còn giúp tôi làm những biểu ngữ treo trên cây, vì không in được lên tiền, liền tự viết lên tiền dòng chữ chân tướng phòng dịch: “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”, viết rất nắn nót, rất đẹp.

Một ngày, cháu tâm sự với tôi, nói: “Bà ngoại, cháu hiểu rồi, làm việc gì cũng không được sinh tâm hoan hỷ, có một lần khi cháu đang cắt giấy làm tài liệu, tâm hoan hỷ của cháu khởi lên, nghĩ thầm, bà ngoại bảo cháu sức nhỏ, mỗi lần chỉ nên cắt một trang, cháu muốn thử cắt nhiều trang một lúc, vì dùng lực bất ổn, nên đã làm hỏng hai trang, thật tiếc.”

Cháu đã thật sự trưởng thành, có thể hướng nội tìm, tôi nhìn gương mặt nhỏ mập mạp đáng yêu của cháu, trong tâm đầy cảm xúc. Hài tử có thể sinh ra trong gia đình chúng tôi, thực sự là duyên phận lớn, dẫn dắt tốt tiểu đồng tu bên cạnh mình, không phải việc một sớm một chiều. Tiểu hài tử cần chúng ta dẫn dắt, đốc thúc, cháu bé cũng có rất nhiều điểm mà chúng ta cần học tập, cháu chính là tấm gương, phản ánh chấp trước, chỗ thiếu xót của chúng ta, tôi nhất định trân quý thánh duyên an bài từ nghìn xưa này, dẫn dắt tốt tiểu đồng tu bên cạnh, viên dung với yêu cầu của Sư phụ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/5/30/404924.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/7/1/185705.html

Đăng ngày 24-09-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share