Hàng ngàn học viên Pháp Luân Công khỏe mạnh và đầy đủ trí tuệ đã bị giam cầm trong các bệnh viện tâm thần. Trong số họ là những thầy giáo, cô giáo, luật sư và chuyên gia, họ bị dán nhãn là bệnh nhân tâm thần vì phơi bày những sự kiện tra tấn bức hại Pháp Luân Công cho công chúng, hay đơn giản là vì luyện tập Pháp Luân Công. Nhằm phá hủy ý chí và cưỡng chế họ từ bỏ Pháp Luân Công, nhân viên bệnh viện đã cho họ uống những “liều thuốc” tâm thần hoặc những liều thuốc khác tác dụng phá hủy hệ thống thần kinh, thường gây cho các nạn nhân nói lắp, nói nhảm và sụp đổ tinh thần, dẫn tới một sự đau đớn kinh khủng về thần kinh và thể xác. Hình thức tra tấn này thường gây ra những chấn thương thần kinh vĩnh viễn, và những tổn thương tinh thần không thể chữa trị. Nhiều người đã chết vì “được điều trị”, rất nhiều người khác đã bị phá hủy hệ thống thần kinh vì bị khủng bố bằng phương pháp cứng này và những áp lực tâm lý trong các bệnh viện tâm thần.

Học viên bị giam giữ trong những bệnh viện tâm thần cũng bị cưỡng chế tham gia chiến lược tẩy não nhằm cải biến họ chống đối Pháp Luân Công; họ bị tra tấn bằng thủ đoạn giật điện, ngao ưng-không cho ngủ, và cho uống hàng tá những liều thuốc mạnh.

Hiệp hội Tâm thần Thế giới đã thông qua vào tháng 8, năm 2002, để điều tra, nhưng các nhà cầm quyền của Trung Cộng đã liên tiếp từ chối họ tham gia vào bất cứ trường hợp tâm thần nào.

Vương Tích Cầm, Đại Pháp Đệ tử tại Thành phố Trùng Khánh, 29 tuổi, bị giết hại bởi thuốc độc

Đại Pháp Đệ tử từ Thành phố Trùng Khánh Vương Tích Cầm, bị cảnh sát địa phương Thành phố Trùng Khánh bắt giữ. Vào ngày 29, tháng 7, 2000, Vương Tích Cầm bị phi pháp tống giam vào trại Cưỡng bức Lao động Nữ Mao Gia Sơn Thành phố Trùng Khánh và bị kết án bất hợp pháp hai năm tù lao động nặng cải tạo. Trong thời gian đó, Cô Cầm bị cưỡng chế vào những cuộc tra tấn tàn độc tinh thần và thể xác, khiến Cô suy kiệt từng ngày, chỉ còn da bọc xương, khiến cô không thể tự chăm sóc mình được. Với lý do điều trị “bệnh”, cảnh sát ra lệnh 7-8 phạm nhân ma túy bức thực Cô Cầm bằng một loại thuốc độc không rõ tên, làm Cô lâm vào trạng thái hôn mê bất tỉnh.

Nhận thấy tính mệnh Cô Cầm nguy cấp, trại lao động gửi Cô về nhà để tránh trách nhiệm. Sau khi về nhà, Cô lâm vào tình trạng nguy ngập, nôn mửa ra máu và đại tiện ra máu đen. Thân thể rất yếu ớt. Cô khó thở, ho và nôn mửa. Cô cảm thấy đau giữ dội ở bụng dưới vì bị tích trướng [Một khối chất lỏng máu trong vùng bụng dưới], Cô không thể ngủ đêm đó. Vào ngày 23, tháng 9, năm 2003, Cô Cầm từ trần, lúc mới chỉ 29 tuổi.

“Nếu chúng tôi tiếp tục tiêm những liều thuốc này cho Bà, toàn bộ cơ thể và ngũ tạng của Bà sẽ bị khô và Bà sẽ đau đớn đến chết.

Cụ bà Bà Hầu Kim Nguyên

Cụ Bà Hầu Kim Nguyên, 59 tuổi, là Đệ tử Đại Pháp từ Huyện Thạch Môn, Thị trấn Thường Đức, Tỉnh Hồ Nam.

Các nhà cầm quyền đã giam giữ Bà Nguyên nhiều lần và cố gắng ép buộc Bà từ bỏ tập luyện Pháp Luân Công. Cuối cùng, Bà tuyệt thực để phản đối giam cầm bất hợp pháp. Trả đũa lại, Bà bị chuyển đến trại tâm thần, nơi cảnh sát đã tiêm cho Bà những liều thuốc không có tên. Lưỡi và đầu Bà tê cứng. Ngày thứ 3 sau khi tiếp tục tiêm thuốc, một y tá lặng lẽ nhìn Bà và nói: “này bà cụ, bà phải cố ăn, Nếu chúng tôi tiếp tục tiêm những liều thuốc này cho bà, toàn bộ cơ thể và ngũ tạng của bà sẽ bị khô và bà sẽ đau đớn đến chết.” Bà Nguyên đã không phục tùng mệnh lệnh của cảnh sát vì thế Bà đã bị tiếp tục tiêm thuốc. Vào ngày thứ 5 hai chân Bà bị tê cứng và không thể đứng dậy. Đến cuối tháng, hai chân Bà hoàn toàn tê liệt. Thêm hai tuần nữa, những liều thuốc đã làm đôi mắt Bà mù hẳn.

Trường hợp Cụ bà Mạc Thủy Kim

Đệ tử Đại Pháp bà Mạc Thủy Kim, 64 tuổi, là một cán bộ về hưu của Tập đoàn Ô tô Trườn An, Thạnh phố Trùng Khánh. Bà bị bắt vì tập luyện Pháp Luân Công ngoài công viên Bích Tân, Quận Giang Bắc, Thành phố Trùng Khánh và bị giam cầm tại trại cưỡng bức lao động Nữ Thành phố Trùng Khánh. Ở đó Bà đã bị đánh đập thẩm tệ cho đến khi Bà ho ra máu.

Sợ rằng Bà sẽ chết trong trại lao động, cảnh sát đã sắp xếp cho Phòng 610 của Tập doàn Trường An chuyển bà đến Bệnh viện của Tập đoàn Trường An. Khi bà khỏe hơn, Bà đã yêu cầu thả Bà ra.

Sợ rằng Bà sẽ phơi Bày những hình thức tra tấn khủng khiếp đã trải qua trong trại lao động, lãnh đạo đã sắp xếp cho nhiều nữ cảnh sát mặc đồng phục bác sỹ đến chăm sóc và cầm chân Bà. Vào ngày 30, tháng 10, 2001, họ tiêm cho Bà một liều thuốc gọi là “Euthenasia (Easy Death’-‘Chết thanh thản’)”. Bà gục xuống và từ trần.

Trần Anh, 57 tuổi, Đệ tử Đại Pháp từ Quận Hạ Quan, Thành phố Nam Kinh, Tỉnh Giang Tô

“…Cảnh sát đã còng tay và xích tôi lại rồi gửi tôi đến một bệnh viện. Họ yêu cầu các bác sỹ tiêm thuốc làm khô tĩnh mạch vào cơ thể của tôi. Khi thuốc phát huy tác dụng, tôi cảm thấy mạch máu của tôi quá đau đớn, như thể là chúng bị toác ra từng đoạn, tim tôi đập khủng khiếp. Khi ấy tôi nghĩ rằng nếu tôi không phải là một người có những niềm tin đã giúp tôi không suy sụp và có thể nhẫn chịu, tôi đã chết cứng vì đau tim. Sau khi tôi được tiêm thuốc khô tĩnh mạch, họ gửi tôi đến Đồn Cảnh sát Bát Bảo Sơn, và sau đó tôi được thả.”

“ …Từ khi tôi bị tiêm thuốc khô tĩnh mạch, nữa người bên trái của tôi thường xuyên co giật. Cảm thấy thần kinh tê cứng và đau đớn. Tôi trở nên rất dễ xúc động và thất vọng, và luôn cảm thấy như tôi phải chịu đựng nhiều áp lực. Thường thì tôi cảm thấy rằng tôi không thể chịu đựng thêm nữa và sắp đổ người về một phía. Sau đó, tôi cảm thấy bị mất trí nhớ. Tôi luôn buồn ngủ. Rồi mất hết trí nhớ về những gì tôi đã thấy và đã nghe trong sự giam cầm lâu dài. Khi tôi trở lại Pháp, tôi thấy một vài tấm hình của học viên Pháp Luân Công đang bị tra tấn. Nó nhắc lại trí nhớ tôi và làm tôi nhớ lại toàn bộ những gì đã trải qua…”

“Tôi luôn bị choáng và lờ mờ…”

Không lâu sau khi tôi bị ép vào bệnh viện tâm thần, họ lại bắt được một đồng tu khác. Sau khi cô bị tiêm những liều thuốc và cho cô đến bộ phận chăm sóc đặc biệt, lúc đầu Cô cảm thấy hôn mê và sau đó trở nên ảo giác. Cô ngồi trên sàn nhà và cố gắng nhặt lên những thứ từ khắp sàn nhà, rồi càm nhàm rằng chúng bị bao phủ bằng những con rệp. Tôi cảm thấy rất buồn cho Cô và dìu Cô về giường. Sau một lúc Cô lại lặp lại quá trình ấy. Họ ghi tên của hai chúng tôi lên bảng đen trong phòng trực và yêu cầu rằng nhân viên bệnh viện phải theo giõi cẩn thận cho chúng tôi uống thuốc. Tôi bị giam cầm trong bệnh viện tâm thần trong suốt hơn 4 tháng, trong thời gian đó tôi luôn cảm thấy choáng váng và lờ mờ vì những liều thuốc hành hạ hàng ngày. Tôi cảm thấy buồn nôn và rất yếu, và cơ thể không thăng bằng. Toàn thân tôi trở nên biến dạng. Những điều thậm chí đau đớn hơn đó là tôi được yêu cầu mỗi sáng phải đi theo các bệnh nhân tâm thần đến một “câu lạc bộ” cho cái gọi là “liệu pháp tâm thần”, nơi diễn ra ca hát và nhảy múa. Có nhiều lần khi trí óc tôi trở nên trống rỗng, và tôi cảm thấy là tôi không thể nào chịu đựng được nữa những áp lực tâm lý đó. Nó như thể là tôi không thể chịu đựng thêm một phút nào nữa. Tôi cũng sợ rằng tôi sẽ không tự chủ được, nên tôi tự bảo mình là đừng phát điên. Trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công, chính quyền Giang Trạch Dân đã sử dụng khủng bố như một phương tiện để chuyển hóa những người tốt và lương thiện thành những bệnh nhân tâm thần … trên đường rời khỏi bệnh viện, hai mắt tôi bắt đầu sưng mủ, mà thậm chí không mở ra nỗi nữa. Tai trong và tai ngoài của tôi cũng bắt đầu mưng mủ và chảy ra những chất màu vàng, trên da và trên cổ tôi cũng vậy. Nó gây ra tình trạng ngứa ngáy khó chịu và dễ co thắt tim…”

– Báo cáo của một học viên Pháp Luân Công.

Lục Hồng Phong

Nữ Đệ tử Đại Pháp Lục Hồng Phong, 37 tuổi, là phó hiệu trưởng, kiêm chủ nhiệm ban giáo vụ Trường tiểu học Nguyên Ninh Hạ Số 1, Thành phố Linh Vũ, Tỉnh Ninh Hạ, là một giáo viên ưu tú xuất sắc trong khu vực. Bị bắt đến bệnh viện tâm thần vì kiên định Pháp Luân Công, bị tra tấn bằng thuốc độc và qua đời vào ngày mùng 6, tháng 9, 2000.

“…Chúng trói Cô Lục Hồng Phong lên giường rồi tiêm thuốc và bức thực Cô từng lượng thuốc lớn gây ra tổn hại cho hệ thần kinh trung ương. Theo một người bác sỹ có tên họ là Yong, Cô Phong bị bức thực tổng cộng 24 tá thuốc có thể gây cho một người khỏe mạnh ngất xỉu trong nhiều ngày. 50 ngày trong sự tra tấn vô nhân tính đã làm Cô Phong tinh thần sụp đổ. Những liều thuốc độc và tra tấn thể xác đã đưa Cô vào một tình trạng cực kỳ nguy hiểm. Vào cuối tháng 6, Cô được mang về nhà. Và qua đời vào ngày mùng 6, tháng 9, 2000.”

Tiếp theo: Bức thực | Những thủ đoạn tra tấn khác

Bản tiếng Anh: https://old.faluninfo.net/torturemethods2/psychiatric-abuse/

Đăng ngày 21-3-2006; Hiệu chỉnh: lần 1 ngày 25-8-2006; lần 2 ngày 13-12-2006; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share