Bài viết của học viên ở Đại Lục

[MINH HUỆ 31-07-2020] “Giải trí đến chết” (Amusing Ourselves to Death) là tựa đề của một cuốn sách bán chạy nhất trên toàn thế giới vào những năm 1930. Trong cuốn sách này, tác giả Neil Postman đã nêu ra một vấn đề khiến cho người đọc không khỏi kinh ngạc, đó là chúng ta đang trầm mê trong sự khoái lạc tạo ra bởi những công cụ hiện đại mà không thể tự mình vực dậy, nó không chỉ khiến cho chúng ta mất đi năng lực tư duy nghiêm túc, mà còn có thể dẫn đến việc văn hóa nhân loại sẽ bị tiêu vong.

Phần khái luận của cuốn sách này được trình bày như sau: Tìm về truyền thống có thể giúp con người hình thành phương thức tư duy nghiêm túc và lý tính. Thông qua việc thấu hiểu truyền thống, tầm nhìn của con người sẽ được mở mang, tăng cường tri thức, làm phong phú trí huệ, năng lực phân tích lý luận và năng lực phán đoán trí huệ đều được nâng cao.

Thuận theo sự xuất hiện của kỹ thuật truyền hình và chụp ảnh, những tín tức rời rạc này đã phá vỡ xã hội lý tính. Những loại tín tức con người đang tiếp xúc hiện nay không cách nào khiến cho họ có tư duy mang tính lý luận. Khi những tín tức này không thể tác động đến hành động thực tế của nhân loại thì chúng chỉ còn được dùng vào một chỗ duy nhất chính là mang đến thú vui tiêu khiển và thoải mái cho con người. Nhiệm vụ của truyền hình là tạo ra cảm giác khoái lạc khiến cho con người không cần phải động não suy nghĩ nhưng cũng có thể cảm thấy vui vẻ và thoải mái.

Nếu như chúng ta bước vào một thời đại vứt bỏ hết thảy những loại hình sinh hoạt công cộng nghiêm túc thì nhân loại sẽ không ngừng tiêu hao tinh lực vào những vở kịch opera và các show truyền hình nhốn nháo, nền văn hóa của nhân loại sẽ phải đối mặt với bờ vực nguy hiểm, không còn cách nào tránh khỏi kiếp nạn diệt vong.

Vào thời đại vui chơi tiêu khiển vô độ như hiện nay, kẻ hủy diệt nhân loại không phải là “kẻ thù”, mà rất có thể là thú vui tiêu khiển kia.

Tôi có chút cảm khái khi xem xong lời giới thiệu tóm tắt về cuốn sách này. Sự thoải mái vừa phải thích đáng có thể giúp giảm bớt áp lực, khiến cho tâm tình nhẹ nhõm. Tuy nhiên, người luyện công trầm mê trong khoái lạc chính là đang buông lơi tu luyện, buông bỏ phản bổn quy chân, buông bỏ thệ ước của bản thân mình, cũng chính là đang bước vào chỗ cùng đường mạt lộ.

Trong hiện thực này, có người vừa học Đại Pháp, vừa xem phim truyền hình, vui chơi cưỡi ngựa xem hoa, chơi mạt chược, trang điểm làm đẹp, nghiên cứu ẩm thực, nuôi gà nuôi vịt, trồng hoa làm vườn, kiểu gì cũng có. Họ ở trong cái tình để hưởng thụ cuộc sống của người thường, đồng thời cũng đang hoang phí thời gian tu luyện quý giá nghìn vàng. Thời gian tiêu khiển càng nhiều thì tâm thích rong chơi càng lúc càng nặng, tâm tu Đạo càng lúc càng nhạt.

Bàn về trạng thái của bản thân mình, có người còn viện ra đủ loại lý do cho rằng bản thân có lý mà thao thao bất tuyệt. Có một đồng tu sau khi bị phát hiện đang ở sòng đánh mạc chược, bà ấy còn dám nói là: “Tôi đã xem xong sách rồi và cũng đã dán xong biểu ngữ chân tướng.” Ý tứ câu nói của bà ấy là: “Tôi đã hoàn thành nhiệm vụ rồi. Tôi cũng cần phải nghỉ ngơi một chút.” Các đồng tu khác cũng không biết nói gì hơn, tu luyện là việc của chính mình, bản thân cần phải nghiêm khắc yêu cầu chính mình. Có người còn cho rằng mỗi ngày xem sách một giờ đồng hồ, sau đó đi ra ngoài dán biểu ngữ chân tướng thì được tính là tu luyện rồi. Trong thời gian còn lại, mình nên buông lỏng tâm tình một chút để hưởng thụ cuộc sống này. Kỳ thực đây chỉ là làm qua loa lấy lệ, chứ không phải là tinh tấn thực tu. Có nhiều đồng tu quên ăn, quên ngủ để dành ra thời gian làm ba việc, cũng có đồng tu ở trong lao ngục vẫn đang học thuộc Pháp khi phải đối mặt với cái chết. Chúng ta hãy thử so sánh một chút, nếu mỗi ngày đều thoải mái và không phải lo nghĩ gì thì chúng ta có còn xứng đáng là đệ tử của Sư phụ hay không?

Có đồng tu còn lén lút xem tiểu thuyết trong suốt thời gian dài không để cho ai biết, về sau đồng tu này đã bị bắt đi và bị kết án nặng nề. Còn có một vị giáo sư đại học, dù đã hơn 70 tuổi nhưng ông ấy vẫn thích rong chơi, buông lơi tu luyện nên đã mắc bệnh ung thư và qua đời một năm sau đó. Có đồng tu được thả ra sau khi bị bức hại, anh ta đã trốn về nông thôn nuôi gà vịt để xua tan nỗi buồn.

Sư phụ giảng:

“Tu luyện và Chính Pháp là nghiêm túc; có thể biết quý tiếc giai đoạn thời gian này hay không—trên thực tế—chính là có thể có trách nhiệm đối với bản thân được hay không. Giai đoạn này sẽ không lâu; nhưng nó có thể tôi luyện được những Giác Giả, Phật, Đạo, Thần vĩ đại tại các tầng khác nhau thậm chí cho đến uy đức của Chủ các tầng khác nhau; [nó] cũng có thể làm cho một người tu luyện buông lung bản thân sẽ bị huỷ hại từ một tầng cao phi thường dẫu chỉ trong một buổi sớm.” (Đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Có đồng tu lúc đến Bắc Kinh thỉnh nguyện nhìn thấy ngoài cửa xe Thần Phật theo cùng, đường đường chính chính giương cao biểu ngữ trên quảng trường Thiên An Môn, bà ấy nói rằng mình đã nằm mơ thấy tên mình nằm trên bảng vàng ở hàng đầu, và đây có thể chính là quả vị tương lai của bà ấy. Tuy nhiên về sau, bà ấy ở nhà chăm lo con cháu, xem truyền hình, ăn thực phẩm dinh dưỡng, ham ăn ham chơi, thích hưởng thụ, đến Pháp cũng chẳng thèm học và cũng không đi cứu người nữa. Thú vui tiêu khiển đang phóng to chấp trước nhân tâm, dục vọng, ma tính, nó khiến cho một người tu luyện khá tốt quay trở về làm một người thường. Một người đã từng tràn đầy tinh lực như bà ấy hiện nay mắc phải bệnh tật đầy thân.

Tôi mong rằng những đồng tu giống như vậy hãy thay đổi suy nghĩ một chút: Trước mắt là thời khắc then chốt vũ trụ Chính Pháp, là thời kỳ phi thường chúng sinh đang phải đối mặt với nguy cơ diệt vong, hết thảy chúng Thần đều đang quan sát. Chúng ta không bước ra trợ Sư chính Pháp, mà suốt ngày chỉ cho gà ăn, dọn phân gà, lấy trứng, nuôi gà để tiêu khiển, hoặc là chơi mạt chược suốt đêm, xem tiểu thuyết, lướt web, xem phim truyền hình, những việc này chẳng phải rất đáng buồn cười sao? Lẽ nào đây là tiến bước trên con đường của Thần? Đây có phải là tu Phật một cách nghiêm túc không? Đây có phải là trợ Sư chính Pháp chăng? Những sinh mệnh như vậy có xứng đáng để Đại Pháp cứu độ chăng? Thử hỏi họ có thể trở thành vương chủ trong vũ trụ tương lai hay không? Tu luyện như chèo thuyền ngược dòng, không tiến lên ắt sẽ thụt lùi. Nếu chúng ta không phải là thượng sĩ dũng mãnh tinh tấn thì chính là trung sĩ nhược tồn nhược vong.

Bởi vì thú vui tiêu khiển không có chút áp lực nào, nhẹ nhàng tự tại, thoải mái tiêu diêu, không cần chịu khổ, không cần phải khoét tim khoan xương để tìm bản thân mình, cũng không cần mạo hiểm đi giảng chân tướng; cho nên có đồng tu lúc đầu chỉ muốn buông lung một chút, nhưng hậu quả là càng chơi nhiều thì càng muốn chơi, sau khi nghiện thành thói quen thì không thể vực dậy được nữa, cho đến cuối cùng hoàn toàn bị thú vui tiêu khiển bắt cóc đi mất. Việc này cũng giống như bị trúng độc vậy. Kỳ thực bản thân việc tiêu khiển vô độ chính là an bài của cựu thế lực, là ma tính bộc phát, mục đích của nó chính là hủy rớt người tu luyện.

Sư phụ giảng:

“Con người hiện đại phân biệt không rõ hành vi khi biểu hiện là tư tưởng bản thân chư vị hay là bị nhân tố phụ diện khống chế. Ở bề mặt thì thấy hết thảy hành vi của chư vị đều rất tự nhiên, chư vị thậm chí cảm thấy nguồn gốc tư tưởng chư vị đều rất tự nhiên; chư vị phân biệt không rõ đâu thật sự là bản thân chư vị nghĩ, đâu là nhân tố ngoại lai khống chế chư vị, dẫn dắt dục vọng của chư vị, hấp dẫn các loại thứ chư vị nghiện, bất kể chư vị thích là gì. Tu luyện trong hoàn cảnh như vậy, rất là khó.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York kỷ niệm 25 năm Đại Pháp hồng truyền [2017])

Con người càng ăn nhiều càng thèm, càng ngủ nhiều càng lười, càng thoải mái càng muốn thoải mái hơn nữa. Lúc chúng ta ham chơi thì chính là đang truy cầu an dật, truy cầu phóng túng, cũng là đang phóng đại ma tính. Sư phụ giảng:

“… cầu những gì là chư vị tự quyết định, người thường đều có ma tính và Phật tính, tư tưởng hễ không đúng đắn thì ma tính sẽ khởi tác dụng.” (Pháp định, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Đối với tu luyện mà nói, ham chơi tiêu khiển vô độ tuyệt không phải là điều gì khiến người ta nghe thấy đã sợ, mà nó chính là khảo nghiệm từng thời từng khắc bày ra trước mắt mỗi người chúng ta. Sư phụ đã nhiều lần nhấn mạnh:

“… là không được buông lơi” (Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp)

Chỉ có làm được thời thời khắc khắc tinh tấn thì mới thật sự là không buông lơi.

Sư phụ giảng:

“Chúng ta ngồi đây có những học viên, tôi biết, là không tinh tấn, có những [vị] thậm chí rất không tinh tấn, mà Sư phụ đang nghĩ, rằng chư vị làm sao bây giờ? Tại sao chư vị không có chính niệm? Sư phụ chẳng phải là tới cứu chư vị, bộ Pháp này chẳng phải là tới cứu chư vị? Hơn nữa trên thân chư vị còn kiêm cả chức trách cứu người khác, bản thân thực thi chưa tốt, thì làm sao bây giờ? Không thực hiện thệ ước của mình với Thần, thì hậu quả là mình đã định ra trong thệ ước.” (Giảng Pháp ở Pháp hội quốc tế miền Tây Mỹ quốc năm 2013)

Cho nên, chúng ta cần phải thanh tỉnh, chúng ta đến đây để tu luyện, không phải là đến để tiêu khiển vui chơi. Chúng ta đến đây để cứu người, chứ không phải đến đây để hưởng thụ. Trong tu luyện mỗi thời mỗi khắc đều cần phải nghiêm khắc yêu cầu bản thân mình, cần phải biết khó mà tiến lên, không thể thấy khó là lùi bước.

Những bài chia sẻ như “An dật và hủy diệt”, “Cảnh giác với ba con ma lớn thời hiện đại”, “Trân quý mỗi từng thời khắc” v.v. đăng trên Minh Huệ Net đều được viết rất tốt, tôi mong rằng mọi người thường xuyên đọc những bài chia sẻ cảnh giác về tâm an dật, tinh tấn không giải đãi thì mới có thể tiến đến viên mãn.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2020/7/31/409780.html

Đăng ngày 02-08-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share