Loạt báo cáo hội nghị đại biểu nhân quyền Liên Hiệp Quốc lần thứ 13
Theo một phóng viên của chúng tôi từ Geneva, Thụy Sĩ
[MINH HUỆ 13-3-2010] Từ tháng 7 năm 1999, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện cuộc bức hại chưa từng có với Pháp Luân Công. Trong mười một năm bức hại, hàng triệu học viên Pháp Luân Công đã bị giam trong các trại lao động cưỡng bức, các trung tâm tẩy não, v.v. Các dữ liệu thu thập được trong mười một năm bức hại cũng tiết lộ cách nào chính phủ Trung Quốc đã dùng các bệnh viện tâm thần để bức hại các người bất đồng ý kiến và đã cố tình sử dụng các chất hóa học làm hủy hoại thần kinh để tạo nên sự đau đớn, ép những nhà chuyên môn y khoa để trở thành các đồng lõa của sự bức hại.
Bà Phòng Tư Ấp kể bà bị chích những thuốc tâm thần như thế nào trong lúc bà bị giam tại Trung Quốc, trong khi Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc ông Manfred Nowak lắng nghe.
Bà Vương Tuệ Mẫn diễn tả ảnh hưởng của thuốc mà bà bị ép dùng trong khi bà bị giam tại Trung Quốc.
Ngày 11 tháng 3 năm 2010 trong Hội nghị đại biểu nhân quyền Liên Hiệp Quốc lần thứ 13, Nhóm nghiên cứu nhân quyền Pháp Luân Công (FLHRWG) trình bày một danh sách tổng hợp các cơ sở y khoa, gồm các bệnh viện, viện tâm thần, và phòng mạch đã tham gia trong cuộc bức hại cho Báo cáo viên đặc biệt Liên Hiệp Quốc về tra tấn. Giáo sư Manfred Nowak và trợ lý của ông gặp mặt với ba trong các nạn nhân của tra tấn và lắng nghe chăm chú họ kể lại các cuộc tra tấn mà họ đã chịu đựng và chứng kiến. Các nhà đại diện của FLHRWG đã trình các dữ liệu thu thập được về các cuộc tra tấn thực hiện trên các học viên Pháp Luân Công cũng như các bệnh viện tham gia vào cuộc tra tấn y khoa và trình ra các phương cách đặc biệt để buộc các kẻ bức hại phải chịu trách nhiệm.
1. Ba nạn nhân của tra tấn kể lại kinh nghiệm của họ với Báo cáo viên đặc biệt
Ba học viên Pháp Luân Công, bà Mỹ Toàn, một nghệ sĩ độc diễn đàn nhị của Đoàn Nghệ thuật Thần Vận, bà Vương Huệ Mẫn, nghệ sĩ và phó giám đốc của Sở nghệ thuật chỉnh sửa báo chí Hoa Thành, và bà Phòng Tư Ấp, nghệ sĩ trang điểm từ Trung Quốc, cùng với các người đại diện FLHRWG, có cuộc nói chuyện với Báo cáo viên đặc biệt và trợ lý của ông. Văn phòng của Báo cáo viên đặc biệt về tra tấn đã nhận hàng trăm trường hợp bị bức hại với đầy đủ tài liệu trong mấy năm qua và đã vượt qua nhiều khó khăn vô cùng để sắp xếp được một cuộc đến tận nơi chốn năm 2005. Giờ đây, trong Hội nghị đại biểu nhân quyền Liên Hiệp Quốc, họ đã có cơ hội để nghe trực tiếp chi tiết các câu chuyện tra tấn mà các học viên Pháp Luân Công đã nhận chịu.
Bà Mỹ Toàn là một nhạc sĩ tài năng tại Trung Quốc. Trước khi bà trốn thoát đến Mỹ Quốc, bà đã nhiều lần bị mang đến nhà giam cảnh sát chỉ vì bà tập luyện Pháp Luân Công. Bà bị giam trong bảy ngày vào tháng 7 năm 1999. Từ đó bà đã bị mang đi nhiều lần nữa. Lần thứ nhì trong 42 ngày, lần thứ ba cho 60 ngày, và lần thứ tư cho 75 ngày. Bà vẫn từ chối từ bỏ đức tin của bà nơi Pháp Luân Công, và đã bị kết án bốn năm tù sau một cuộc xét xử giả tạo. Trong lúc bị giam 75 ngày năm 2001, bà bị cấm không cho ngủ trong khi bị còng xích trên một chiếc ghế.
Bà Phòng, mà hiện nay sống tại Phần Lan, bị tra tấn giữa tháng 4 và tháng 7 năm 2001. Các mật thám của Phòng 610 Cát Lâm và Nhóm Quân đội số 465 chích bà với những thứ thuốc không rõ, dẫn đến bị sốc, cứng lưỡi, nhịp tim chậm lại, đau đớn tinh thần và thể chất, ảo giác, và mắt mờ. Các bác sĩ của ĐCSTQ thậm chí muốn thực hiện sự giải phẫu trên bà, nhưng người nhà của bà đến kịp lúc và từ chối ký tên bản đồng ý, vì vậy cuộc giải phẫu bị hủy bỏ.
Bà Vương bị bắt 7 lần tại Trung Quốc vì bà tập luyện Pháp Luân Công. Bà tuyệt thực trong bốn tháng để phản đối sự bức hại của ĐCSTQ. Bà bị ép ăn với những thứ thuốc không rõ, dẫn đến sự thay đổi giới tính, như là làm nở lớn hạch cổ Adam, râu mặt, và tóc đen trên tay chân. Bà bị cấm không cho ngủ chín ngày đêm liên tiếp với chỉ một giờ ngủ mỗi ngày. Bà bị nhốt trong một phòng trong ba ngày và chịu những tiếng động lớn liên tục. Bà gần như bất tỉnh.
2. FGHRWG trình bày các dữ liệu thu thập được từ các bài báo cáo của mạng lưới Minh Huệ của các nạn nhân bị tra tấn và các cơ sở y khoa liên can đến cuộc bức hại.
Vì Hội nghị đại biểu nhân quyền Liên Hiệp Quốc lần thứ 13 đã yêu cầu Báo cáo viên đặc biệt chú ý cuộc tra tấn tâm thần, FGHRWG đã tập hợp một báo cáo của 1088 vụ học viên Pháp Luân Công bị tra tấn liên can đến chích các thuốc bệnh tâm thần. Họ tìm thấy hơn 200 bệnh viện đã thực hiện các cuộc tra tấn đó. Một phần lý do tại sao thế giới không lưu tâm đến vấn đề này là vì các nạn nhân xuất hiện xem như là bình thường trên bề mặt, nhưng người ta không thể nhìn thấy các thương tích ở bên trong. Các thuốc này có thể gọi là thuốc giết tinh thần. Các nhà y khoa mà tham dự vào các hành động này là tội phạm. FGHRWG yêu cầu Báo cáo viên đặc biệt về cách nào ngưng các tội phạm đó đi ra hải ngoại và cấm không cho họ vào nước vì họ là những tội phạm. Các bệnh viện mà làm những hành động như vậy phải bị cấm việc đăng trình tài liệu khoa học. Càng ngày càng có nhiều trường hợp các bác sĩ y khoa liên can đến việc tra tấn các học viên Pháp Luân Công. FGHRWG đề nghị Hội nghị nhân quyền chỉ định một Báo cáo viên đặc biệt chuyên về sự liên can của các chuyên gia y khoa trong việc bức hại vì đó là một vấn đề quá nghiêm trọng.
Có khoảng một ngàn nạn nhân bị tra tấn mà đã thoát khỏi Trung Quốc và bây giờ đang sống ở hải ngoại. Chính phủ Trung Quốc đã phủ nhận cuộc tra tấn và từ chối yêu cầu của Báo cáo viên đặc biệt được đến tận nơi. FGHRWG đề nghị rằng vì chính phủ Trung Quốc tiếp tục từ chối yêu cầu đến tận nơi, Liên Hiệp Quốc phải tìm cách mang các nạn nhân bị tra tấn đến Liên Hiệp Quốc để họ có thể làm chứng mà không sợ bị liên can đến sinh mạng của họ.
3. Đề nghị của văn phòng Báo cáo viên đặc biệt về tra tấn
Trong buổi nói chuyện, Báo cáo viên đặc biệt và trợ lý của ông yêu cầu các nạn nhân và nhà đại diện FLHRWG lập những hồ sơ như thế này mà chưa được lập hồ sơ qua các thủ tục thông tin khẩn cấp. Thậm chí nếu các trường hợp đã xảy ra cách đây nhiều năm, chính phủ vẫn phục tùng sự bắt buộc điều tra các trường hợp và báo cáo lại. Cả nếu họ không trả lời, có cái gì đó đã được ghi vào trong bộ máy báo cáo. Vấn đề này đã được chuyển đến chính phủ Trung Quốc nhưng không bao giờ được trả lời, chỉ điều này sẽ được ghi lại cho thế giới nhìn thấy.
Có những Báo cáo viên đặc biệt khác mà nhóm nghiên cứu có thể gửi khiếu nại của họ. Trong trường hợp sự liên can của các bác sĩ y khoa vào cuộc tra tấn, các tội ác có liên can đến cả tra tấn và Báo cáo viên đặc biệt cho Quyền có sức khỏe. Khi có nhiều khu vực mà qua lại với nhau, thì trường hợp phải được nộp đến cả hai để họ có thể làm việc cùng nhau để tiến đến một sự trả lời.
Văn phòng của Báo cáo viên đặc biệt về tra tấn đề nghị về các bác sĩ mà có thể đi ra ngoài Trung Quốc – làm thế nào khiến cho họ phải chịu trách nhiệm. Điều lệ Liên Hiệp Quốc số 5 về thẩm quyền ngoại giao phải được áp dụng. Điều lệ số 5 cho các quốc gia thành viên các quyền chống tra tấn. Nếu như người bị tình nghi tra tấn du hành ra ngoài nước, quốc gia tiếp đón phải bắt người đó nếu có ai đó đã nộp một đơn thưa đến chính quyền sở tại của quốc gia tiếp đón. Các chính quyền sở tại bị bắt buộc phải nhận trường hợp dưới lý do của hiệp định Liên Hiệp Quốc chống tra tấn. Trường hợp phải được nộp đơn như một trường hợp hình sự đến hệ thống công lý khi mà người đó đi đến quốc gia đó. Tất cả các quốc gia thành viên phải bị bắt buộc đi theo luật nhân quyền Liên Hiệp Quốc .
Từ khi ĐCSTQ bắt đầu sự bức hại Pháp Luân Công, các cuộc tra tấn thể chất và tinh thần đã bị sử dụng rộng rãi trên các học viên Pháp Luân Công để buộc họ từ bỏ đức tin của họ. Trong bài báo cáo của ông trên sứ mệnh của ông đến Trung Quốc năm 2005, Báo cáo viên đặc biệt về tra tấn ghi rằng 66% các trường hợp nói là tra tấn mà ông đã nhận được là những trường hợp chống các học viên Pháp Luân Công.
Các trường hợp mà FLHRWG nộp lên là tập hợp từ những trường hợp mà đã đăng trên mạng lưới Minh Huệ. Các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc đã bị nguy hiểm lớn lao để nộp đến Minh Huệ các tin tức đầu tay của họ.
Để trả lời một câu hỏi trong khóa đặc biệt ngày 12 tháng 3, giáo sư Nowak nói rằng ông có đi đến tận nơi năm 2005 và thấy rằng Pháp Luân Công quả nhất định có bị kỳ thị. Ông đã gặp một vài học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc và nhận được những tin tức đầu tay về cuộc tra tấn các học viên Pháp Luân Công.
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/3/13/115314.html
Đăng ngày 29-03-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản