Bài viết của một phóng viên Minh Huệ tại Thổ Nhĩ Kỳ

[MINH HUỆ 1-8-2020] Các sự kiện đang được tổ chức trên khắp thế giới nhằm nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu ở Trung Quốc vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Trong hai ngày 17 và 18 tháng 7 năm 2020, các học viên ở Istanbul và Mersin, Thổ Nhĩ Kỳ đã tổ chức một cuộc kháng nghị ôn hòa trước Lãnh sự quán Trung Quốc, triển lãm ảnh về cuộc bức hại, và hai buổi thắp nến tưởng niệm các đồng tu bị thiệt mạng trong cuộc bức hại ở Trung Quốc.

Istanbul

Ngày 17 tháng 7, các học viên đã ngồi tĩnh tọa trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Istanbul trong một giờ đồng hồ và phát tài liệu cho xe cộ qua lại trên đường.

59b0f6462d6c8fa83ce291ad392b3dcc.jpg

Kháng nghị ôn hòa trước Lãnh sự quán Trung Quốc

Một chiếc xe đã dừng lại, hành khách xuống xe. Họ nghĩ các học viên đang biểu tình phản đối Trung Quốc về người Thổ Nhĩ Kỳ ở Duy Ngô Nhĩ nên muốn bày tỏ sự ủng hộ. Một học viên nói với họ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bức hại Pháp Luân Công như thế nào suốt 21 năm qua, thậm chí còn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên đang còn sống. Một người đàn ông có tên là Mehmet Reisoğlu, quận trưởng quận Tarabya (nơi đặt tòa lãnh sự quán này), cũng là chủ tịch Câu lạc bộ Thể Thao Tarabya.

Ông cho hay: “Đến giờ, chúng tôi mới chỉ biết đến cuộc bức hại người Thổ Nhĩ Kỳ ở Duy Ngô Nhĩ thôi.” Một người bạn của ông là ông Mustafa Kurt, một hướng dẫn viên du lịch, lấy một tờ rơi và đặt các câu hỏi.

502c11c9728be2b30686c75edeec8894.jpg

Ông Mehmet Reisoğlu, quận trưởng quận Tarabya và chủ tịch Câu lạc bộ Thể thao Tarabya, cùng bạn của ông là Mustafa Kurt bên những tấm áp phích lên án cuộc bức hại

Vào ngày thứ Bảy, 18 tháng 7, các học viên tổ chức một sự kiện trên bờ biển gần Lãnh sự quán Trung Quốc. Họ đã luyện công chung và giảng chân tướng cho người đi đường.

d6b0562d2706cc167264f7350b2f29d5.jpg

Luyện các bài công pháp trên bờ biển Tarabya

Một vài em nhỏ tầm 13 – 14 tuổi đi xe đạp đã dừng lại để lấy tài liệu thông tin. Một trong những em nhỏ này nói sẽ kể về cuộc bức hại cho mẹ cậu, một người rất tích cực hoạt động trên truyền thông xã hội. Chỉ ít phút sau khi sự kiện được bắt đầu, một cô gái cùng mẹ đã đến và ở lại cho đến lúc kết thúc. Họ đã luyện các bài công pháp và lấy tài liệu thông tin về cuộc bức hại.

Các học viên đã khởi đầu chiến dịch truyền thông xã hội kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng để chấm dứt cuộc bức hại. Những người dân từ khắp Thổ Nhĩ Kỳ quan tâm được truyền cảm hứng “Hãy là ngọn đèn trong bóng tối!” Người đi bộ qua đường được mời tham gia chiến dịch này. Họ đã chụp ảnh, đưa lên Fackebook và Instagram để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại.

4d5fa2ada8b3c20cfe2b1c496ce21c65.jpg

Bà Gülten ủng hộ chiến dịch “Hãy là ngọn đèn trong bóng tối”. Bà đã chia sẻ bức ảnh này trên tài khoản truyền thông xã hội của mình.

Bà Gülten cho hay: “Năng lượng ở khu vực này thật tường hòa. Nó là thứ năng lượng thuần khiết lôi cuốn mọi người – nó đã hấp dẫn tôi. Tôi cảm nhận mình như đang chạy lướt trên bãi cỏ lúc luyện các bài công pháp vậy.”

Cháu gái Belis 8 tuổi của bà Gülten luyện bài công pháp thứ năm của Pháp Luân Công – bài tọa thiền, trong tư thế xong bàn, và cũng tham gia thắp nến tưởng niệm.

Trong thời gian diễn ra sự kiện, một nhân viên của tòa lãnh sự đã đứng theo dõi các học viên từ xa. Cảnh sát bảo vệ sự kiện của các học viên ở đó đã chụp được một tấm hình. Sự kiện kết thúc bằng buổi thắp nến tưởng niệm lúc 9h30 phút tối.

2a16630299e1b3343bac074d357421e3.jpg

Thắp nến tưởng niệm ở Istanbul

Nâng cao nhận thức về cuộc bức hại ở Mersin

Các học viên ở Mersin đã tổ chức một cuộc triển lãm ảnh với chủ đề “Hành trình của Pháp Luân Đại Pháp” vào thứ Bảy ngày 18 tháng 7. Họ đã quảng bá hình ảnh của Pháp Luân Đại Pháp và nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Triển lãm được tổ chức trước giảng đường trên mặt biển, nơi đông đúc nhất thành phố. Các học viên còn luyện công và thu thập chữ ký giúp chấm dứt cuộc bức hại đã kéo dài 21 năm qua. Nhiều người từng nghe nói đến cuộc bức hại đã ký đơn thỉnh nguyện.

07fbd792443f503ea434e73e5da99448.jpg

Triển lãm ảnh Hành trình của Pháp Luân Đại Pháp nói rõ việc Sư phụ Lý Hồng Chí đã giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp ra công chúng năm 1992, sự phổ biến của Pháp Luân Công ở Trung Quốc, nhưng sau đó là bị cấm và phỉ báng. Hoạt động buôn bán thu hoạch nội tạng được trình bày chi tiết. Nhiều người xem triển lãm hết sức kinh ngạc trước những tình tiết của cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc và đã ký tên vào bản kiến nghị không chút do dự.

1195956e8de917e508ae2c36b3794e07.jpg

Senay và Birgül

Senay và Birgül xem toàn bộ triển lãm và thu được thông tin chi tiết về cuộc bức hại ở Trung Quốc. Họ cho biết họ phản đối cuộc bức hại và nó không nên xảy ra ở Trung Quốc. Họ cũng đã ký tên thỉnh nguyện.

Một người đàn ông cùng con gái nhỏ đến xem triển lãm. Sau khi tìm hiểu sự thật về cuộc bức hại, anh cho rằng virus tràn lan trên thế giới hiện nay xuất phát từ Trung Quốc là có lý do, và một ngày nào đó những kẻ hành ác chắc chắn sẽ bị trừng phạt.

Ông Emir, một cựu nhân viên nhà nước, sau khi xem xong các bức ảnh triển lãm, cho biết ông chưa từng nghe nói đến nhóm người nào bị bức hại tàn bạo đến vậy, ngoài những người Thổ Nhĩ Kỳ ở Duy Ngô Nhĩ. Ông đã ký vào bản kiến nghị, và cho hay ông phản đối những kẻ bức hại người Thổ Nhĩ Kỳ và bất cứ ai vì đức tin của mình.

Tối cùng ngày, các học viên đã tổ chức thắp nến tưởng niệm ở Marina AVM, một trung tâm mua sắm ngoài trời nổi tiếng nhất thành phố. Trong thời gian thắp nến, nhiều người đã nghe chân tướng về cuộc bức hại và nhận được cuốn tài liệu nhỏ (thông tin về Pháp Luân Đại Pháp).


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/8/1/186139.html

Đăng ngày 07-08-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share