Theo một phóng viên báo Minh Huệ từ tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 12-7-2010] Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, đã tra tấn các học viên Pháp Luân Công hơn 10 năm, cố gắng tẩy não họ và buộc họ từ bỏ việc tập luyện Pháp Luân Công. Nhiều trường hợp các học viên bị tra tấn đến chết, bị tàn phế, và rối loạn thần kinh đều đã được công bố. Mức độ tàn ác tại Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia thật sự gây sốc.

Sáu tháng đầu năm 2010, có hơn 150 học viên bị giam tại Mã Tam Gia. Từ ngày 11 tháng 10 năm 2009 đến tháng 1 năm 2010, nhiều học viên đã chịu nhiều loại tra tấn tàn bạo. Hiện giờ các học viên Trương Liên Anh, Hạ Ninh, Trương Mẫn, Lưu Diễm Cầm, Lưu Sĩ Cầm, và nhiều học viên khác đang chịu đau khổ trong một nhóm kiểm soát chặt chẽ.

Các ví dụ về các cách thức tra tấn tào bạo gây thương tích cho học viên ở Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia

Giường căng: Hai tay của các học viên được cố định ở giữa hai chiếc giường (tất cả giường đều có hai tầng), đôi khi một tay ở trên, một tay ở dưới. Sau đó một hoặc hai người tách hai giường ra để cho tứ chi của nạn nhân căng ra. Mỗi lần căng ra gây nên đau đớn vô cùng. Các còng tay cắt vào thịt trên cổ tay, trở nên sưng phồng và tê cứng.

2010-7-11-minghui-persecution-masanjia1--ss.jpg
Ảnh minh họa: Giường căng

Tách hai chân: Các học viên bị ép ngồi trên sàn nhà, với hai tay của họ bị trói riêng biệt vào các thanh chắn của một chiếc giường. Sau đó một người kéo một chân về một phía, trong khi người khác kéo chân kia về phía khác để “tách hai chân.” Sau việc này, nạn nhân khó có thể đi lại trong một hay hai tháng vì các cơ bắp và dây chằng ở chân đã bị căng cơ và chấn thương. Thậm chí sau sáu tháng, một học viên từ Cẩm Châu vẫn gặp khó khăn lớn khi đi lại, dù có sự giúp đỡ và hỗ trợ từ những người khác.

2010-7-11-minghui-persecution-masanjia2--ss.jpg
Ảnh minh họa: Tách hai chân

Treo lên: Nạn nhân bị còng hai tay chung với nhau hoặc riêng biệt, và các còng tay sau đó bị treo lên các ống sưởi. Chân của nạn nhân không chạm đất, và các còng tay cắt vào thịt. Trước và sau Thế Vận Hội 2008, những người từ chối việc từ bỏ Pháp Luân Công; những ai lại bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công sau khi bị ép viết ba tuyên bố, hay những học viên vừa bị giam trong trại lao động cưỡng bức này, thì bị tra tấn thậm chí tàn bạo hơn.

2010-7-11-minghui-persecution-masanjia3--ss.jpg
Ảnh minh họa: Treo lên

Giường treo: Thông thường được thực hiện bởi nhiều công an nam. Trước tiên, hai chân và hai gót chân của nạn nhân bị trói chặt vào một giàn gỗ, sau đó hay tay bị cố định vào rào chắn bên trên của một chiếc giường sắt (thỉnh thoảng một tay cao, một tay thấp), và bụng bị ấn vào thanh chắn ở giường. Thân trên của cơ thể và đầu bị treo lơ lửng trong khi toàn thân bị uốn cong gần 90 độ. Sau một hay nhiều ngày, người đó không thể duỗi thẳng lưng, hai chân bị thương nặng, và hai cổ tay bị tê cứng. Thông thường rất khó cho nạn nhân bước đi bình thường trở lại. Ngày 14 tháng 7 năm 2008, bảy trong số 50 học viên, những người được chuyển từ Bắc Kinh đến Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, đã bị tra tấn bằng cách này. Nhiều học viên địa phương từ Liêu Ninh thậm chí còn chịu đựng nhiều hơn vì sự tra tấn tàn bạo này.

2010-7-11-minghui-persecution-masanjia4--ss.jpg
Ảnh minh họa: Giường treo

Sự tra tấn tào bạo cũng gồm có sốc điện bằng dùi cui điện, sốc điện ở phần ngực của phụ nữ, v.v… Các học viên dưới sự kiểm soát khắt khe bị đưa đi sốc điện, bị nhốt trong một xà lim biệt giam nhỏ, bị đấm đá, bị tát vào mặt, v.v… nếu họ cho thấy bất kỳ dấu hiệu của sự chống đối hay từ chối hát những bài hát được yêu cầu.

Vài học viên bị tra tấn tào bạo từ ngày 11 tháng 10 năm 2009 đến tháng 1 năm 2010

Học viên Tiếu Huy Nghiệp ở thành phố Phủ Thuận bị tra tấn dã man, bị lột trần và bị đóng băng, và bị tra tấn bằng cách tách hai chân.

Bà Lý Hồng ở Đại Liên bị kết án lao động cưỡng bức vào tháng 10 năm 2008. Bà bị đánh đập tàn bạo.

Bà Bao Khánh Anh ở huyện Hoàn Nhân, thành phố Bản Khê. Tháng 3 năm 2009 bà bị nhận vào trại. Tháng 11 bà bị đánh đập và bị đá, sau đó bị treo lên trong nhóm kiểm soát chặt chẽ

Bà Phạm Cảnh Chi bị nhốt trong một xà lim biệt giam nhỏ và chịu các loại tra tấn treo lên và giường căng vì bà từ chối niệm “30 điều.”

Vu Kiệt ở Đại Liên bị đánh đập tàn bạo.

Học viên Lý Thục Mai ở Trang Hà bị đưa đến trại vào tháng 1 năm 2010 và liên tục bị đánh và bị tra tấn bằng giường căng.

Phó Diễm ở thành phố Cẩm Châu liên tục bị đánh và bị tra tấn bằng giường căng.

Bà Lưu Hà ở thành phố Đại Liên bị kết án lao động cưỡng bức trong một năm rưỡi, nhưng được thả sớm. Tháng 5 năm 2002, bà bị kết án sáu năm tù tại Nhà tù Đại Bắc ở tỉnh Liêu Ninh. Tháng 5 năm 2008, bà lại bị bắt sau khi bà ở nhà chỉ hai tháng và bị kết án lao động cưỡng bức trong hai năm. Tháng 10 năm 2008, bà bị đưa đến trại Mã Tam Gia, nơi bà bị nhốt vào một phòng biệt giam nhỏ, và chịu nhiều loại tra tấn tàn bạo như giường treo vào giữa tháng 6 năm 2009. Hiện giờ bà đang phải lao động nặng ở nhóm 2.

Bà Thạch Quế Phân ở thành phố Đại Liên bị bắt cùng với bà Lưu Hà. Bà bị tát vào mặt vào tháng 6 năm 2009. Hiện giờ bà phải lao động nặng cùng với bà Lưu.

Các học viên vẫn ở trong nhóm kiểm soát chặt chẽ.

Bà Trương Liên Anh ở Bắc Kinh đã bị còng tay vào một chiếc giường trong một thời gian dài. Bà được thả ra khỏi giường vào tháng 4 năm 2010.

Bà Hạ Ninh, ở tỉnh Liêu Ninh, đã tuyệt thực trong thời gian dài. Bà bị còng vào một chiếc giường và bị bức thực mỗi ngày.

Bà Trương Mẫn ở thành phố Đại Liên đã hô: “Pháp Luân Đại Pháp Hảo” nhiều lần trong nhà ăn. Bà bị treo lên và nhiều lần bị đánh tàn bạo.

Bà Lưu Diễm Cầm đã bị thương nặng do bị tra tấn vào năm 2008. Bà bị giam tại Đông Cương thuộc Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia.

Tình trạng của học viên Lưu Sĩ Cầm giờ chưa rõ.

Các nữ công an liên quan đến cuộc bức hại

Trương Quân, hơn 50 tuổi, lãnh đạo của nhóm số 3 trước đây và giữ vai trò chính trong mỗi cuộc đánh đập. Số hiệu công an của bà ta là 2108050.

Trương Trác Tuệ, phó chỉ huy nhóm số 3 trước đây, hiện là chỉ đạo viên chính trị. Số hiệu công an của bà ta là 2108469.

Trương Hoàng là cựu phó đội và đội trưởng của nhóm dành cho người mới đến. Bà ta trở nên tồi tệ hơn từ khi bà ta trở thành đội trưởng. Số hiệu công an của bà ta là 2108455.

Trương Lỗi thường tham gia đánh đập các học viên Pháp Luân Công. Bà đánh họ và liên quan đếm mỗi cuộc tra tấn. Số hiệu công an của bà ta là 2108456.

Trâu Hiểu Quang tích cực liên quan đến việc đánh đập các học viên.

Hiện tại, trại lao động cưỡng bức giam hơn 100 học viên Pháp Luân Công, những người bị giam bị bắt buộc phải làm ra quần áo quân đội. Họ phải làm việc đến 9 hay 10 tiếng mỗi ngày.

Sơ đồ bố trí của Trại lao động cưỡng bức nữ Mã Tam Gia (xem bên dưới)

Khu phòng ngủ tập thể trong Trại lao động cưỡng bức nữ Mã Tam Gia trông sạch sẽ và gọn gàng. Các chăn mền mẫu nằm gọn gàng, vuông vức; giường được phủ cùng một màu sắc. Tuy nhiên, đây chỉ là trưng bày cho người ngoài và các lãnh đạo cấp trên xem. Không gian nơi các học viên Pháp Luân Công bị giam thì cực kỳ tai hại. Ban ngày, thì không được phép ngồi hay nằm trên giường. Những chăn mền mẫu thì không được sử dụng; chúng chỉ là để trưng bày mà thôi. Tất cả vật dụng của các học viên Pháp Luân Công, gồm quần áo và túi xách, thì bị dồn đống lại và gửi đến nhà kho Đông Cương. Chúng không được lấy trở ra cho đến ban đêm. Thức ăn trong trại là cơm, bánh hấp, và canh rau luộc như là súp. Các loại rau quanh năm luôn là rẻ nhất trừ một vài lễ hội thì thức ăn có thể cải thiện đôi chút. Cát và bùn có thể được thấy dưới đáy của tô canh, vì vậy không ai dám nhai. Năm hay thậm chí nhiều người hơn chia sẻ một nồi nước sôi.

2010-7-11-minghui-persecution-masanjia5--ss.jpg

Đông Cương và Tây Cương

Các tòa nhà chính có bốn tầng là nơi các học viên bị giam, và cũng là một nơi cho công an và nhân viên. Văn phòng của họ cũng ở trong tòa nhà này, là nơi họ sống, làm việc, nghỉ ngơi, và có những hoạt động.

Tầng đầu tiên của Tây Cương là một phòng khám, một hiệu thuốc, và một nhà kho. Đông Cương là khu phòng ngủ tập thể cho công an.

Tầng hai của Tây Cương là một nhóm pha trộn, gồm hơn 130 tù nhân bình thường và các học viên Pháp Luân Công, trong màu áo trắng và đỏ. Tầng hai của Đông Cương là cho hành lý. Tầng hai ở đây là cho nhóm 1.

Tầng ba là cho nhóm 2. Nó khác tầng hai và có thể chứa được khoảng 130 người hay hơn. Họ mặc quần áo xanh và trắng. Hai đội trộn lẫn vào nhau và bị giam ở đây. Họ bị buộc lao động nô lệ để làm quần áo quân đội. Lao động cưỡng bức là với cường độ cao, 9 đến 10 tiếng mỗi ngày.

Tầng bốn của Tây Cương chỉ dành cho các học viên Pháp Luân Công. Hơn 330 học viên bị giam ở đó năm 2008, gần 200 học viên năm 2009, và hơn 150 học viên trong nửa đầu năm 2010. Ở đó có 6 nhóm, gồm một nhóm giam các học viên vừa mới bắt đầu thời hạn giam giữ của họ trong trại. Có 10 đến 20 học viên trong mỗi nhóm. Nhóm 4 là nhóm quản lý nghiêm ngặt ở Đông Cương. Có 50 đến 60 học viên năm 2008. Vào cuối tháng 3 năm 2010 chỉ năm hay sáu học viên còn ở lại. Nhóm số 5 cho những người già (một số gần 76 tuổi), bị bệnh, yếu, và tàn tật, là một nhóm pha trộn đặc biệt. Họ bị giam trong một thời gian khá dài, chủ yếu là để làm lao động cưỡng bức.

Ngoài ra, còn một phòng bí mật ở tầng bốn trong tòa nhà nói chuyện riêng (nơi các tù nhân có thể gặp gia đình của họ dưới sự giám sát của công an). Trong phòng bí mật này, các nữ học viên Pháp Luân Công bị giam trong khi nam công an phụ trách.

Tình trạng hiện nay của nhóm 3 tại Đông Cương:

Nhóm 3 là nơi các học viên bị buộc lao động nô lệ. Ngày 14 tháng 7 năm 2008, gần 50 học viên từ Bắc Kinh bị chuyển giao ở đây. Sau đó nó được dùng như một nhóm giám sát nghiêm ngặt đặc biệt. Từ tháng 10 năm 2009, nó được dùng là nơi để bức hại các học viên Pháp Luân Công.


Bản dịch tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/7/12/226889.html
Bản dịch tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/23/118788.html
Đăng ngày 03-08-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share