[MINH HUỆ 01-03-2010 ] Bức thực được dùng ở các nhà tù Trung Quốc là để bức hại và tra tấn các học viên Pháp Luân Công, dù các viên chức nhà tù cho rằng việc đó được làm với những lí do nhân đạo. Những người bức hại luân phiên dùng hai phương pháp bức hại khác nhau. Việc tra tấn đã gây ra nhiều chấn thương nghiêm trọng và thường dẫn đến chết người.

1. Bức thực trực tiếp qua miệng: Cai ngục trói chặt chân và tay của một học viên vào giường và sau đó đè nặng xuống thân và đầu của học viên đó. Sau đó họ đấm mạnh vào mũi của học viên đến nỗi người đó không thở được. Rồi họ dùng một dụng cụ kim loại để cạy miệng học viên. Trong quá trình đó, miệng của nhiều học viên đã bị rách. Đôi khi răng của học viên bị gãy và miệng thì đầy máu và bị cắt vào thịt. Lúc đó, cai ngục đổ nhiều chất vào trong miệng của học viên.

2. Bức thực bằng ống đâm vào mũi: Cai ngục trói chặt chân và tay của một học viên vào giường và sau đó đè nặng xuống thân và đầu của người đó. Để thực hiện việc đó càng đau đớn càng tốt, cai ngục có ý định dùng nhiều ống to đặt vào mũi học viên, và thường các ống đều bẩn từ nhiều lần bức thực trước đó.

Ống để cho vào mũi được đặt thông qua khoang mũi, họng, thanh quản và thực quản. Chèn ống vào mũi là một kĩ thuật khó điều khiển. Việc thực hiện rất nguy hiểm vì nó dễ dẫn đến tai nạn hoặc việc dẫn ống vào khí quản có thể gây chết người vì ngạt thở hoặc gây tổn thương nghiêm trọng cho phổi.

Họ cũng liên tục dùng các ống mà không dùng dầu hoặc bột để bôi trơn ống vào. Họ đặt ống vào một lỗ mũi, kéo nó ra, và sau đó ấn lại nó vào qua một lỗ mũi khác. Họ cố tình kéo ống để gây ra chấn thương nghiêm trọng. Khoang mũi, thực quản và dạ dày của họ viên bị chấn thương, sẽ gây chảy máu nghiêm trọng, nôn mửa và ho dữ dội. Sau khi bức thực, trên chiếc giường dùng để tra tấn thường có đầy máu. Cảnh tượng quá đẫm máu để chứng kiến.

3. Nghẹt thở: Trong vài trường hợp khi mà miệng bị cạy mở ra và hai lỗ mũi bị kẹp chặt, một lượng lớn thức ăn được đổ vào miệng của học viên. Việc cai ngục kẹp chặt mũi trong một thời gian dài, có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng và là nguyên nhân của nhiều cái chết.

4. Bức thực có thể dễ dàng đổ chất lỏng vào trong thực quản, gây tổn thương cho phổi và dẫn đến việc ngạt thở.

5. Các chất được ép vào thông qua bức thực thường là thuốc độc hoặc kiềm, như là nước muối mặn, nước hạt tiêu nóng và thuốc mà gây thương tổn cho hệ thần kinh.

6. Để kéo dài việc bức thực các học viên, các học viên bị trói vào giường và có các ống được đặt vào mũi. Hai chân và tay của họ bị teo và dây thần kinh bị tổn hại. Học viên sau đó trở nên tê liệt. Suy dinh dưỡng dễ là nguyên nhân dẫn đến suy phổi và viêm phổi, điều có thể gây chết người. Đây là nguyên nhân chính gây tử vong cho các bệnh nhân bị tê liệt. Nhà tù thường tra tấn các học viên khỏe mạnh đến khi họ bị hôn mê bằng việc trói họ ở vào giường, thậm chí còn không cho họ trở mình, bức thực họ bằng các ống dẫn và thậm chí còn đặt ống thông vào người họ.

7. Thời gian bức thực kéo dài thay cho ăn có thể dễ dẫn đến một rối loạn điện tích chết người.

Danh sách sau đây chỉ là một số ít các học viên Pháp Luân Công đã bị giết hại bằng việc bức thực:

Ông Cao Hiến Dân, 41 tuổi, từng là giáo sư ở Đại học Tế Nam thuộc thành phố Quảng Châu. Tháng 1 năm 2000, ông đã qua đời khi cảnh sát ở Nhà tù khu Thiên Hà thành phố Quảng Châu dùng nước muối đặc để bức thực ông. Gia đình được thông báo về cái chết của ông vào ngày 18 tháng 1 năm 2000.

Ông Lưu Tự Quốc, là một kĩ sư ở Nhà máy phân bón thành phố Trâu Thành thuộc tỉnh Sơn Đông. Ngày 10 tháng 2 năm 2000, ông đã qua đời khi bị bức thực bằng một ống được đặt vào thực quản, gây tổn thương nghiêm trọng.

Bà Mai Ngọc Lan, 44 tuổi, là một học viên ở Bắc Kinh. Ngày 23 tháng 5 năm 2000, bà qua đời sau khi bị bức thực bằng dung dịch hỗn hợp nước muối và sữa đậu nành.

Cô Triệu Đông Mai, 28 tuổi, ở thành phố Lâm Phần, tỉnh Sơn Tây. Ngày 27 tháng 12 năm 2000, bà qua đời tại Nhà tù thành phố Lâm Phần khi bị bức thực bằng việc đổ các chất vào trong khí quản.

Bà Tôn Quế Lan, 46 tuổi, ở thành phố Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây. Ngày 9 tháng 10 năm 2001, bà qua đời tại Bệnh viện quân đội số 60 thành phố Bảo Kê khi bị bức thực bằng một ống được đặt vào khí quản.

Cô Lưu Hiểu Linh, 37 tuổi, ở thành phố Triệu Đông, tỉnh Hắc Long Giang. Cô qua đời vì bị bức thực tại Nhà tù thành phố Triệu Đông.

Anh Ngô Bảo Vượng, 36 tuổi ở thành phố Song Thành, tỉnh Hắc Long Giang. Ngày 17 tháng 5 năm 2002, anh bị bất tỉnh sau khi bị bức thực bằng nước muối bởi nhân viên Nhà tù Song Thành. Anh đã qua đời vào ngày hôm sau.

Bà Lưu Quế Anh, 43 tuổi, sống tại thành phố Mật Sơn, tỉnh Hắc Long Giang. Ngày 24 tháng 10 năm 2002, bà đã qua đời vì bị bức thực tại Nhà tù thành phố Mật Sơn.

Anh Lý Tuệ Văn, 32 tuổi, là bác sĩ y khoa ở Cục khoáng sản Dương Tuyền, tỉnh Sơn Tây. Ngày 26 tháng 2 năm 2000, anh đã qua đời vì bị bức thực tại Trại lao động cưỡng bức Tân Điếm ở thành phố Thái Nguyên.

Ông Đàm Thành Cường, 43 tuổi, sống ở thành phố Song Thành, tỉnh Hắc Long Giang. Ngày 19 tháng 7 năm 2003, ông bị bức thực bởi nhân viên Nhà tù số hai thành phố Song Thành và qua đời vì phổi bị thương tổn.

Bà Lý Vĩ Hồng ở Thượng Hải. Cuối năm 2000, bà bị bức thực bằng nước hạt tiêu nóng bởi cảnh sát ở thành phố Ôn Châu, tỉnh Triết Giang. Bà nằm quằn quại trên sàn vì quá đau đớn. Thực quản, gan, ruột và dạ dày của bà đều bị thương tổn nghiêm trọng. Bà bị kết án một năm tù, nhưng được thả vì lí do chữa bệnh. Bà bị đưa đến Bệnh viện khu Tĩnh An Thượng Hải. Bác sĩ đã phát hiện nội tạng của bà bị thương tổn nghiêm trọng. Ngày 19 tháng 4 năm 2003, bà Lý qua đời.

Ông Trần Nãi Pháp, là một học viên Pháp Luân Công gần 40 tuổi, ở thành phố Ôn Châu, tỉnh Triết Giang. Ông bị giam tại Nhà tù số bốn Triết Giang. Cảnh sát nhà tù đã cắt mở thanh quản để bức thực ông. Ông qua đời vào ngày 11 tháng 4 năm 2004.

Anh Tôn Tiểu Quân, 32 tuổi, ở thành phố Phú Dương, tỉnh Triết Giang. Anh đã trong cơn nguy kịch vì bị tra tấn bằng bức thực tại Nhà tù Triết Giang. Ngày 30 tháng 6 năm 2009, sau khi về nhà, anh không thể ăn được gì. Anh bị nôn ngay sau khi uống nước. Anh không kiểm soát được, và anh còn bị co giật liên tục. Anh qua đời lúc 11 giờ tối ngày 15 tháng 7 năm 2009.

Theo những thông tin được xác nhận, có ít nhất 358 học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã bị giết hại bằng bức thực. Con số thực tế được tin là còn cao hơn nhiều.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/3/1/219041.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/3/18/115427.html
Đăng ngày 3-4-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share